- Phòng khám Đa khoa khu vực và tuyến xã, gồm: 236 Trạm y tế xã; 08 Phòng khám Đa khoa khu vực (Trong đó, phòng khám Đa khoa khu vực kiêm
2.3.1. Lập dự toán chi thường xuyên NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập của tỉnh Quảng Nam.
chữa bệnh công lập của tỉnh Quảng Nam.
2.3.1. Lập dự toán chi thường xuyên NSNN cho các cơ sở khám chữabệnh công lập của tỉnh Quảng Nam. bệnh công lập của tỉnh Quảng Nam.
Lập dự toán chi thường xuyên NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập của tỉnh Quảng Nam là khâu mở đường quan trọng mang ý nghĩa quyết định đến toàn bộ quá trình quản lý tài chính trong cơ quan, đơn vị. Bởi nó là cơ sở thực hiện và dẫn dắt toàn bộ quá trình thực hiện quản lý tài chính sau này. Hàng năm, sau khi có số dự kiến giao dự toán của Bộ Tài chính cho các địa phương, UBND tỉnh đã giao Sở Y tế phối hợp chặt chẽ với Sở Tài chính để tham mưu lập được dự toán thu- chi NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập của tỉnh Quảng Nam nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh đồng thời phù hợp với kế hoạch ngân sách trong năm của tỉnh.
Dự toán chi thường xuyên NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập của tỉnh Quảng Nam được thực hiện theo Luật NSNN năm 2015; Nghị định 163/2016/NĐ- CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước; Thông tư 342/2016/TT-BTC ngày 21/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chínhThông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước; Quyết định số 46/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2017; Nghị quyết số 21/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 của HĐND tỉnh khóa IX, kỳ họp thứ 3 về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2017, năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách mới theo quy định của Luật ngân sách nhà nước. Đồng thời trên cơ sở đánh giá ước thực hiện thu của năm hiện tại, dự báo tình hình hoạt động trong năm có tác động tăng, giảm đến số thu NSNN để xây dựng dự toán thu NSNN đảm bảo thu đúng, thu đủ các nguồn thu NSNN, tích cực và phù hợp. Qua Bảng 2.3, ta thấy dự toán giao thu qua các năm tăng cao: năm 2013: 457.559 triệu đồng đến năm 2017: 843.472 triệu đồng; tốc độ tăng từ 4% năm 2013 lên đến 23% năm 2017.
Bảng 2.3. Dự toán giao thu cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2013-2017
(Đơn vị tính: triệu đồng) TT Nội dung Dự toán giao thu được UBND giao Trong đó Tốc độ dự toán thu tăng % Thu từ dịch vụ khám chữa bệnh Thu từ hoạt động dịch vụ khác Phí, lệ phí 1 Năm 2013 457.559 437.000 19.000 1.559 4% 2 Năm 2014 478.590 454.330 21.948 2.312 5% 3 Năm 2015 549.678 517.785 28.728 3.165 15% 4 Năm 2016 684.244 648.084 32.760 3.400 24% 5 Năm 2017 843.472 814.915 22.780 5.777 23% Nguồn: UBND tỉnh Quảng Nam
Căn cứ mục tiêu chăm sóc sức khỏe nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, các Chỉ thị của Thành ủy, các Nghị quyết của HĐND, các cơ sở khám chữa bệnh công lập tỉnh Quảng Nam lập dự toán chi thường xuyên đề nghị NSNN phân bổ. Theo như số liệu Bảng 2.4 cho thấy dự toán đề nghị so với dự toán kinh phí NSNN được duyệt có thấp hơn qua các năm, thấp nhất năm 2017 đạt 96%.
Bảng 2.4. Dự toán chi NSNN các cơ sở khám chữa bệnh công lập tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2013-2017
(Đơn vị tính: triệu đồng)
TT Nội dung NSNN đơn vịDự toán chi đề nghị Dự toán chi NSNN được UBND giao So sánh Tỷ lệ % giữa số đề nghị và số giao Tốc độ tăng chi NSNN 1 Năm 2013 405.024 392.682 97% 12% 2 Năm 2014 448.637 439.494 98% 11% 3 Năm 2015 465.169 455.842 98% 4% 4 Năm 2016 497.372 484.536 97% 6% 5 Năm 2017 502.256 483.320 96% 0% Nguồn: UBND tỉnh Quảng Nam
Vì nguồn chi NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập tỉnh Quảng Nam có hạn và phải quản lý chặt chẽ nên các cơ quan chức năng liên quan của tỉnh luôn cân nhắc rất kỹ càng trước khi phê duyệt các chương trình nhiệm vụ mà các địa phương trình lên. Trong số các dự án về phát triển ngành y tế được trình, UBND tỉnh sẽ lựa chọn các chương trình và nhiệm vụ cấp thiết nhất đối với từng địa phương tại thời điểm hiện tại để ưu tiên thực hiện trước đồng nghĩa với những dự án không trọng điểm sẽ không được phê duyệt thực hiện để đảm bảo tiết kiệm nguồn kinh phí và tránh thất thoát NSNN.