a. Tỷ trọng doanh thu của công ty giai đoạn 2018 - 2020
Công ty TNHH T&M Forwarding - Chi Nhánh Hà Nội liên tục phát triển không ngừng để có thể tối đa hóa hoạt động kinh doanh, điều đó được thể hiện rõ ở bảng kết quả tỷ trọng doanh thu theo từng phương thức kinh doanh của Công ty:
(Đơn vị: Tỷ VND) Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Tỷ trọng cơ cấu (%) 2018 2019 2020
Vận tải đường biển 18.2 5 37.1 6 32.4 6 46.78 % 45.27 % 47.70 % Vận tải đường không 15.4 27.8 9 20.1 2 39.48 % 33.98 % 29.57 % Thương mại điện tử 4.12 13.5
7 12.4 5 10.56 % 16.53 % 18.30 % Giao nhận thủ tục hải quan 1.24 3.46 3.02 3.18% 4.22% 4.44% Tổng 39.0 1 82.0 8 68.0 5 100% 100% 100%
(Nguồn: Công ty T&M Forwarding)
Dựa vào bảng tỷ trọng doanh thu, thấy được các dịch vụ mà công ty cung cấp luôn có sự phát triển đồng đều và đạt hiệu quả doanh thu cao. Có thể so sánh cụ thể tỷ trọng doanh thu giữa các phương thức vận tải qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.1: Doanh thu giữa các phương thức vận tải giai đoạn 2018 - 2020
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 1825 3716 3246 1540 2789 2012 412 1357 1245 124 1 346 2 302 3
Vận tải đường biển Vận tải đường không Thương mại điện tử Giao nhận thủ tục hải quan
(Nguồn: Công ty T&M Forwarding)
Có thể thấy được, vận tải đường biển là dịch vụ chiếm tỷ trọng doanh thu dẫn đầu của công ty, năm 2019 doanh thu dịch vận tải đường biển tăng 18.91 tỷ VND, chiếm 45,27% tỷ trọng cơ cấu. Tiếp đến là dịch vụ vận tải hàng không năm 2019 tăng 12.49 tỷ VND, chiếm 33,98% tỷ trọng cơ cấu. Dịch vụ vận chuyển hàng thương mại điện tử tăng 9.45 tỷ VND năm 2019, chiếm 16,53% tỷ trọng cơ cấu. Giao nhận thủ tục hải quan tăng 2.22 tỷ VND năm 2019, chiếm 4,22% tỷ trọng cơ cấu. Có thể nói, năm 2019, doanh thu cơ cấu dịch vụ của công ty tăng trưởng ổn định và khá đồng đều đối với từng lĩnh vực dịch vụ.
Tuy nhiên, vào năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid nên doanh thu theo từng lĩnh vực dịch vụ của công ty có chiều hướng giảm. Cụ thể về dịch vụ vận tải đường biển giảm 4.7 tỷ VND so với năm 2019, chiếm 47,70% tỷ trọng cơ cấu. Dịch vụ vận tải đường hàng không giảm 7.77 tỷ VND so với năm 2019, chiếm 29,57% tỷ trọng cơ cấu. Dịch vụ vận chuyển hàng thương mại điện tử giảm 1.12 tỷ VND so với năm 2019, chiếm 18,30% tỷ trọng cơ cấu. Giao nhận thủ tục hải quan giảm 0.44 tỷ VND so với năm 2019, chiếm
4,44% tỷ trọng cơ cấu. Doanh thu theo từng lĩnh vực giảm cũng ảnh hưởng đáng kể tới kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 2020.
b. Kết quả phân luồng tờ khai xuất nhập khẩu kinh doanh của công ty giai đoạn 2018 – 2020
Số lượng tờ khai và kết quả phân luồng của Công ty TNHH T&M Forwarding - Chi Nhánh Hà Nội được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.3: Kết quả phân luồng tờ khai xuất nhập khẩu kinh doanh của công ty giai đoạn 2018 – 2020
Đơn vị tính: Tờ khai
Năm Luồng Xanh Luồng Vàng Luồng đỏ Tổng tờ khai
2018 225 35 15 275
2019 287 46 19 352
2020 218 30 13 261
(Nguồn: Công ty T&M Forwarding)
Có thể thấy, tỷ lệ tờ khai phân luồng xanh của công ty tăng qua các năm, đồng thời tỷ lệ tờ khai phân luồng đỏ giảm dần. Số tờ khai luồng xanh tăng 62 tờ khi vào năm 2019 và giảm 69 tờ khai vào năm 2020. Số tờ khai luồng vàng tăng 11 tờ khai vào năm 2019 và giảm 16 tờ khai vào năm 2020. Số tờ khai luồng đỏ tăng 4 tờ khai vào năm 2019 và giảm 6 tờ khai vào năm 2020. Lý giải cho sự tăng giảm của tỷ lệ phân luồng tờ khai là do công ty áp dụng Quản lý rủi ro và hàng loạt các văn bản hướng dẫn, theo đó thay đổi quy trình thủ tục hải quan, đồng thời việc thực thi pháp luật của công ty cũng ngày càng tăng lên.
Sau hơn 20 năm hoạt động và phát triển, Công ty TNHH T&M Forwarding - Chi Nhánh Hà Nội đã đạt được những thành tựu và kết quả khả quan nhất định:
- Công ty đã tạo dựng được thương hiệu uy tín, hoạt động được hơn 21 năm trong ngành vận tải, gặt hái được nhiều thành tựu lớn đáng ghi nhận, tự hào trở thành một trong những doanh nghiệp đi đầu trong ngành giao nhận vận tải tại Việt Nam.
- Công ty có chất lượng dịch vụ cao, nhanh gọn, chính xác. Áp dụng quy trình công nghệ, phương tiện vận tải tiên tiến, áp dựng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. Hàng hoá luôn được kiểm tra kĩ càng cả về số lượng lẫn chất lượng trước khi nhận hàng từ cảng và cam kết giao lại nguyên vẹn và đầy đủ cho khách. Nhờ quy trình việc hiệu quả và sự giám sát chặt chẽ hàng hoá từ lúc nhập khẩu tới khi bàn giao nên công ty luôn được đảm bảo được thời gian theo kế hoạch mà khách hàng yêu cầu.
- Công ty có đội ngũ nhân viên trẻ trung, năng động, sáng tạo, vững vàng về chuyên môn đã và đang làm tốt nhiệm vụ của mình, hỗ trợ ngày càng nhiều các doanh ngiệp xuất nhập khẩu trong khâu làm thủ tục hải quan.
- Công ty có một hệ thống data khách hàng ổn định, giàu tiềm năng phát triển mang lại doanh thu lớn cho công ty. Ngoài tập trung đem lại dịch vụ chất lượng tốt mà công ty còn chú trọng tới việc chăm sóc khách hàng. Nhân viên kinh doanh thường xuyên cập nhật bảng giá dịch vụ và hỏi thăm nhu cầu của khách. Khi nhận được khiếu nại hoặc thắc mắc, công ty sẵn sàng giải quyết vấn đề theo cách hợp lí nhất làm thoả mãn khách hàng.
- Gần như tất cả các quy trình tổ chức giao nhận vận tải bằng đường biển của công ty được thực hiện tự động hóa, hiện đại hóa. các giao dịch với khách hàng, thương lượng, đàm phán với các đối tác cũng được thực hiện trên internet, giúp rút ngắn khoảng cách về không gian cũng như tiết kiệm thời gian, chi phí của các bên. Mọi thủ tục giấy tờ đều được công ty đơn giản hóa giúp cho việc thực hiện thông quan hàng hóa nhanh gọn hơn.
- Trong những năm gần đây, công ty đã đề ra chủ trương và biện pháp cụ thể để đẩy mạnh tổ chức giao nhận và vận tải hàng hóa nhập khẩu, xây dựng cơ chế và quy chế khen thưởng khuyến khích nhân viên. Do công ty tập trung chỉ đạo sát sao, hoạt động kinh doanh nhập khẩu luôn luôn hoàn thành kế hoạch đề ra, thậm chí còn vượt mức kế hoạch làm tăng doanh thu và lợi nhuận của công ty. Từ đó có thể nâng cao thu nhập cho nhân viên của công ty.
- Công ty luôn có những chiến lược kinh doanh hiệu quả, lợi nhuận năm sau luôn cao và ổn định hơn các năm trước. Dù gặp khó khăn cho ảnh hưởng bởi dịch bệnh nhưng công ty vẫn luôn giữu vững được sự ổn định và đang ngày một phát triển. Chứng tỏ ban lãnh đạo đã xác định đúng phương hướng phát triển cũng như mục tiêu kinh doanh cho công ty, từ đó tạo ra lượng vốn phục vụ cho hoạt động cung ứng dịch vụ cho khách hàng.
2.3.3 Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó.
Bên cạnh những kết quả mà Công ty đã đạt được trong hơn 20 năm qua, vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dịch vụ, đó là:
- Chi phí trong hoạt động giao nhận và vận tải vẫn còn khá cao. Nguyên nhân chính xuất phát từ việc hiện tại có rất nhiều hãng tàu mọc lên tràn lan, chưa thống nhất được giá thành và còn nhiều quản phí ẩn, dẫn đến việc nhân viên kinh doanh gặp khó khăn trong việc tính toán, dễ phát sinh thêm những khoản không đáng có. Công ty luôn phải đưa ra những giá thành phù hợp để hấp dẫn khách hàng trên thị trường, tuy nhiên chi phí bỏ ra tại các hãng tàu cảng biển lại quá cao, từ đó dẫn đến việc lợi nhuận khá thấp, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
- Hiện nay công ty đang gặp khó khăn và áp lực cạnh tranh rất lớn từ việc hội nhập quốc tế. Sự lớn mạnh không ngừng của thị trường cũng như những đòi hỏi ngày càng tăng từ phía khách hàng khiến công ty đôi lúc không
thể kiểm soát kịp thời để đưa ra phương án giải quyết, dẫn đến việc mất đi những cơ hội và khách hàng tiềm năng.
- Cơ sở vật chất của công ty chưa đáp ứng và hỗ trợ kịp thời hoạt động giao nhận vận tải hàng hoá. Đường truyền mạng không ổn định, gián đoạn quá trình mở tờ khai. Công tác duy trì bảo dưỡng thiết bị còn chưa được chú ý, hệ thống máy tính sử dụng từ lúc thành lập đã xuống cấp, các phần mềm ứng dụng chưa cập nhật phiên bản mới nhất. Nguyên nhân vấn đề này là do nguồn vốn công ty bị hạn chế vì phải chi trả nhiều khoản mục khác, chưa thật sự chú trọng vào vấn đề cải thiện cơ sở vật chất của công ty.
- Chất lượng về nguồn nhân lực vẫn chưa được hoàn thiện, đôi khi vẫn tồn tại các lỗi như chuẩn bị hồ sơ bị thiếu những chứng từ chuyên ngành, khai sai tên khách hàng hoặc áo mã HS chưa chuẩn chỉnh. Nguyên nhân là do nguồn nhân lực vẫn đang còn thiếu những kiến thức chuyên ngành, không đủ linh hoạt để cập nhật những thay đổi liên tục của các chính sách cũng như văn bản pháp luật. Đôi khi bản thân mỗi nhân viên còn đang thiếu tính chủ động để tự trau dồi tích lũy kinh nghiệm và tìm hiểu thông tin, chưa có kế hoạch, mục tiêu cụ thể mà vẫn đang làm việc theo lối mòm, kém hiệu quả.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC GIAO NHẬN VÀ VẬN TẢI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH T&M FORWARDING - CHI NHÁNH HÀ
NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI.
3.1. Mục tiêu và phương hướng của Công ty TNHH T&M Forwarding -Chi Nhánh Hà Nội trong thời gian tới.
3.1.1 Mục tiêu
Để trở thành doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực dịch vụ giao nhận vận tải, Công ty TNHH T&M Forwarding - Chi Nhánh Hà Nội luôn đặt ra những mục tiêu để không ngừng hoàn thiện và phát triển:
- Doanh thu vào năm 2021 phải đạt tối thiểu 115% so với năm 2020 và tiếp tục tăng đều các năm sau đó 10%.
- Tối thiểu hoá chi phí nhất có thể trong hoạt động hàng năm, giảm tỷ trọng chi phí tính trên doanh thu chỉ còn dưới 85%, và giảm thêm 5% sau mỗi năm.
- Sản lượng hàng hoá giao nhận vận tải cũng phải tăng 15% so với năm trước, đặc biệt đây mạnh mở rộng phạm vi tìm kiếm khách hàng có nhu cầu giao nhận vận tải hàng hoá bằng đường biển.
- Tăng tỷ trọng dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển đồng thời phát triển đồng đều giao nhận hàng hoá bằng đường hàng không, chuyển phát nhanh, vận chuyển hàng thương mại điện tử...
3.1.2 Phương hướng
Để có thể đạt được những mục tiêu đề ra, Công ty TNHH T&M Forwarding - Chi Nhánh Hà Nội phải vạch rõ những phương hướng hoạt động để đem lại hiệu quả tối ưu nhất:
- Mở rộng giao dịch đối ngoại đối với các tổ chức giao nhận vận tải quốc tế. Chú trọng đến các thị trường tiềm năng như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Châu Âu,… Luôn không ngừng đẩy mạnh chiến lược marketing để tìm kiếm những thị trường mới tiềm năng.
- Đầu tư, xây dựng, cải tiến cơ sở vật chất, kho bãi, trang thiết bị, các phương tiện vận tải để phục vụ cho việc tổ chức hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa.
- Tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân sự trong công ty, giúp nhân viên cập nhật kịp thời thông tin và tình hình giao nhận vận tải trên thế giới, có cái nhìn linh hoạt hơn để làm việc hiệu quả hơn.
- Công nghiệp hoá - hiện đại hoá mô hình quản lý doanh thu cũng như hiệu suất làm việc của nhân viên để có thể đưa ra những phương án cải tiến kịp thời, nâng cao chất lượng hoạt động của công ty.
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức giao nhận và vận tải hàng hoá nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty TNHH T&M Forwarding Chi Nhánh - Hà Nội trong thời gian tới.
Đối mặt với những tồn đọng và hạn chế trong việc tổ chức giao nhận vận tải bằng đường biển và trong cách thức hoạt động kinh doanh, em xin đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả của tổ chức giao nhận và vận tải hàng hoá nhập khẩu bằng đường biển của Công ty TNHH T&M Forwarding - Chi Nhánh Hà Nội trong thời gian tới. Cụ thể như sau:
3.2.1 Tăng cường tìm kiếm đại lý quốc tế tiềm năng.
Để có thể thiết lập mối quan hệ hợp tác lâu dài, việc tìm kiếm những đại lý ở các nước trên thế giới là vấn đề cấp thiết cần được triển khai. Khi làm việc với những đại lý thu gom hàng lẻ, công việc sẽ được giải quyết nhanh chóng hơn, không cần phải qua các khâu trung gian gây giai đoạn, mất thời
gian và cũng có thể hạn chế được phát sinh những khoản không cần thiết. Hơn nữa, về lâu về dài, trong quá trình hợp tác, công ty cũng có thể đàm phán để đưa ra những chính sách giá cả ưu đãi. Điều này giúp làm cắt giảm khá nhiều chi phí bỏ ra trong quá trình giao nhận vận tải hàng hóa. Cần chú trọng đến các thị trường tiềm năng như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Châu Âu…, vì hiện nay, hầu hết hàng hóa của công ty được nhập khẩu từ những quốc gia này.
3.2.2 Mở rộng hệ thống khách hàng.
Để có thể mở rộng hệ thống khách hàng, công ty cần phải:
- Thâm nhập thị trường: Mỗi thị trường có những đặc điểm về kinh tế xã hội, luật pháp, văn hóa, phong tục tập quán khác nhau, điều này tác động rất lớn đến môi trường kinh doanh, tới tâm lý tiêu dùng xã hội, từ đó ảnh hưởng rất nhiều tới việc thâm nhập, mở rộng thị trường của doanh nghiệp. Vì vậy, muốn thâm nhập thị trường công ty cần tiến hành một số công việc như:
+ Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường. Mỗi doanh nghiệp muốn thành công thì phải am hiểu rõ môi trường mà mình định thâm nhập, cho dù với thị trường quen thuộc nếu không thường xuyên cập nhật những quy định mới thì cũng không thể duy trì hoạt động.
+ Tìm hiểu nhu cầu và lượng cầu về dịch vụ của công ty trên các thị trường này đang ở mức nào, khả năng phát triển ra sao bởi có thể một thị trường đang ở dạng tiềm năng nhưng trong tương lai hứa hẹn sẽ rất phát triển.
+ Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh. Ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu… với nền kinh tế phát triển, đối thủ cạnh tranh cũng là vấn đề phải chú tâm. Công ty cần tìm hiểu mức độ cạnh tranh trên thị trường đó, điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ cạnh tranh và những phương thức cạnh tranh. Từ đó, công ty mới có thể phát huy điểm mạnh của mình và hạn chế những mặt còn thiếu sót.
+ Các cán bộ, nhân viên của công ty đi gặp khách hàng, thuyết phục sử dụng dịch vụ của mình. Ban lãnh đạo thường xuyên tham gia các cuộc họp, hội thảo, qua đó tìm kiếm đối tác, thuyết phục đối tác ký hợp đồng với công ty.
+ Ngoài ra, công ty có thể tiến hành liên doanh, liên kết với các công ty