Định hướng chung của việc xây dựng tiến trình DH một số bài cụ thể theo hướng nghiên cứu của đề tà

Một phần của tài liệu Phối hợp phương tiện dạy học hiện đại và thí nghiệm trong dạy học vật lí 11 (Trang 39 - 42)

theo hướng nghiên cứu của đề tài

Việc phối hợp các TN và PTDH sao cho phù hợp với mỗi bài học góp phần làm nên sự thành công của giờ dạy, đảm bảo cho hoạt động của GV và HS thể hiện được mục đích rõ ràng, tạo điều kiện thuận lợi cho HS học tập nhờ đó sẽ nâng cao

được chất lượng học tập.

Việc vận dụng những quan điểm lí luận đã trình bày ở chương I, trên cơ sở nội dung kiến thức, kĩ năng, thái độ cần hình thành ở HS và những quan niệm, hiểu biết sẵn của HS, chúng tôi tiến hành thiết kể tiến trình dạy một số bài theo hướng nghiên cứu của đề tài.

* Bước 1: Xác định rõ mục tiêu của bài học

- Phải chỉ rõ kết quả đạt được sau mỗi bài học là gì.

- Những kiến thức, kĩ năng, thái độ nào cần được hình thành ở HS.

* Bước 2: Chuẩn bị

+ Phối hợp các TN và PTDH vào bài này như thế nào, vận dụng vào từng đơn vị kiến thức của bài ra sao.

+ Sử dụng những hiểu biết, quan niệm sẵn có của HS vào các hoạt động nhận thức thế nào, cần phát triển những quan niệm nào của HS.

- Thiết kế phương án DH

+ Dựa vào những kiến thức vốn có của HS và nội dung kiến thức của bài và lường trước được những khó khăn, quan niệm sai của HS, GV cần xác định rõ những kiến thức nào cần thông báo, những kiến thức nào sẽ tổ chức cho HS tự xây dựng dựa vào hỗ trợ của GV hay những hình thức khác.

+ Phối hợp các TN và PTDH phù hợp với từng nội dung, đây là một vấn đề rất phức tạp và khó khăn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: kinh nghiệm, khả năng, của GV, điều kiện về các phương tiện cụ thể được trang bị, thời lượng cho phép của một giờ học. Ngoài việc căn cứ vào: Mục đích, nhiệm vụ DH; Đặc điểm của HS; Năng lực của GV; Điều kiện không gian, thời gian của GV, HS; Tính chất đặc điểm của PTDH. Để nâng cao khả năng tiếp nhận, nâng cao chất lượng nắm vững kiến thức của HS, GV luôn luôn phải tự đặt ra câu hỏi: Làm thể nào để phối hợp các TN và PTDH vào từng bài dạy cụ thể một cách có hiệu quả nhất, phù hợp với điều kiện thực tế nhất.

+ Vận dụng các PTDH hiện đại vào từng đơn vị kiến thức nào trong mỗi bài học, phải đảm bảo nội dung kiến thức, kĩ năng, thời gian cần truyền đạt.

+ Việc trả lời được các câu hỏi trên đây phải căn cứ vào khả năng đáp ứng của các TN và PTDH đối với từng nội dung kiến thức cụ thể và khả năng sử dụng của GV với các ứng dụng, các PTDH đã được trang bị…

+ Các TN trong giờ học là những TN biểu diễn của GV hay TN do HS thực hiện, được tiến hành vào lúc nào, thời điểm nào. Các TN đó có tăng cường được tính tích cực nhận thức của HS không, GV cần định hướng thế nào để HS nắm được bản chất hiện tượng Vật lí.

+ Câu trả lời của các câu hỏi trên sẽ giúp GV xác định đúng cách thức tiến

mà có nhiều đơn vị kiến thức, sự lựa chọn và phối hợp TN và PTDH cần căn cứ vào đặc điểm của từng đơn vị kiến thức cụ thể. Do đó để giải quyết một bài học cần lựa chọn phối hợp các TN và PTDH là điều cần thiết đối với mỗi GV đang giảng

dạy. Việc phối hợp TN và các PTDH thể hiện năng lực sư phạm của mỗi GV, phối

hợp sử dụng phải phù hợp với từng nội dung kiến thức của bài học, phù hợp với khả năng bản thân GV và năng lực nhận thức của HS.

- Chuẩn bị thiết bị DH

Cần chuẩn bị những thiết bị DH nào. Nơi DH có đầy đủ dụng cụ TN không, nơi TN có đáp ứng được không. Có những dụng cụ TN nào mà GV phải tự tạo. GV chuẩn bị gì, HS phải làm những gì? Cần những PTDH nào hỗ trợ cho bài dạy? PTDH hỗ trợ, TN, hình vẽ, phần mềm mô phỏng...nào cần sử dụng và sử dụng vào lúc nào?...

* Bước 3: Tiến trình DH

- Tổ chức các hoạt động học tập trong giờ học Vật lí

Tiến trình DH mỗi bài được hoàn thành thông qua tổ chức các hoạt động học tập của HS, kết quả của mỗi hoạt động là giải quyết được một vấn đề nhận thức đặt ra cho HS.

- Phối hợp sử dụng TN và PTDH hướng dẫn HS giải quyết các nhiệm vụ học tập đặt ra

+ Đối với mỗi đơn vị kiến thức cần giải quyết GV cần xác định rõ PP tiến

hành và cách thức phối hợp sử dụng TN và PTDH cụ thể để dẫn dắt HS giải quyết

tốt nhất các nhiệm vụ học tập.

+ Việc phối hợp TN và PTDH trong giảng dạy Vật lí sao cho phù hợp với từng nội dung kiến thức, mục tiêu đề ra với các nội dung đó.

* Bước 4: Đánh giá kết quả học tập

Đánh giá mức độ chủ động, tích cực, trong hoạt động nhận thức thông qua quan sát biểu hiện của HS: Mức độ hoàn thành các nhiệm vụ học tập, số lần tham gia ý kiến và chất lượng của nó, thái độ của HS.

KT, đánh giá mức độ nắm vững kiến thức bằng các câu hỏi, các bài tập với nội dung kiến thức có liên quan.

Một phần của tài liệu Phối hợp phương tiện dạy học hiện đại và thí nghiệm trong dạy học vật lí 11 (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w