Phân tích hệ thống thông tin kế toán vật tư

Một phần của tài liệu 242 xây DỰNG PHẦN mềm kế TOÁN vật tư tại CÔNG TY cổ PHẦN PRODOOR (Trang 94)

3.1.1. Mục tiêu của hệ thống thông tin kế toán vật tư

Đối với bất kì doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nào quản lí vật tư có hiệu quả là một nhân tố quan trọng đối với kết quả hoạt động của công ty. Trên cơ sở hệ thống kê toán vật tư hiện tại, cần xây dựng hệ thống mới khắc phục được những hạn chế của hệ thống cũ, và có nhiều sự trợ giúp hơn đối với công việc quản lí của các nhân viên. Yêu cầu đặt ra của hệ thống là khả năng truy cập dữ liệu nhanh chóng, thao tác vào ra dữ liệu đơn giản, chính xác, dễ thực hiện, có khả năng phát hiện lỗi tốt, giao diện trình bày đẹp, dễ hiểu, dễ sử dụng.

Như vậy, việc phân tích, thiết kế và triển khai HTTT kế toán vật tư tốt sẽ góp phần mang lại hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

3.1.2. Xác định yêu cầu mô tả bài toán3.1.2.1. Mô tả bài toán 3.1.2.1. Mô tả bài toán

Đầu kỳ, kế toán trưởng thực hiện nhập bảng số dư đầu kỳ, cập nhật

danh mục vật tư, danh mục nhà cung cấp, danh mục công trình, danh mục kho, danh mục tài khoản.

Theo kế hoạch xây dựng, và tình hình vật tư tồn kho, thông qua kế toán

trưởng, phòng vật tư thiết bị sẽ lập kế hoạch mua vật tư phục vụ hoạt động

xây dựng trong tháng. Phòng vật tư thiết bị tiến hành liên hệ, mua vật tư với

nhà cung cấp qua hợp đồng mua vật tư. Khi nhà cung cấp giao vật tư, ban

kiểm tra sẽ tiến hành kiểm tra, lập biên bản kiểm nghiệm vật tư và nếu vật tư

không đủ chất lượng thì trả lại cho nhà cung cấp, không cho nhập kho. Dựa trên biên bản này, hợp đồnghóa đơn GTGT, bộ phận kế toán vật tư tiến hành lập phiếu nhập kho thành 3 liên (một liên lưu hồ sơ gốc, một liên

chuyển cho thủ kho, một liên gửi nhà cung cấp). Căn cứ vào phiếu nhập kho, thủ kho tiến hành nhập kho. Kế toán vật tư gửi hóa đơn GTGT cho kế toán

vốn bằng tiền để thanh toán cho nhà cung cấp.

Khi các Đội công trình có nhu cầu xuất vật tư, quản lý Đội công trình

viết phiếu yêu cầu xuất kho vật tư Báo cáo sử dụng vật tư gửi cho kế

toán trưởng kí duyệt. Kế toán vật tư viết phiếu xuất kho chia làm 3 liên ( 1

liên kế toán vật tư giữ để ghi sổ, 1 liên thủ kho giữ để ghi thẻ kho, 1 liên

quản lý Đội công trình giữ để theo dõi ở bộ phận sử dụng).

Việc tính giá xuất của vật tư được tính theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ.

Cuối kỳ, Kế toán vật tư xuống kho cùng Ban kiểm kê thủ kho tiến hành kiểm kê vật tư thực tế, dựa vào kết quả kiểm kê thực tế biên bản kiểm vật tư tồn kho. Nếu có sự thiếu hụt hoặc thừa vật tư thì Ban kiểm kê lập

Báo cáo chênh lệch kiểm kê gửi cho kế toán trưởng để đưa ra quyết định xử

lý chênh lệch kiểm kê vật tư. Sau đó, kế toán vật tư sẽ lập phiếu nhập kho,

phiếu xuất kho điều chỉnh.

Từ tất cả các chứng từ, bộ phận kế toán vật tư sẽ tiến hành mở sổ cái TK152,153 ghi sổ chi tiết vật tưsổ chi tiết tài khoản để theo dõi được lượng nhập xuất tồn kho các loại vật tư để điều chỉnh mua vào, xuất dùng hợp lý.

Kế toán vật tư tổng hợp lập báo cáo Nhập – Xuất – Tồn (N-X-T), báo

cáo Tồn kho vật tư gửi cho kế toán trưởng.

3.1.2.2. Phân tích yêu cầu

Xuất phát từ yêu cầu của công tác kế toán vật tư, cần phải xây dựng một hệ thống để giúp quản lý vật tư có hiệu quả hơn hay có nghĩa là công việc quản lý vật tư hiện nay được thực hiện trên máy thay cho công việc thủ công trước đây. Để thực hiện được điều đó, hệ thống phải đảm bảo các yêu cầu sau:

 Các yêu cầu đầu vào: Phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh thông qua nhập các chứng từ đầu vào (phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT, …)

 Từ đầu vào là các chứng từ trên thì đầu ra: Đưa ra được các sổ và báo cáo cần thiết (Thẻ kho, sổ chi tiết vật tư, bảng kê nhập - xuất vật tư, báo cáo Nhập - Xuất - Tồn vật tư, báo cáo tổng nhập, báo cáo tổng xuất,… )

3.1.3. Sơ đồ ngữ cảnh

Sơ đồ ngữ cảnh là biểu đồ thể hiện tất cả các thực thể ngoài và các dòng dữ liệu vào, ra hệ thống.

Hình 3.1 Sơ đồ ngữ cảnh

3.1.4. Biểu đồ phân cấp chức năng

Hình 3.2 Biểu đồ phân cấp chức năng

Mô tả chi tiết chức năng lá

(1.1) Nhập số dư đầu kỳ: kế toán vật tư nhập số dư đầu kỳ

(1.2) Cập nhật danh mục vật tư: kế toán vật tư cập nhật danh mục vật

(1.3) Cập nhật danh mục công trình: kế toán vật tư cập nhật danh

mục công trình

(1.4) Cập nhật danh mục kho: kế toán vật tư cập nhật danh mục kho (1.5) Cập nhật danh mục nhà cung cấp: kế toán vật tư cập nhật danh

mục nhà cung cấp

HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN VẬT TƯ

1.Nhập thông tin tiền xử lý 1.1.Nhập số dư đầu kỳ 1.2.Cập nhật danh mục vật tư 1.3.Cập nhật danh mục công trình 1.4.Cập nhật danh mục kho 1.5.Cập nhật danh mục nhà cung cấp 1.6.Cập nhật danh mục tài khoản 2.Hạch toán Nhập kho 2.1.Nhận hợp đồng mua vật tư 2.2.Nhận hóa đơn GTGT 2.3.Nhận biên bản kiểm nghiệm vật tư 2.4.Lập phiếu nhập kho 2.5.Ghi thẻ kho 3.Hạch toán Xuấtkho 3.1.Nhận phiếu yêu cầu xuất kho(đã duyệt) 3.2.Kiểm tra vật tư tồn kho 3.3. Lập phiếu xuất kho 3.4.Ghi thẻ kho 4.Tính giá 4.1.Tính giá vật tư cuối kỳ 4.2.Kế toán hoàn thiện phiếu xuất

kho 5.Xử lý kiểm kê 5.1.Nhận biên bản kiểm kê 5.2.Lập báo cáo kiểm kê 5.3.Điều chỉnh chênh lệch kiểm kê 5.4.Nhận quyết định xử lý chênh lệch kiểm kê 5.5.Xử lý chênh lệch kiểm kê 6.Lập sổ kế toán 6.1.Lập sổ cái TK 152,153 6.2.Lập sổ chi tiết vật tư 6.3.Lập sổ chi tiết tài khoản

7.Lập báo cáo kế toán

7.1.Báo cáo Nhập-Xuất-Tồn

7.2.Báo cáo kiểm kê vật tư

7.3.Báo cáo Tồn kho

(1.6) Cập nhật danh mục tài khoản: kế toán vật tư cập nhật danh mục

tài khoản

(2.1) Nhận hợp đồng mua vật tư: kế toán vật tư sẽ nhận hợp đồng

mua hàng từ bộ phận quản lý sản xuất của công ty.

(2.2) Nhận hóa đơn GTGT: kế toán vật tư nhận hóa đơn GTGT từ nhà

cung cấp để làm căn cứ thanh toán sau này.

(2.3) Nhận biên bản kiểm nghiệm vật tư: kế toán vật tư sẽ nhận biên

bản kiểm nghiệm vật tư (về số lượng, quy cách, mẫu mã, chất lượng..) từ ban kiểm nghiệm vật tư để quyết định xem vật tư có được phép nhập kho hay không.

(2.4) Lập phiếu nhập kho: Viết phiếu nhập kho theo số lượng thực

nhận, giá trị vật liệu nhập kho ghi trên hoá đơn (ghi giá đích danh).

(2.5) Ghi thẻ kho: Dựa trên số lượng thực tế nhập kho (trên phiếu

nhập).

(3.1) Nhận phiếu yêu cầu xuất vật tư: Nhận từ quản lý phân xưởng. (3.2) Kiểm tra tồn kho: Trước khi muốn xuất vật tư, kế toán vật tư phải

liên hệ với thủ kho để biết được số lượng tồn kho thực tế của loại vật tư cần xuất, từ đó viết phiếu xuất kho.

(3.3) Lập phiếu xuất kho: Kế toán vật tư sẽ viết phiếu xuất kho dựa trên cơ sở số lượng vật tư tồn kho thực tế và số lượng vật tư được yêu cầu (là số nhỏ nhất trong hai đại lượng trên), ghi trên cột yêu cầu xuất. Thủ kho sẽ là người điền vào số lượng thực xuất.

(3.4) Ghi thẻ kho: Thủ kho sẽ ghi vào thẻ kho dựa trên số lượng thực xuất.

(4.1) Tính giá vật tư cuối kỳ: Kế toán vật tư sẽ tính giá vật tư dựa trên

số lượng vật tư tồn kho

(4.2) Kế toán hoàn thiện phiếu xuất kho: dựa trên bảng tính giá vốn

kế toán vật tư hoàn thiện phiếu xuất kho.

(5.1) Nhận biên bản kiểm kê: kế toán vật tư nhận biên bản kiểm kê từ

(5.2) Lập báo cáo kiểm kê: kế toán vật tư lập báo cáo kiểm kê gửi cho kế

toán trưởng dựa trên biên bản kiêm kê.

(5.3) Điều chỉnh chênh lệch kiểm kê: kế toán phải điều chỉnh tăng(giảm) số

liệu vật tư trên sổ sách để bằng với số liệu thực tế khi kiểm kê.

(5.4) Nhận quyết định xử lý chênh lệch kiểm kê: toán vật tư nhận quyết

định xử lý kiểm kê từ kế toán trưởng.

(5.5) Xử lý chênh lệch kiểm kê: kế toán vật tư xử lý chênh lệch kiểm kê

dựa trên Quyết định xử lý kiểm kê nhận từ kế toán trưởng.

(6.1) Lập sổ cái TK 152,153: dựa trên phiếu nhập và phiếu xuất kho lập sổ

cái TK 152,153

(6.2) Lập sổ chi tiết vật tư: dựa trên phiếu nhập và phiếu xuất kho lập sổ chi

tiết vật tư

(6.3) Lập sổ chi tiết tài khoản: dựa trên phiếu nhập và phiếu xuất kho lập

sổ chi tiết tài khoản

(7.1) Báo cáo N-X-T: dựa trên phiếu nhập và phiếu xuất kho lập nên báo cáo

nhập-xuất-tồn

(7.2) Báo cáo chênh lệch kiểm kê: Dựa vào biên bản kiểm kê thực tế để lập

báo cáo theo chỉ tiêu số lượng và giá trị.

(7.3) Báo cáo tồn kho: Dựa trên cơ sở các phiếu nhập kho, xuất kho, bảng

tồn đầu kỳ để lập báo cáo về tình hình sử dụng vật tư cho công trình dự án.

3.1.5. Ma trận thực thể chức năng

Danh sách các hồ sơ, dữ liệu sử dụng

d1.bảng kê số dư đầu kỳ d2.danh mục vật tư d3.danh mục công trình d4.danh mục kho

d5.danh mục nhà cung cấp d6.danh mục tài khoản d7.hợp đồng mua vật tư d8.hóa đơn GTGT

d9.biên bản kiểm nghiệm vật tư d10. thẻ kho

d11.phiếu nhập kho

d12.phiếu yêu cầu xuất vật tư d13.báo cáo sử dụng vật tư d14.bảng kê tồn kho

d15. phiếu xuất kho d16.bảng tính giá vốn d17.biên bản kiểm kê

d18.quyết định xử lý chênh lệch kiểm kê d18.phiếu kế toán

d20.sổ cái TK152,153 d21.sổ chi tiết vật tư d22.sổ chi tiết tài khoản

d23.báo cáo chênh lệch kiểm kê d24.báo cáo nhập xuất tồn d25.báo cáo tồn kho

3.1.6. Phân tích mô hình khái niệm-logic

a) Biểu đồ luồng dữ liệu mức 1

b) Các biểu đồ luồng dữ liệu vật lý mức 1

Biểu đồ của tiến trình “1.0 Nhập thông tin tiền xử lý”

Hình 3.5 Biểu đồ tiến trình mức “1.0 Nhập thông tin tiền xử lý”  Biểu đồ của tiến trình “2.0 Hạch toán nhập kho”

Biểu đồ của tiến trình “3.0 Hạch toán xuất kho”

Hình 3.7 Biểu đồ tiến trình “3.0 Hạch toán xuất kho”

Biểu đồ của tiến trình “4.0 tính giá”

Biểu đồ của tiến trình “5.0 Xử lý kiểm kê”

Biểu đồ của tiến trình “6.0 Lập sổ kế toán”

Biểu đồ của tiến trình “7.0 Lập báo cáo kế toán”

3.1.7. Mô hình khái niệm dữ liệu E-R

Lập bảng từ điển dữ liệu

Danh sách các hồ sơ Tên viết tắt tính tênThuộc gọi Thuộc tính trùng lặp Thuộc tình của các mối liên kết Thuộc tính mô tả a. Danh Mục Tài Khoản

Mã Tài Khoản MaTK  

Tên tài Khoản TenTK 

Cấp tài khoản CapTK 

Loại tài khoản LoaiTK 

b. Tồn đầu kỳ Mã vật tư MaVT   Mã kho MaKho  Số tiền SoTien  Số lượng SL  c. Phiếu Nhập Số phiếu nhập SoPhieu   Ngày nhập NgayPhieu 

Tài khoản nợ TKNo 

Tài khoản có TKCo 

Lý do nhập LyDo 

Tên kho TenKho 

Tên vật tư TenVT 

Mã vật tư MaVT  Đơn vị tính DVT  Số lượng nhập SL  Đơn giá nhập DG  Thành tiền nhập ThanhTien  Tổng số tiền nhập TongTien  Số chứng từ kèm theo SCTKT 

d.Phiếu Xuất

Số phiếu xuất SoPhieu  

Ngày xuất NgayPhieu 

Tài khoản nợ TKNo 

Tài khoản có TKCo 

Lý do xuất LyDo 

Tên kho TenKho 

Địa điểm kho DiaDiem  

Tên vât tư TenVT 

Mã vật tư MaVT 

Đơn vị tính DVT 

Số lượng xuất SL 

Đơn giá xuất DG 

Thành tiền xuất ThanhTien 

Tổng tiền xuất TongTien 

Số chứng từ kèm theo SOCTKT  

e. BB Kiểm Kê

Số BB SoBB 

Ngày kiểm kê NgayBB 

Tên kho TenKho 

Trưởng ban kiểm kê TruongBan 

Ủy viên 1 UyVien1 

Ủy viên 2 UyVien2 

Tên vật tư TenVT 

Mã vật tư MaVT 

Số lượng sổ sách SLSoSach 

Số lượng thực tế SLThucTe 

Số lượng thừa SLThua 

Số lượng thiếu SLThieu 

Số lượng phẩm chất

tốt SLPCT 

Số lượng phẩm chất

Số lượng mất phẩm

chất SLMPC 

Bảng 3.1 Bảng từ điển dữ liệu

Xác định các thực thể và các thuộc tính

Xác định mối quan hệ và các thuộc tính

Câu hỏi cho động từ Câu trả lời

Thực thể Thuộc tính 1. NHẬP Nhập cái gì Vật tư Nhập ở đâu Kho Nhập từ ai Nhà cung cấp Ai nhận Thủ kho

Khi nào Ngày phiếu

Nhập bằng cái gì Số phiếu

Tại sao nhập Lý do

Nhập theo cái gì Chứng từ liên quan

Nhập bao nhiêu Số lượng

Cách tính Đơn giá

Trị giá tính Thành tiền

2. XUẤT

Xuất cái gì Vật tư

Xuất ở đâu Kho

Xuất cho ai Đội công trình

Ai xuất Thủ kho

Khi nào Ngày phiếu

Xuất bằng cách nào Số phiếu

Tại sao xuất Lý do

Xuất theo cái gì Chứng từ liên quan

Xuất bao nhiêu Số lượng

Cách tính Đơn giá

3.KIỂM KÊ

Kiểm kê cái gì? Vật tư

Ai kiểm kê? Ban kiểm kê

Kiểm kê ở đâu Kho

THỰC THỂ THUỘC TÍNH

KHO MaKho, TenKho, DiaDiem, TenThuKho

VẬT TƯ MaVT, TenVT, DVT, MaTK

CÔNG TRÌNH MaCT, TenCT, MoTa

NHÀ CUNG CẤP MaNCC, TenNCC, DiaChi

Kiểm kê bằng cách nào?

Số BB

Kiểm kê khi nào? Ngày BB

Kiểm kê bao nhiêu? Số lượng kiểm kê

Kết quả kiểm kê ? Số lượng thừa

Số lượng thiếu

Mô hình khái niệm dữ liệu: Mô hình E - R

Hình 3.12 Mô hình E - R

3.1.8. Thiết kế mô hình logic

 Biểu diễn thực thể :

TÀI KHOẢN => TÀI KHOẢN (MaTK, TenTK, CapTK, LoaiTK) KHO => KHO (MaKho, TenKho, DiaChi, TenThuKho)

NHÀ CÙNG CẤP => NHÀ CÙNG CẤP (MaNCC, TenNCC, DiaChi ) CÔNG TRÌNH => CÔNG TRÌNH (MaCT, TenCT, MoTa)

VẬT TƯ => VẬT TƯ (MaVT, TenVT, DVT )

Biểu diễn các mối quan hệ:

<TỒN> TONDAUKY (MaVT, MaKho, SL, SoTien)

<NHẬP> PHIEUNHAP (SoPhieu, NgayPhieu, MaVT, MaKho, TKNo,

TKCo, LyDo, CTLQ, TongTien, DG, SL, ThanhTien, MaNCC)

<XUẤT> PHIEUXUAT (SoPhieu, NgayPhieu, MaKho, MaVTTKNo,

TKCo, LyDo, CLTQ, TongTien, DG, SL, ThanhTien)

<KIỂM KÊ> BB KIỂM KÊ (SoBB, NgayBB, MaKho, TruongBan, UyVien1, UyVien2, MaVT, SLSoSach, SLThucTe, SLThua, SLThieu, SLPCT, SLPCK, SLMPC )

b) Chuẩn hóa mô hình quan hệ

Chuẩn hóa là quá trình chuyển một quan hệ có cấu trúc phức hợp thành các quan hệ có cấu trúc dữ liệu đơn giản hơn và vững chắc hơn.

Hiện nay có nhiều chuẩn như: Chuẩn Boyce codd, Chuẩn 4, Chuẩn 5 có thể loại bỏ các ư thừa tốt hơn chuẩn 3 .Tuy nhiên áp dụng chuẩn hóa Boyce codd, chuẩn 4 hay chuẩn 5 sẽ gây khó khăn cho người lập trình nên ở đây ta chỉ xét đến chuẩn 3NF.

Tất cả các quan hệ trên, trừ PHIẾU NHẬP, PHIẾU XUẤT, BB KIỂM KÊ đều đã ở chuẩn 3, do đó ta chỉ cần chuẩn hóa các quan hệ này :

PHIẾU NHẬP có chứa thuộc tính lặp (MaVT, DG, SL, ThanhTien) nên chưa ở 1NF, ta tách PHIEUNHAP thành 2 quan hệ:

PHIEUNHAP(SoPhieu,NgayPhieu, MaKho, MaNCC, TKNo,TKCo,

LyDo, CTLQ, TongTien)

CTPHIEUNHAP(SoPhieu, MaVT, DVT, SL, DG, ThanhTien)

 Chuẩn hóa PHIEUXUAT

PHIẾU XUẤT có chứa thuộc tính lặp (MaVT, DG, SL, ThanhTien) nên chưa ở 1NF, ta tách PHIEUXUAT thành 2 quan hệ:

PHIEUXUAT(SoPhieu,NgayPhieu,MaKho,MaCT, TKNo, TKCo,

LyDo, CTLQ, TongTien)

CTPHIEUXUAT(SoPhieu, MaVT, DVT, SL, DG, ThanhTien)

 Chuẩn hóa BBKIEMKE

BB KIỂM KÊ chứa thuộc tính lặp (MaVT,SLSoSach,SLThucTe, SLThua, SLThieu) nên chưa ở 1NF, tách biên bản kiểm kê thành hai quan hệ:

BBKIEMKE(SoBB, NgayBB, MaKho, TruongBan, UyVien1,

UyVien2)

CTKIEMKE(SoBB, MaVT, SLSoSach, SLThucTe, SLThua,

SLThieu, SLPCT, SLPCK, SLMPC) Các quan hệ trên đều ở chuẩn 3NF

3.1.9. Mô hình dữ liệu quan hệ

3.1.10. Thiết kế mô hình vật lý

a) Thiết kế cơ sở dữ liệu vật lý

Nhằm phục vục công việc lập trình sử dụng hệ quản trị SQL:

Một phần của tài liệu 242 xây DỰNG PHẦN mềm kế TOÁN vật tư tại CÔNG TY cổ PHẦN PRODOOR (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(156 trang)
w