Giải pháp hoàn thiện phân bổ và giao dự toán ngân sách nhà nước cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập của tỉnh Quảng Nam.

Một phần của tài liệu Quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập của tỉnh Quảng Nam. (Trang 77 - 79)

IV Nhân viên Y tế thôn bản

3.3.2.Giải pháp hoàn thiện phân bổ và giao dự toán ngân sách nhà nước cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập của tỉnh Quảng Nam.

cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập của tỉnh Quảng Nam.

Phân bổ và giao dự toán NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập của tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua mặc dù đã chú ý đến việc huy động tối đa mọi nguồn thu để đảm bảo cân đối thu - chi, bố trí các khoản chi NSNN theo thứ tự ưu tiên hợp lý, song việc phân bổ này chưa thực sự phù hợp với nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà mỗi cấp ngân sách phải thực hiện.

Trong giai đoạn tới đây, phân cấp nhiệm vụ chi NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập nên tập trung vào hướng tăng cường phân cấp nhiệm vụ sử dụng NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập cho các cấp chính quyền ở huyện, xã trong một số lĩnh vực quan trọng như y tế, các khu công nghiệp. Bởi lẽ các cấp chính quyền ở cơ sở trực tiếp tổ chức thực hiện nhiệm vụ QLNN trong các lĩnh vực được coi là thiết yếu và quan trọng này, sẽ có điều kiện để nắm bắt rõ nhu cầu chi ở địa phương mình và khả năng thu đáp ứng các nhu cầu chi đó.

Mặc khác, nguồn kinh phí hoạt động của các các cơ sở khám chữa bệnh chủ yếu phụ thuộc vào nguồn thu dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Việc quyết toán và thanh toán của cơ quan Bảo hiểm xã hội chậm, không kịp thời cho các cơ sở khám chữa bệnh, làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc chi tiêu của đơn vị, nhất là chi trả tiền lương cho cán bộ công nhân viên và trả nợ tiền thuốc, vật tư tiêu hao của các nhà thầu và đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên…

Vì vậy, việc phân cấp nhiệm vụ chi phải thực hiện trước và tiến hành song song với phân cấp nguồn thu, định mức phân bổ NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh công lâp. Các cơ sở khám chữa bệnh nêu cao vai trò, trách nhiệm trong quản lý, sử dụng chặt chẽ, có hiệu quả BHYT, từ việc sử dụng thuốc, vật tư, chỉ định xét nghiệm, thường xuyên nắm thông tin về tình hình sử dụng quỹ để điều hành hợp lý để quản lý tốt hơn nữa quỹ BHYT tại các cơ sở y tế. Bên cạnh đó, Cơ quan BHXH các cấp cần thường xuyên phối hợp, làm việc chặt chẽ với cơ sở y tế, các cơ sở khám chữa bệnh, chia sẻ thông tin kịp thời về tình hình sử dụng quỹ, giao và cấp kinh phí đầy đủ, giám định chính xác, nhanh, không để chậm, treo quyết toán kéo dài gây ảnh hưởng đến cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh cho nhân dân…

Cần phải chú trọng xây dựng cơ cấu NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập tỉnh Quảng Nam khoa học, hợp lý hơn, đảm bảo ngân sách cho công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân theo Nghị quyết số 20/NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị TW 6 khóa XII. Đối với số kinh phí giảm cấp ngân sách chi thường xuyên cho các cơ sở khám chữa bệnh khi đã tính lương vào giá dịch vụ khám, chữa bệnh, Sở Y tế phối hợp với Sở Tài chính xây dựng phương án, trình UBND tỉnh Quảng Nam không điều chuyển sang các lĩnh vực chi khác mà sử dụng phần giảm cấp ngân sách của năm kế hoạch để chi các hoạt động cấp bách của y tế địa phương:

- Tăng chi cho y tế dự phòng; y tế cơ sở, bố trí đủ ngân sách địa phương để thực tăng chi cho y tế dự phòng; y tế cơ sở; bố trí đủ ngân sách địa phương để thực hiện các hoạt động dự án thuộc Chương trình mục tiêu y tế - dân số theo quy định

tại Quyết định số 1125/QĐ-TTg ngày 31/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ và mức chi theo hướng dẫn tại Thông tư số 26/2018/TT-BTC.

- Hỗ trợ cho các cơ sở mua sắm trang thiết bị y tế, sửa chữa cơ sở, thực hiện dự án bệnh viện vệ tinh để nâng cao trình độ chuyên môn, cải thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh.

- Mua và hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng theo quy định của Luật bảo hiểm y tế.

- Thực hiện chính sách hỗ trợ người nghèo, đối tượng chính sách tham gia sử dụng dịch vụ y tế công lập.

- Hỗ trợ kinh phí chi thường xuyên cho các cơ sở khám chữa bệnh có nguồn thu không đủ chi hoạt động thường xuyên như: Bệnh viện Y học Cổ truyền, Bệnh viện Tâm thần, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch…

Cơ cấu NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập phải được thường xuyên quan tâm, đổi mới cho phù hợp với tình hình biến động kinh tế - xã hội cũng như nhiệm vụ cụ thể của địa phương trong từng thời kỳ. Có như vậy mới đảm bảo được một cơ cấu NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập tỉnh Quảng Nam đạt hiệu quả cao..

Một phần của tài liệu Quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập của tỉnh Quảng Nam. (Trang 77 - 79)