ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Một phần của tài liệu Phối hợp phương tiện dạy học hiện đại và thí nghiệm trong dạy học vật lí 11 (Trang 85 - 89)

- Để chuẩn bị cho quá trình T/N sư phạm, chúng tôi đã đến trường T/N để

1 – Tại trường THPT Lạng Giang số

3.8. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Qua quá trình T/N sư phạm, thu thập, phân tích và xử lí số liệu, tính toán thống kê từ các bài KT của HS, có thể nhận định như sau:

* Ở nhóm T/N: Tất cả các HS đều hoạt động tích cực, mạnh dạn phát biểu ý kiến riêng và thảo luận tạo ra không khí lớp học sôi nổi. Những HS yếu đã có sự

tiến bộ về năng lực giải quyết vấn đề trong quá trình học tập. Các HS đều đã có khả năng làm việc độc lập, vận dụng kiến thức tương đối tốt.

* Ở nhóm ĐC: Hoạt động của các em chủ yếu là nghe, ghi chép, ghi nhớ, HS ít có cơ hội tham gia thảo luận, đưa ra ý kiến riêng khi xây dựng kiến thức bài học. Nếu có cũng chỉ là của những HS khá. Do vậy khả năng tư duy của HS bị hạn chế, không linh hoạt và gặp khó khăn trong quá trình vận dụng kiến thức.

* Từ việc phân tích kết quả định lượng cho thấy: Chất lượng nắm vững kiến thức của nhóm T/N cao hơn nhóm ĐC thể hiện ở chỗ:

- Điểm trung bình của nhóm T/N tăng dần (5,88; 6,15; 6,46) và luôn cao hơn lớp ĐC (5,18; 5,29; 5,44).

- Điểm khá giỏi của nhóm T/N luôn cao hơn nhóm ĐC.

- Các tham số đặc trưng: Phương sai, độ lệch chuẩn, hệ số biến thiên ở nhóm T/N luôn nhỏ hơn nhóm ĐC, điều này chứng tỏ độ phân tán kiến thức quanh điểm trung bình cộng của nhóm T/N ít hơn nhóm ĐC.

- Các đồ thị biểu diễn tần suất của nhóm T/N ở bên phải và bên dưới của nhóm ĐC, chứng tỏ HS ở lớp T/N nắm và vận dụng kiến thức tốt hơn lớp ĐC.

- Hệ số Studen t > t1 thì sự khác nhau điểm trung bình giữa nhóm T/N và ĐC là có ý nghĩa. Như vậy một cách định lượng ta có thể khẳng định chắc chắn rằng: Kết quả học tập ở lớp T/N cao hơn lớp ĐC là do việc tổ chức dạy học theo hướng phối hợp TN và PTDH đem lại chứ không phải là do ngẫu nhiên hay một lí do nào đó đem lại.

* Qua quá trình T/N sư phạm chúng tôi thấy: Việc tổ chức DH theo hướng phối hợp TN và PTDH ở các trường THPT của chúng tôi gặp phải một số khó khăn như sau:

- Các trường T/N sư phạm dụng cụ TN và PTDH phục vụ cho bài giảng đã được trang bị, tuy nhiên chất lượng của các dụng cụ thí nghiệm còn hạn chế, nhiều dụng cụ đã sai, hỏng nên kết quả thí nghiệm thu được chưa thật chính xác. Điều này dẫn đến hiệu quả của việc sử dụng thí nghiệm chưa cao.

- Phòng học bộ môn ở các trường T/N đều không có. Vào mỗi giờ dạy GV phải mất nhiều thời gian để vận chuyển lắp đặt thí nghiệm, thiết bị DH. Điều này

gây nhiều khó khăn cho GV trong quá trình giảng dạy. Vì thế nhiều khi GV không thực hiện được hết ý định của mình.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Kết quả T/NSP cho thấy:

- Việc tổ chức DH theo hướng phối hợp TN và PTDH một số kiến thức của chương “Từ trường” nói riêng và DH Vật lí THPT nói chung là hoàn toàn phù hợp, mang lại hiệu quả cao, có tác dụng tạo ra niềm tin, kích thích hứng thú của HS trong học tập.

- Việc tổ chức DH theo hướng phân hóa ở ba bài ở chương “Từ trường” (Vật lí - 11 Cơ bản) góp phần nâng cao chất lượng nắm vững kiến thức của HS, giúp HS có một cách học mới, tư duy mới trong việc tiếp cận kiến thức. Đồng thời rèn cho HS kĩ năng quan sát, trình bày, thực nghiệm, năng lực làm việc độc lập, phát huy được tính tích cực chủ động trong học tập, từ đó HS tự tin vào bản thân, tự tin khi phát biểu ý kiến, kết quả học tập được nâng lên hơn so với trước khi T/N.

- Tiến trình DH theo hướng phối hợp TN và PTDH hoàn toàn phù hợp với tình hình các trường THPT hiện nay phù hợp với công cuộc đổi mới phương pháp dạy và học của ngành giáo dục. Việc tổ chức dạy học theo phương án phối hợp TN và PTDH nếu phù hợp sẽ giúp HS phát huy được tính tích cực, chủ động trong quá trình chiếm lĩnh tri thức, niềm yêu thích học bộ môn Vật lí, tăng cường tính sáng tạo trong học tập, tăng cường khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống.

Một phần của tài liệu Phối hợp phương tiện dạy học hiện đại và thí nghiệm trong dạy học vật lí 11 (Trang 85 - 89)