chữa bệnh công lập tỉnh Đà Nẵng.
Ngành y tế thành phố Đà Nẵng có được những thành quả như hiện nay là nhờ sự tập trung triển khai đồng bộ và toàn diện trên nhiều lĩnh vực trong đó kể đến là công tác quản lý chi NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập trên địa bàn thành phố. Các cơ quan chức năng liên quan đến công tác y tế đã áp dụng các bài học kinh nghiệm sau:
- Đà Nẵng đã đưa nguyên tắc phân bổ ngân sách cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập rất rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện phù hợp với lộ trình tăng giá dịch vụ khám chữa bệnh. Mặc khác, Đà Nẵng là một trong những thành phố được Bộ Y tế giao thực hiện Thông tư 37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 29/10/2015 Quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh BHYT giữa các bệnh viện cùng hạng
trên toàn quốc sớm nhất đúng tiến độ. Tiếp nối kết quả đạt được, ngành y tế Đà Nẵng kế hoạch sẽ triển khai lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cụ thể như sau:
+ Năm 2017: Tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp (chưa tính chi phí quản lý và chi phí khấu hao tài sản cố định);
+ Đến năm 2018: Tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp và chi phí quản lý (chưa tính chi phí khấu hao tài sản cố định);
+ Đến năm 2020: Tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý và chi phí khấu hao tài sản cố định.
Từ đó, tạo cơ sở tiến đến triển khai cơ chế tự chủ hoàn toàn về tài chính cho hầu hết các đơn vị sự nghiệp công có thu thuộc lĩnh vực y tế trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và đối với những đơn vị sự nghiệp công không có thu hoặc có nguồn thu thấp thành phố sẽ có chính sách đặt hàng để đảm bảo nguồn lực hoạt động cho những đơn vị này và mục tiêu an sinh xã hội. Trong những năm qua, các đơn vị y tế đã từng bước thực hiện cơ chế tự chủ theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; qua đó đã phát huy được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế và kinh phí quản lý hành chính tại từng đơn vị. Để nâng cao hiệu quả hoạt động sự nghiệp, các đơn vị sự nghiệp có thu đã chủ động xây dựng phương pháp sắp xếp tổ chức theo hướng tinh gọn, hợp lý đảm bảo thực hiện hoàn thành nhiệm vụ được giao; tích cực khai thác các nguồn thu theo cơ chế Liên doanh liên kết, chủ động sử dụng các nguồn kinh phí tuỳ theo yêu cầu hoạt động của đơn vị, đảm bảo chi tiêu hiệu quả, tiết kiệm theo quy chế chi tiêu nội bộ do đơn vị xây dựng. Tiếp đó, ngày 14/12/2015 Chính phủ ban hành Nghị định số 16/2015/NĐ- CP Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập (thay thế Nghị định 43), đến thời điểm hiện nay ngành Y tế thành phố Đà Nẵng đã triển khai thí điểm tự đảm bảo được toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên ở 05 đơn vị sự nghiệp công có nguồn thu (gồm Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện Mắt, Bệnh viện Phụ Sản - Nhi, Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh
sản, Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế).
Việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đã thực sự đem lại hiệu quả trong công tác chuyên môn; các đơn vị đã trích lập quỹ phát triển sự nghiệp hoạt động của đơn vị, chủ động có kế hoạch mua sắm trang thiết bị máy móc thiết yếu phục vụ cho công tác điều trị, nâng cao hiệu quả chăm sóc người bệnh, nâng cao chất lượng khám, điều trị và thu hút bệnh nhân giảm chuyển đi tuyến trên. Ngoài ra việc tự chủ trong cân đối kinh phí hoạt động, còn đem lại nguồn thu hợp lý giúp nâng cao đời sống cán bộ công chức viên chức, người lao động, ổn định thu nhập, thu hút cán bộ trong hệ thống y tế công.
- Thành phố luôn chú trọng tăng cường công tác quản lý, đề xuất các cơ chế hợp lý nhằm sử dụng ngân sách nhà nước cấp một cách hiệu quả. Một trong những chủ trương góp phần làm giảm tỷ lệ phần ngân sách cấp cho y tế là công tác xã hội hóa, liên doanh liên kết được đẩy mạnh. Trong nhiều năm qua, các cơ sở khám chữa bệnh đã huy động từ nhiều nguồn góp vốn, liên danh liên kết, huy động từ cán bộ công chức viên chức, quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị và nhà đầu tư để trang bị các trang thiết bị y tế hiện đại như MRI, CT scanner, X quang kỹ thuật số, máy chạy thận nhân tạo…phục vụ công tác khám chữa bệnh, góp phần đáng kể cho sự phát triển của ngành y tế hiện đại. Điểm đáng nói đầu tiên là các đoàn thể chính trị xã hội cũng luôn quan tâm hỗ trợ, nhất là sự đóng góp của cộng đồng trong các hoạt động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân. Từ kinh nghiệm nối tiếp kinh nghiệm, y tế Đà Nẵng dần khẳng định mình trong nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân bằng con đường xã hội hóa. Người dân đã có kiến thức và ý thức hơn trong việc chăm lo, tự bảo vệ sức khoẻ cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Cùng với đó là qui mô của liên doanh, liên kết trong các đơn vị y tế công lập đã được thực hiện từ thành phố đến quận huyện, góp phần hiện đại hóa trang thiết bị trong chẩn đoán.
- Trong công tác quản lý chi NSNN, Đà Nẵng luôn đặt công tác giải quyết các vấn đề sức khỏe của người dân lên hàng đầu luôn chủ động cân đối, bố trí chi NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập ở mức cao nhất có thể. Sự tiến bộ
như vũ bão của khoa học kỹ thuật, công nghệ cao trong chẩn đoán điều trị; sự chuyển đổi mô hình bệnh tật cộng với sự xuất hiện các bệnh dịch mới nổi và nguy hiểm, những yếu tố này đòi hỏi, người thầy thuốc phải không ngừng học tập, cập nhật kiến thức và kỹ năng chuyên môn. Chính vì nhận thức được điều này, bản thân ngành y tế Đà Nẵng phải chú trọng vào 4 nhóm cơ bản để phân bổ NSNN: Trước hết là giáo dục tư tưởng, để kết hợp giáo dục y đức - tính chuyên môn trong y học. Nâng cao yếu tố Tổ chức - Nhân lực - Đào tạo; nâng quy mô và hoàn thiện hệ thống bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh, bảo đảm nguồn nhân lực đủ về số lượng, từng bước nâng cao về chất lượng; phối hợp với các cơ sở đào tạo khác tổ chức các lớp đào tạo cán bộ sau đại học, cán bộ y tế chuyên ngành nhằm đáp ứng nhu cầu về nhân lực y tế tại thành phố...
Trên cơ sở nghiên cứu những lý luận chung về quản lý chi thường xuyên NSNN cho cơ sở khám chữa bệnh công lập của thành phố Đà Nẵng, ta có thể rút ra bài học kinh nghiệm có ý nghĩa tham khảo, vận dụng vào cho công tác quản lý chi thường xuyên NSNN cho cơ sở khám chữa bệnh công lập của tỉnh Quảng Nam, như sau:
Một là, việc vận dụng cơ chế, chính sách quản lý chi NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập cần phải chọn lọc, phân tích để áp dụng một cách linh hoạt, phù hợp với đặc điểm riêng biệt của mình nhưng phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Tăng cường chi ngân sách nhà nước trong lĩnh vực y tế và dân số. Ưu tiên bố trí ngân sách y tế đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh nhân dân. Tăng cường ngân sách cho y tế dự phòng, y tế cơ sở, các bệnh viện ở vùng khó khăn, biên giới, các lĩnh vực phong, lao tầm thần….Trong phân cấp ngân sách cần chú trọng cân đối giữa NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập cấp tỉnh và cấp huyện, nhằm phát huy vai trò của các cấp chính quyền địa phương trong sự nghiệp bảo vệ sức khỏe người dân.
Hai là, phải chú trọng công tác lập kế hoạch để dự báo nhu cầu khám chữa bệnh của người dân phục vụ cho việc hoạch định chính sách liên quan đến chi NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển
các cơ sở khám chữa bệnh công lập một cách toàn diện, vững chắc. Cần phân cấp quản lý NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập đi đôi với phân cấp chi ngân sách cho các đơn vị sử dụng NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập trên cơ sở thống nhất chính sách, chế độ, tạo điều kiện cho các đơn vị sử dụng ngân sách phát huy được tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo các quy định của pháp luật.
Bốn là, căn cứ vào điều kiện thực tế kinh tế - xã hội của từng địa phương để tham mưu UBND tỉnh Quyết định ban hành định mức NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập cho phù hợp theo nguyên tắc tổng thu trừ tổng chi và hỗ trợ những chi phí chưa cơ cấu vào giá dịch vụ.
Năm là, hằng năm tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra tài chính; tổ chức rút kinh nghiệm về công tác thanh tra, kiểm tra tài chính; kiến nghị các cơ quan nhà nuớc có thẩm quyền, sửa đổi bổ sung hoặc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với quy định của pháp luật và yêu cầu quản lý NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập.
CHƯƠNG 2