Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi thường xuyên NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập của tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu Quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập của tỉnh Quảng Nam. (Trang 38 - 40)

- Phòng khám Đa khoa khu vực và tuyến xã, gồm: 236 Trạm y tế xã; 08 Phòng khám Đa khoa khu vực (Trong đó, phòng khám Đa khoa khu vực kiêm

2.2.Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi thường xuyên NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập của tỉnh Quảng Nam

các cơ sở khám chữa bệnh công lập của tỉnh Quảng Nam

2.2.1. Nhân tố cơ chế chính sách

2.2.1.1. Cơ chế chính sách của Trung ương

Cơ chế phân bổ nguồn lực ngân sách nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp công trong thời gian qua đã có sự chuyển đổi mạnh mẽ từ phân bổ dựa trên các yếu tố đầu vào sang hướng tới phân bổ theo kết quả hoạt động. Từ 2001 đến nay, thực hiện các Nghị quyết của Trung ương, của Đảng, Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các quyết định về định mức phân bổ ngân sách cho các cơ quan trung ương và địa phương, trong đó có các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;… Đặc biệt, trong giai đoạn từ 2017 đến 2020, việc phân bổ NSNN cho các đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện theo Nghị quyết 266/2016/UBTVQH14 ngày 04/10/2016 về ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN năm 2017; Quyết định 46/2016/QĐ- TTg ngày 19/10/2016 về việc banh hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN; Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập… Theo đó, đã có sự đổi mới cơ cấu và phương thức phân bổ, đầu tư từ NSNN cho các đơn vị sự nghiệp.

Việc quy định phân bổ ngân sách cho các đơn vị sự nghiệp công lập theo các tiêu chí, định mức phân bổ ngân sách đã tạo sự minh bạch, rõ ràng trong phân bổ nguồn lực NSNN đối với lĩnh vực sự nghiệp nói chung và các đơn vị sự nghiệp y tế nói riêng. Hơn thế, một trong những tiêu chí phân bổ nguồn lực NSNN cho các đơn vị sự nghiệp công lập đã dựa vào kết quả hoạt động của năm trước liền kề nên phần nào cho thấy việc phân bổ NSNN cho các đơn vị sự nghiệp công đã dần hướng tới kết quả, hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp.

Việc trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị sự nghiệp có điểm tích cực là nâng cao tính chủ động, sáng tạo, tạo nhiều không gian hơn cho các

đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động gắn với trách nhiệm của các đơn vị nên thúc đẩy các đơn vị sự nghiệp chủ động hơn, năng động và sáng tạo nhiều hơn trong các hoạt động quản lý cũng như cung cấp dịch vụ.

Các đơn vị sự nghiệp đã chủ động sắp xếp lại bộ máy, tổ chức lao động phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị nhằm nâng cao hiệu suất công việc; thực hiện phân bổ và sử dụng nguồn lực tài chính đảm bảo tính hiệu quả; phát huy mọi khả năng của đơn vị để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao cũng như cung cấp dịch vụ với chất lượng cao cho xã hội. Cùng với việc nâng cao tính chủ động, sáng tạo của đơn vị sự nghiệp công lập, cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm còn giúp giảm bớt sự can thiệp trực tiếp của cơ quan quản lý cấp trên cũng như giảm bớt tình trạng trông chờ, ỷ lại của các đơn vị sự nghiệp công lập cấp dưới.

Cơ chế hoạt động đối với đơn vị sự nghiệp công lập cũng thúc đẩy các đơn vị sự nghiệp công lập chủ động huy động các nguồn vốn thông qua nhiều hình thức, góp phần tăng nguồn thu sự nghiệp, tăng thu nhập cho cán bộ, viên chức, tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật đối với các đơn vị sự nghiệp công lập. Ngoài ra, cơ chế hoạt động theo hướng giao quyền tự chủ cho đơn vị sự nghiệp công lập cũng tạo sự minh bạch, tăng cường tính công khai và phát huy tính dân chủ trong các đơn vị sự nghiệp công...

2.2.1.2. Cơ chế chính sách tại địa phương

Việc phân cấp ngân sách nhà nước theo Luật NSNN năm 2015 đã tạo chủ động cho chính quyền địa phương trong quyết định nguồn thu và nhiệm vụ chi. Bộ Tài chính là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý điều hành thu, chi NSNN theo đúng quy định của pháp luật (Luật NSNN, Luật Quản lý nợ công, Luật Quản lý tài sản công…). Hàng năm, việc thu, chi của địa phương đều phải thực hiện theo dự toán được Chính phủ, Quốc hội thông qua. Tuy nhiên, các bộ, ngành, địa phương khi được phân bổ ngân sách thực hiện các nhiệm vụ chi phải có trách nhiệm quản lý chi đúng mục tiêu, quy định và hiệu quả. Thực hiện nguyên tắc kỷ luật cứng là không được chi bất cứ đồng nào, nếu không nằm trong dự toán được phê duyệt, dù có sẵn nguồn thu.

Một phần của tài liệu Quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập của tỉnh Quảng Nam. (Trang 38 - 40)