0
Tải bản đầy đủ (.docx) (87 trang)

Giải pháp hoàn thiện lập dự toán ngân sách nhà nước cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập của tỉnh Quảng Nam.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO CÁC CƠ SỞ KHÁM CHỮA BỆNH CÔNG LẬP CỦA TỈNH QUẢNG NAM. (Trang 74 -77 )

IV Nhân viên Y tế thôn bản

3.3.1. Giải pháp hoàn thiện lập dự toán ngân sách nhà nước cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập của tỉnh Quảng Nam.

khám chữa bệnh công lập của tỉnh Quảng Nam.

3.3.1. Giải pháp hoàn thiện lập dự toán ngân sách nhà nước cho các cơ sởkhám chữa bệnh công lập của tỉnh Quảng Nam. khám chữa bệnh công lập của tỉnh Quảng Nam.

Đổi mới phương thức lập dự toán ngân sách nhà nước cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập

Hiện nay ở nhiều nước trên thế giới, đang có xu hướng thay thế phương thức quản lý chi truyền thống bằng các phương thức quản lý chi ngân sách mới (chi ngân sách theo kết quả đầu ra và chi theo chương trình dự án), tức là lập dự toán theo dòng mục gồm các yếu tố đầu vào, tổ chức thực hiện và giám sát mức độ chi phí theo dự toán và quyết toán theo dòng mục tương ứng với dụ toán duyệt bằng một phương thức quản lý mới tiên tiến hơn.

Ở nước ta quản lý tài chính theo hướng cải cách hướng đến phát triển bền vững chuyển từ hỗ trợ theo cơ chế cấp phát bình quân sang cơ chế Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công. Thay đổi phương thức cấp phát ngân sách từ cấp phát và phân bổ kinh phí dựa theo nguồn lực có hạn ở đầu vào sang cấp phát và phân bổ ngân sách trên cơ sở khuôn khổ chi tiêu trung hạn, gắn với kết quả đầu ra. Vì vậy, đối với lĩnh vực y tế cũng cần đổi mới phương pháp lập và phân bổ dự toán theo kết quả đầu ra.

Quy trình thực hiện: Lập ngân sách theo kết quả đầu ra là phương thức soạn lập ngân sách dựa vào cơ sở tiếp cận những thông tin đầu ra để phân bổ và đánh giá sử dụng nguồn lực tài chính nhằm hướng vào việc đạt được những mục tiêu chiến lược phát triển. Việc xác định nhu cầu nguồn lực cho mục đích khám chữa bệnh nhất định thường được xây dựng với kỹ thuật phân tích chi phí - lợi ích. Trước hết các mục tiêu cần được cụ thể hóa thông qua các mục tiêu trung gian là các đầu ra trực tiếp của ngành y tế.

Căn cứ yêu cầu về đầu ra, cần xác định cụ thể các hoạt động. Khi đã xác định các hoạt động cần phải thực hiện, thì phải xác định được các nhu cầu đầu vào. Khác

biệt giữa phương pháp truyền thống và phương pháp quản lý theo kết quả đầu ra là ở chỗ, cho dù cuối cùng nhu cầu chi phí cũng được xây dựng trên cơ sở các đòi hỏi đầu vào, nhưng nhu cầu các đầu vào trong quản lý trên cơ sở đầu ra (1) được xây dựng từ các mục tiêu, kết quả cần đạt được và (2) trên cơ sở các phân tích, lựa chọn phương án của cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách và quá trình thẩm định xét duyệt của các cơ quan chuyên môn. Giá cả của các đầu vào này là giá thị trường với các phương thức mua - bán được xác định cụ thể (đấu thầu...).

Đối với quản lý trên cơ sở đầu ra, việc xác định được nhu cầu kinh phí tổng thể để thực hiện một mục tiêu, đầu ra nhất định mới chỉ là một khâu. Vấn đề tiếp theo là phải xây dựng các nhu cầu kinh phí năm trên cơ sở kế hoạch hoạt động để thực hiện đầu ra. Các kế hoạch kinh phí năm phải được đưa vào dự toán ngân sách năm và được đảm bảo việc phân bổ ngân sách.

Để có thể cân đối các nhu cầu kinh phí này với khả năng nguồn lực, thì điều kiện cần thiết là phải thiết lập được một khung tài chính, ngân sách trung hạn cho ngành y tế. Trong quá trình lập, phân bổ ngân sách theo kết quả đầu ra gắn với khuôn khổ chi tiêu trung hạn; việc xác định các yếu tố đầu ra và kết quả là vấn đề quan trọng và cũng không dễ dàng. Chỉ khi xác định được tiêu chí kết quả, đầu ra, thì việc đo lường, đánh giá các kết quả và sử dụng các thông tin kết quả này trong các khâu lập, duyệt, phân bổ, thực hiện, theo dõi, đánh giá trong chu trình ngân sách mới có thể thực hiện và cũng chỉ khi xác định được kết quả, đo lường, đánh giá được kết quả và có hệ thống thông tin kết quả, đầu ra hữu hiệu thì các trông đợi về việc cải thiện hiệu quả quản lý ngân sách từ phương thức quản lý dựa trên kết quả đầu ra mới có tính khả thi.

Việc phân biệt khái niệm sản lượng/đầu ra của các hoạt động và kết quả cuối cùng hay các tác động xã hội là vấn đề cơ bản trong phân bổ các nguồn lực và trách nhiệm giải trình. Đầu ra của các hoạt động là các hàng hoá dịch vụ được sản xuất và cung ứng. Kết quả cuối cùng là những hệ quả tiếp theo trên cơ sở sản lượng/đầu ra của các hoạt động đã được cung ứng.

- Sản lượng/đầu ra: Số cơ sở khám chữa bệnh, chương trình khám chữa bệnh (phạm vi, chất lượng), chất lượng của các y bác sĩ....

- Kết quả: tỷ lệ % người dân được chăm sóc sức khỏe định kỳ, tuổi thọ, chí phí dịch vụ trung bình.

Cải thiện chất lượng công tác lập dự toán NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập bằng cách nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức của cán bộ

Nhìn tổng thể, đội ngũ cán bộ đông nhưng chưa mạnh; tình trạng vừa thừa, vừa thiếu cán bộ xảy ra ở nhiều nơi. Thiếu những cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi. Năng lực của đội ngũ cán bộ chưa đồng đều, có mặt còn hạn chế, yếu kém; thiếu tính chuyên nghiệp. Chủ trương thu hút nhân tài chậm được cụ thể hóa bằng các cơ chế, chính sách phù hợp; kết quả thu hút trí thức trẻ và người có trình độ cao chưa đạt yêu cầu; chính sách tiền lương, nhà ở và việc xem xét thi đua, khen thưởng chưa thực sự tạo động lực để cán bộ toàn tâm, toàn ý với công việc. Phân cấp quản lý cán bộ chưa theo kịp tình hình, còn tập trung nhiều ở cấp trên.

Mặc khác, trình độ tin học của cán bộ còn thấp, nhất là việc sử dụng phần mềm kế toán, phần mềm quản lý. Vì vậy, cần phải có các chương trình, các lớp đào tạo công nghệ tin học cho cán bộ đề công tác quản lý NSNN nói chung công tác lập dự toán NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập tỉnh Quảng Nam nói riêng được thực hiện hiệu quả hơn.

Nâng cao vai trò trách nhiệm và sự phối hợp của các Sở, ngành tham mưu cho chính quyền cấp tỉnh về quản lý chi NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập

Trong phân tích ở phần hạn chế và nguyên nhân, chúng ta thấy rằng các cơ quan tham mưu cho chính quyền cấp tỉnh còn chưa có ý thức trách nhiệm cao trong công việc, phối hợp giữa các đơn vị chưa tốt và thậm chí chưa thực hiện đúng quy định của pháp luật về quản lý NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh thuộc công lập. Vì vậy, mỗi cơ quan phải tự nâng cao vai trò, chức trách nhiệm vụ được giao và phối hợp chặt chẽ, kịp thời với nhau trong khi thực thi công vụ như:

- Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cần phải chủ động hướng dẫn các đơn vị trực thuộc lập dự toán ngân sách hằng năm; phối hợp với các đơn vị, cơ quan có liên quan để thẩm định trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các dự án, đề tài, kế hoạch nhiệm vụ chủ yếu của ngành. Thực hiện đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra thường xuyên, nghiệm thu, đánh giá kịp thời các chương trình để đề xuất nhu cầu kinh phí NSNN cấp tiếp tục thực hiện cho năm sau đạt hiệu quả cao.

- Sở Tài chính tỉnh Quảng Nam phải cung cấp số thông báo kiểm tra chi NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh năm kế hoạch; Ưu tiên phân bổ ngân sách chi y tế địa phương theo tinh thần Nghị Quyết số 20-NQ/TW của Trung ương: "Ưu tiên bố trí ngân sách, bảo đảm tốc độ tăng chi cho y tế cao hơn tốc độ tăng chi ngân sách nhà nước"; tích cực phối hợp với Sở Y tế trong thẩm định và cân đối phương án dự toán; sử dụng kết quả tổng hợp dự toán của Sở Y tế để làm căn cứ cân đối trong tổng chi NSĐP; phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế trong công tác đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra đối với các đơn vị sử dụng NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập; thực hiện thẩm định, thanh tra tài chính theo thẩm quyền.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO CÁC CƠ SỞ KHÁM CHỮA BỆNH CÔNG LẬP CỦA TỈNH QUẢNG NAM. (Trang 74 -77 )

×