Nguyên tắc phối hợp TN và PTDH: Phối hợp các TN và PTDH cần đảm

Một phần của tài liệu Phối hợp phương tiện dạy học hiện đại và thí nghiệm trong dạy học vật lí 11 (Trang 32 - 33)

bảo các tiêu chí về chất lượng kiến thức của HS.

Nguyên tắc 1: Đảm bảo tính chính xác của kiến thức:

Các TN và phương tiện hỗ trợ trong giảng dạy phải được chọn lựa một cách hợp lí sao kết quả thu được vừa đủ cho GV xây dựng kiến thức bài học bằng các suy luận logic hợp lí với trình độ nhận thức của HS.

Nguyên tắc 2: Đảm bảo tính hệ thống của kiến thức

Việc xây dựng các kiến thức cho HS cần được tổng kết lại sau mỗi phần học để HS không chỉ nhìn nhận và tiếp thu được những kiến thức đơn lẻ mà còn có thể nhìn nhận những kiến thức ấy trong một thể thống nhất có liên quan và rang buộc với các kiến thức khác.

Nguyên tắc 3: Đảm bảo tính khái quát của kiến thức

Việc xây dựng kiến thức cho HS không chỉ dừng lại ở một sự kiện, một mối quan hệ đơn lẻ mà cần được GV khái quát hoá thành các kiến thức tổng quát tạo cho HS khả năng khảo sát các quá trình, các đối tượng và hiện tượng Vật lí cùng loại hoặc tương tự, nó biểu hiện năng lực tư duy khái quát của HS.

Nguyên tắc 4: Đảm bảo tính bền vững của kiến thức

Với mỗi kiến thức được xây dựng, GV cần có kế hoạch cụ thể giúp HS không chỉ biết về kiến thức đó mà còn có khả năng thông hiểu, vận dụng… kiến thức đó. Cũng chỉ khi các kiến thức được học được vận dụng thì nó mới có khả năng được người học sử dụng trong cuộc sống sau này.

Nguyên tắc 5: Đảm bảo tính áp dụng được của kiến thức và khả năng vận dụng chúng

Việc xây dựng các kiến thức cần gắn liền với các hiện tượng, sự vật có trong thực tế. Từ những kiến thức xây dựng trên cơ sở thực tế, HS mới dễ dàng trong việc vận dụng những gì được học trong cuộc sống của mình.

Một phần của tài liệu Phối hợp phương tiện dạy học hiện đại và thí nghiệm trong dạy học vật lí 11 (Trang 32 - 33)