Kế toán tổng hợp nhập, xuất vật tư

Một phần của tài liệu 242 xây DỰNG PHẦN mềm kế TOÁN vật tư tại CÔNG TY cổ PHẦN PRODOOR (Trang 56 - 68)

Kế toán vật tư theo phương pháp kê khai thường xuyên

- Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp kế toán phải tổ chức ghi chép một cách thường xuyên, liên tục các nghiệp vụ nhập kho, xuất kho và tồn kho của nguyên liệu, vật liệu trên các tài khoản kế toán hàng tồn kho.

- Mọi tình hình biến động tăng, giảm( nhập, xuất) và số hiện có của vật tư đều được phản ánh trên các tài khoản phản ánh hàng tốn kho (TK 151,152,153).

- Tính giá vốn xuất kho: Căn cứ vào các chứng từ xuất kho và các phương pháp tính giá áp dụng:

Giá thực tế xuất = Số lượng xuất * Đơn giá tính cho hàng xuất

Tài khoản sử dụng:

Để phản ánh số hiện có và tình hình biến động của nguyên liệu, vật liệu, kế toán sử dụng tài khoản:

- TK 151 – Hàng mua đang đi đường. Tài khoản này phản ánh trị giá vật tư, hàng hóa doanh nghiệp đã mua, đã thanh toán tiền hoặc đã chấp nhận thanh toán nhưng chưa nhập kho và số hàng đang đi đường cuối tháng trước.

 Bên Nợ ghi: Trị giá vật tư đang đi đường.

 Bên Có ghi: Trị giá vật tư, hàng hóa đang đi đường tháng trước, tháng này đã về nhập kho hay đưa về sử dụng.

 Số dư Nợ: phản ánh trị giá vật tư, hàng hóa đang đi đường cuối kỳ. - TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu. Tài khoản này phản ánh các giá trị hiện có cà tình hình biến động của nguyên vật liệu theo giá gốc.

-

Tài khoản 152 có thể mở thành các tài khoản cấp 2, cấp 3 để kế toán theo dõi từng loại, nhóm, thứ NVL tùy thuộc vào yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.

 TK1521: nguyên vật liệu chính;  TK 1522: vật liệu phụ;

 TK 1523: nhiên liệu;

 TK 1524: phụ tùng thay thế;

 TK 1525: thiết bị xây dựng cơ bản;  TK 1528: vật liệu khác.

- TK 153 – Công cụ, dụng cụ. Tài khoản này phản ánh giá trị và tình hình biến động của công cụ, dụng cụ trong kỳ theo giá gốc.

SV: Vũ Thị Hồng Nhung 48 Lớp: CQ55/41.04

Trị giá gốc của NVL nhập trong kỳ

Số tiền điều chỉnh tăng giá khi đánh giá lại.

Kết chuyển trị giá gốc của NVL tồn kho cuối kỳ từ tài khoản 611 (phương pháp KKĐK)

Trị giá gốc của NVL xuất dùng.

Số tiền điều chỉnh giảm giá khi đánh giá lại.

Kết chuyển trị giá gốc của NVL tồn kho đầu kỳ sang tài khoản 611 ( Phương pháp kiểm kê định kì) Số dư Nợ: Phản ánh giá gốc của NVL tồn kho TK 152 - Trị giá thực tế của CCDC nhập kho do mua ngoài, tự chế, thuê gia công chế biến, nhận góp vốn. - Trị giá CCDC cho thuê nhập lại kho.

- Trị giá thực tế của CCDC phát hiện thừa khi kiểm kê.

- Kết chuyển trị giá thực tế của CCDC tồn kho cuối kỳ. (trường hợp doanh nghiệp hạch toán HTK theo phương pháp KKĐK)

TK 153

- Trị giá thực tế của CCDC xuất kho sử dụng cho sản xuất kinh doanh, cho thuê hoặc góp vốn. Chiết khấu thương mại khi mua CCDC được hưởng.

- Trị giá CCDC trả lại người bán hoặc được người bán giảm giá. - Trị giá CCDC phát hiện thiếu khi kiểm kê.

- Kết chuyển trị giá thực tế của CCDC tồn kho đầu kỳ. (trường hợp doanh nghiệp hạch toán HTK theo phương pháp KKĐK)

TK 153 – công cụ dụng cụ có 3 tài khoản cấp 2:  TK 1531 – công cụ dụng cụ;

 TK 1532 – vật tư luân chuyển;  TK 1533 – đồ dùng cho thuê.

-Các tài khoản liên quan: 331, 131, 111, 112, 621, 627… Phương pháp kế toán các nghiệp vụ chủ yếu:

a) Kế toán các nghiệp vụ liên quan đến nhập vật tư:

- Khi mua vật tư, căn cứ vào hoá đơn để kiểm nhận và lập phiếu nhập kho, kế toán căn cứ vào phiếu nhập kho, ghi:

+ Đối với vật tư mua ngoài dùng vào sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ thuộc diện chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, kế toán ghi:

Nợ TK 152 – Nguyên liệuvật liệu ( giá mua chưa có thuế GTGT) Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ ( tiền thuế GTGT đầu vào) Có TK 111, 112, 141, 331… ( tổng giá thanh toán).

+ Đối với vật tư mua ngoài dùng để SXKD hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc diện chịu thuế GTGT hoặc dùng cho hoạt động sự nghiệp, phúc lợi, dự án, kế toán ghi:

Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu Nợ TK 153 – Công cụ, dụng cụ

Có TK 111, 112, 141, 331…( Tổng giá thanh toán)

- Trường hợp vật tư đã về, đến cuối tháng vẫn chưa có hóa đơn, kế toán đối chiếu với hợp đồng, tiến hành kiểm nhận, lập phiếu nhập kho theo số thực

nhận và giá tạm tính để ghi sổ kế toán Nợ TK 152/ Có TK 331. Khi hóa đơn về sẽ điều chỉnh theo giá thực tế.

+ Căn cứ hóa đơn, nếu nộp thuế GTGT khấu trừ, ghi nhận thuế: Nợ TK 133- Thuế GTGT đc khấu trừ

Có TK 331…

+ So sánh với giá vốn thực tế theo hóa đơn với giá tạm tính đã tạm ghi trước đây để điều chỉnh theo giá thực tế…

- Trường hợp DN đã nhận được hóa đơn mua hàng nhưng vật tư chưa về nhập kho thì kế toán lưu hóa đơn vào tập hồ sơ riêng “Hàng mua đang đi đường”

+ Nếu trong tháng vật tư về, tiến hành kiểm nhận, lập phiếu nhập kho và ghi vào TK 152

+ Nếu cuối tháng vật tư vẫn chưa về nhưng DN đã trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền, kế toán ghi:

Nợ TK 151 – Hàng mua đang đi đường Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111,112,331

+ Sang tháng sau, khi vật tư về nhập kho kế toán ghi: Nợ TK 152 – Nguyên liệu và vật liệu Có TK 151 – Hàng mua đang đi đường

- Khi mua vật tư, nếu thanh toán sớm tiền hàng theo quy định của hợp đồng thì sẽ được bên bán dành cho một khoản tiền chiết khấu thanh toán hoặc nếu vật tư kém chất lượng có thể được giảm giá, kế toán ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán Nợ TK 111, 112, …

Có TK 711 – Thu nhập khác

Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ.

theo giá nhập khẩu và tính thuế GTGT phải nộp cho NSNN. + Căn cứ phiếu nhập kho, kế toán ghi:

Nợ TK 152, 153 Có TK 331

Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước. + Tính thuế GTGT phải nộp, ghi:

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước.

- Đối với vật tư nhập khẩu dùng cho SXKD hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế , hoặc dùng vào hoạt động phúc lợi, dự án, kế toán ghi:

Nợ TK 152

Có TK 331 - Phải trả cho người bán

Có TK 333 -Thuế và các khoản phải nộp nhà nước ( 3333, 3331) - Các khoản chi phí liên quan đến quá trình mua vật tư được tính vào giá vật tư, kế toán ghi:

Nợ TK 152

Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111, 112, 331…

- Vật tư sản xuất, chế biến, gia công nhập kho, kế toán ghi: Nợ TK 152

Nợ TK 133

Có TK 154 – chi phí SXKD dở dang

b) Kế toán các nghiệp vụ liên quan đến xuất vật tư

- Khi vật tư xuất ra sử dụng cho SXKD

+ Đối với nguyên vật liệu, căn cứ phiếu xuất kho, kế toán ghi: Nợ TK 621 – Chi phí NVL trực tiếp

Nợ TK 642 – Chí phí QLDN Nợ TK 341 – Chi phí XDCB

Nợ TK 154 – chi phí SXKD dở dang

Có TK 152 – nguyên liệu và vật liệu

- Vật tư thiếu trong kiểm kê, chưa rõ nguyên nhân, căn cứ vào biên bản kiểm kê, kế toán ghi:

Nợ TK 138 – Phải thu khác

Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ

- Vật tư đã xuất ra sử dụng cho SXKD nhưng không sử dụng hết nhập kho, kế toán ghi:

Nợ TK 152

Có TK 621 – Chi phí NVL trực tiếp Có TK 627, 642

Hình 1.1: Sơ đồ hạch toán nghiệp vụ kế toán vật tư.

Kế toán vật tư theo phương pháp kiểm kê định kỳ

Đặc điểm của phương pháp kiểm kê định kỳ:

Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp kế toán không tổ chức ghi chép một cách thường xuyên, liên tục các nghiệp vụ nhập kho, xuất kho và

tồn kho của nguyên liệu, vật liệu trên các tài khoản hàng tồn kho. Các tài khoản này phản ánh trị giá vốn thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ.

Các tài khoản phản ánh vật tư tồn kho chỉ phản ánh trị giá của vật tư tồn đầu kỳ và cuối kỳ.

Trị giá vốn thực tế của nguyên liệu, vật liệu hàng ngày được phản ánh theo dõi trên tài khoản 611 - “Mua hàng”.

Việc xác định trị giá vốn thực tế của nguyên liệu, vật liệu xuất kho không căn cứ vào các chứng từ xuất kho mà được căn cứ vào kết quả kiểm kê cuối kỳ.

Kế toán tổng hợp tình hình nhập, xuất nguyên liệu, vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ vẫn sử dụng tài khoản 152. Nhưng tài khoản này không phản ánh tình hình nhập, xuất nguyên liệu, vật liệu trong kỳ mà chỉ dùng để kết chuyển trị giá vốn thực tế nguyên liệu, vật liệu tồn kho đầu kỳ, tồn kho cuối kỳ.

Tài khoản sử dụng:

Kế toán tổng hợp tình hình nhập, xuất vật tư theo phương pháp kiểm kê định kỳ vẫn sử dụng tài khoản 152. Tài khoản này không phản ánh tình hình nhập, xuất vật tư trong kỳ mà chỉ dùng để kết chuyển trị giá vốn thực tế vật tư tồn kho đầu kỳ, tồn kho cuối kỳ.

Việc nhập, xuất vật tư hàng ngày được phản ánh vào tài khoản TK 611- Mua hàng

Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu:

- Đầu tháng kết chuyển trị giá vật tư đầu kỳ, kế toán ghi: Nợ TK 611- Mua hàng

Có TK 152 – Nguyên liệu và vật liệu Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ

Có TK 151 – Hàng mua đang đi đường

- Trong kỳ, căn cứ vào phiếu nhập kho vật tư mua vào dùng cho SXKD hàng hoá, dịch vụ tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán ghi:

Nợ TK 611 – Mua hàng

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111,112,331…

- Vật tư nhận góp vốn liên doanh, kế toán ghi: Nợ TK 611 – Mua hàng

Có TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh

- Trị giá thực tế vật tư xuất kho cho các mục đích khác nhau, kế toán ghi Nợ TK 621(627, 641, 642)

Có TK 611 – Mua hàng

(Nếu không theo dõi được chi tiết thì phản ánh hết vào TK 621)

- Cuối kỳ giá trị vật tư kiểm kê và giá trị vật tư đang đi đường được kết chuyển, ghi:

Nợ TK 151,152,153 Có TK 611 – Mua hàng

Hình 1.2: Sơ đồ hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến TK 611

Nhiệm vụ của kế toán vật tư.

Yêu cầu quản lý vật tư

Vật liệu là tài sản dự trữ sản xuất kinh doanh thuộc tài sản lưu động, thường xuyên biến động. Để hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường, các Doanh nghiệp sản xuất phải thường xuyên mua NVL và xuất dùng cho sản xuất. Mỗi loại sản phẩm sản xuất được sử dụng từ nhiều thứ, nhiều loại vật liệu khác nhau, được nhập về từ nhiều nguồn và giá cả của vật liệu thường xuyên biến động trên thị trường. Bởi vậy để tăng cường công tác quản lý, vật liệu phải được theo dõi chặt chẽ tất cả các khâu từ khâu thu mua bảo quản, sử dụng tới khâu dự trữ. Trong quá trình này nếu quản lý không tốt sẽ ảnh hưởng đến chất lượng, giá trị sản phẩm sản xuất ra. Do đó yêu cầu quản lý công tác NVL được thể hiện ở một số điểm sau:

quy cách, chủng loại, giá mua và chi phí thu mua cũng như kế hoạch mua theo đúng tiến độ, thời gian phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp.

Trong khâu bảo quản: Để tránh mất mát, hư hỏng, hao hụt, đảm bảo an

toàn vật liệu, thì việc tổ chức tốt kho tàng, bến bãi, thực hiện đúng chế độ quản lý đối với từng loại vật liệu cũng ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình sản xuất và kết quả sản xuất kinh doanh.

Trong khâu sử dụng: Đòi hỏi phải thực hiện sử dụng hợp lý, tiết kiệm

trên cở sở các định mức, dự toán chi phí nhằm hạ thấp mức tiêu hao vật liệu trong giá thành sản phẩm, tăng thu nhập, tích luỹ cho Doanh nghiệp. Vì vậy, trong khâu này cần tổ chức tốt việc ghi ch

ép, phản ánh tình hình xuất dùng và sử dụng vật liệu trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trong khâu dự trữ: Doanh nghiệp phải xác định được mức dự trữ tối đa,

tối thiểu cho từng loại vật liệu để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh được bình thường, không bị ngưng trệ, gián đoạn do việc cung ứng không kịp thời hoặc gây tình trạng ứ đọng vốn do dự trữ quá nhiều.

Tóm lại vật liệu là yếu tố đầu tiên trong quá trình tạo ra sản phẩm. Muốn sản phẩm đạt tiêu chuẩn, chất lượng cao và đạt được uy tín trên thị trường nhất thiết phải tổ chức việc quản lý vật liệu. Đây là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý tài sản ở Doanh nghiệp.

Nhiệm vụ của kế toán nguyên liệu vật liệu

Khi tiến hành công tác kế toán NVL trong Doanh nghiệp sản xuất và xây dựng cơ bản kế toán cần thiết phải thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Thực hiện việc đánh giá phân loại vật liệu phù hợp với nguyên tắc, yêu cầu quản lý thống nhất của Nhà nước và yêu cầu quản trị của Doanh nghiệp.

- Tổ chức hệ thống chứng từ, tài khoản kế toán tổng hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho áp dụng trong Doanh nghiệp để ghi chép, phân loại

tổng hợp số liệu về tình hình hiện có và sự biến động tăng giảm của vật liệu trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp số liệu kịp thời để tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

- Tham gia vào việc phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch mua, tình hình thanh toán với người bán, người cung cấp và tình hình sử dụng vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu 242 xây DỰNG PHẦN mềm kế TOÁN vật tư tại CÔNG TY cổ PHẦN PRODOOR (Trang 56 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(156 trang)
w