Giải pháp hoàn thiện thanh tra, kiểm tra trong sử dụng ngân sách nhà nước cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập của tỉnh Quảng Nam.

Một phần của tài liệu Quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập của tỉnh Quảng Nam. (Trang 84 - 86)

IV Nhân viên Y tế thôn bản

3.3.5. Giải pháp hoàn thiện thanh tra, kiểm tra trong sử dụng ngân sách nhà nước cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập của tỉnh Quảng Nam.

nhà nước cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập của tỉnh Quảng Nam.

Để nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra trong thời gian tới, cần thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp sau:

Tổ chức triển khai hoàn thành Kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm; bố trí đủ kinh phí, lực lượng để triển khai có hiệu quả kế hoạch thanh tra, kiểm tra.

Tổ chức thực hiện tốt công tác tổng kết hoạt động thanh tra, kiểm tra; tổng hợp các dạng sai phạm có tính điển hình, có tính hệ thống được phát hiện qua thanh tra, kiểm tra để tham mưu cho lãnh đạo quản lý có biện pháp chấn chỉnh kịp thời trong hệ thống, để đảm bảo phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp gây phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực trong quá trình thanh tra, kiểm tra.

Tăng cường công tác phối hợp, trao đổi thông tin giữa các đơn vị trong nội bộ ngành Y tế và giữa Sở Tài chính với các cơ quan chức năng khác nhằm ngăn ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật. Tăng cường đẩy mạnh phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý tài chính.

Xây dựng đội ngũ cán bộ thanh tra, kiểm tra trong sạch, vững mạnh có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ trong giai đoạn mới; tăng cường bồi dưỡng bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ sâu có như vậy mới quản lý NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập mới đạt hiệu quả cao.

KẾT LUẬN

Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và cũng như cải thiện sức khỏe, đời sống nhân dân ở mỗi địa phương nói chung và tỉnh Quảng Nam nói riêng.

Trong giai đoạn 2013-2017, Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho cơ sở khám chữa bệnh công lập của tỉnh Quảng Nam đã phần nào đáp ứng được nhu cầu kinh phí cho công tác khám chữa bệnh hàng năm với tỷ lệ chi ngân sách cho cơ sở khám chữa bệnh công lập được bố trí trong dự toán chi ngân sách địa phương hàng năm có xu hướng ổn định. Tuy nhiên, Quản lý chi ngân sách nhà nước cho cơ sở khám chữa bệnh thuộc công lập của tỉnh Quảng Nam còn có nhiều hạn chế như: phân bổ dự toán chưa khoa học và thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tham mưu cho chính quyền cấp tỉnh trong việc phân bổ dự toán, đôn đốc, hướng dẫn, nghiệm thu, kiểm soát trong quản lý chi ngân sách nhà nước.

Trên cơ sở nắm được thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập của tỉnh Quảng Nam, học tập kinh nghiệm quản lý chi ngân sách nhà nước của thành phố Đà Nẵng, luận văn đã vận dụng lý thuyết khoa học quản lý để xây dựng quy trình quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập tỉnh Quảng Nam. Đồng thời đề ra một số giải pháp cơ bản để phát huy ưu điểm, khắc phục yếu điểm về quản lý chi ngân sách nhà nước cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập của tỉnh trong giai đoạn 2013- 2017, hướng đến mục tiêu quản lý chi ngân sách nhà nước cho cơ sở khám chữa bệnh công lập của tỉnh Quảng Nam hiệu lực hơn trong giai đoạn tiếp theo.

Vì vậy, trong giai đoạn tới chính quyền tỉnh Quảng Nam rất cần sự quan tâm, hướng dẫn, giúp đỡ của Bộ Y tế, Bộ Tài chính, đặc biệt là ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chi ngân sách cho cơ sở khám công lập, để cho công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho cơ sở khám chữa bệnh công lập tỉnh Quảng Nam mang lại hiệu quả cao hơn.

Một phần của tài liệu Quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập của tỉnh Quảng Nam. (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w