Mục tiêu phát triển các cơ sở khám chữa bệnh công lập của tỉnh Quảng Nam.

Một phần của tài liệu Quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập của tỉnh Quảng Nam. (Trang 69 - 72)

IV Nhân viên Y tế thôn bản

3.2.1.Mục tiêu phát triển các cơ sở khám chữa bệnh công lập của tỉnh Quảng Nam.

đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025; Nghị quyết số 177/2015/NQ-HĐND ngày11/12/2015 của HĐND tỉnh Quảng Nam về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016 - 2020; Quyết định số 2348/QĐ-TTg ngày 05/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển mạng lưới YTCS trong tình hình mới; tiếp tục đầu tư cho YTCS để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân. Triển khai thực hiện có hiệu quả mô hình Trung tâm Y tế huyện đa chức năng bắt đầu từ năm 2019 theo quy định tại Thông tư số 37/2016/TT-BYT ngày 25/10/2016 của Bộ Y tế, Quyết định số 3427/QĐ-UBND ngày 13/11/2018 của UBND tỉnh về Ban hành Đề án kiện toàn hệ thống tổ chức y tế tỉnh Quảng Nam Tổ chức phân loại, giao quyền tự chủ cho các cơ sở y tế thực hiện theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ. Ngân sách nhà nước hỗ trợ đối với các đơn vị được cơ quan có thẩm quyền phân loại là đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên, đơn vị do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.

3.2. Mục tiêu và định hướng phát triển các cơ sở khám chữa bệnh cônglập của tỉnh Quảng Nam. lập của tỉnh Quảng Nam.

3.2.1. Mục tiêu phát triển các cơ sở khám chữa bệnh công lập của tỉnhQuảng Nam. Quảng Nam.

3.2.1.1. Mục tiêu chung

Quy hoạch phát triển toàn diện sự nghiệp y tế từ tỉnh đến cơ sở theo hướng sâu rộng, hiện đại, phát triển đồng bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân lực. Hoàn thiện tổ chức bộ máy, đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính, phát triển nguồn nhân lực để nâng cao năng lực cung ứng và chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám bệnh, chữa bệnh cho người dân trên địa bàn, cung ứng dịch vụ theo hướng toàn diện, liên tục, ưu tiên các hoạt động y tế dự phòng gắn với y tế cơ sở như: dinh dưỡng học đường; dinh dưỡng cho người lao động; tăng cường luyện

tập thể dục thể thao; phòng ngừa khuyết tật; kiểm tra, giám sát chất lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt; vận động toàn dân sử dụng nước sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh nhà tiêu hộ gia đình và các cơ sở y tế, vệ sinh cá nhân; phòng chống các tác động bất lợi của ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu tới sức khỏe; phòng chống bệnh nghề nghiệp, phòng chống thương tích, xây dựng cộng đồng an toàn; phòng chống các bệnh không lây nhiễm như: tim mạch, ung thư, đái tháo đường..., giảm biến chứng, giảm tử vong, tăng tuổi thọ, nâng cao chất lượng cuộc sống và tầm vóc nhân dân; vận động xây dựng nếp sống văn minh, lối sống lành mạnh, vệ sinh; xóa bỏ các tập tục lạc hậu ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, nhất là miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tổ chức thực hiện có hiệu quả các kế hoạch, chương trình về chỉ số sức khỏe giữa các vùng, miền, tạo điều kiện cho mọi người dân vùng nông thôn, miền núi, biển đảo được tiếp cận dịch vụ về nâng cao sức khỏe, nâng cao kiến thức, thay đổi hành vi, lối sống để phòng bệnh và nâng cao sức khỏe, góp phần giảm quá tải cho các bệnh viện tuyến trên, bảo đảm công bằng, hiệu quả trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.

3.2.1.2. Mục tiêu cụ thể

- Triển khai thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực quản lý và chuyên môn của Bệnh viện như: Kiện toàn bộ máy; phát triển ứng dụng tin học trong quản lý, điều hành; tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện quy chế và các quy định của Bộ Y tế, chú trọng thực hiện các quy chế: cấp cứu, hồ sơ bệnh án, chăm sóc sơ sinh, công tác điều dưỡng và tiết chế dinh dưỡng, kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, sử dụng thuốc an toàn và hợp lý.

- Phát triển các kỹ thuật mới về lâm sàng và cận lâm sàng được các Bệnh viện tập trung thực hiện thông qua việc đưa cán bộ về tuyến trên học tập, tiếp nhận kỹ thuật chuyển giao từ tuyến trên, đầu tư trang bị thêm thiết bị y tế.

- Cải tiến thủ tục đón tiếp bệnh nhân, cải thiện quy trình cung cấp dịch vụ kỹ thuật, giảm thời gian chờ đợi của bệnh nhân tại phòng khám và các phòng kỹ thuật dịch vụ: Các Bệnh viện đều triển khai đầu tư cải tạo lại Khu khám bệnh, bố trí lại

điểm xét nghiệm và cung cấp thuốc liền kê Khu khám bệnh, tăng thêm bàn khám để giảm thời gian chờ đợi khám của người bệnh.

- Xây dựng và thực hiện các hoạt động về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người bị ảnh hưởng bởi hậu quả của chiến tranh và các đối tượng ưu tiên, người dân sinh sống ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, biên giới, hải đảo. Triển khai các hoạt động chăm sóc tại nhà, tại cộng đồng đối với người cao tuổi, người khuyết tật, người mắc bệnh không lây nhiễm, bệnh mạn tính, chăm sóc giảm nhẹ đối với người mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối phù hợp với phong tục, tập quán, điều kiện kinh tế xã hội của từng vùng, địa phương. Triển khai các hoạt động dự phòng, tư vấn, khám và xét nghiệm sàng lọc cho phụ nữ có thai.

- Xây dựng kế hoạch và triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý y tế cơ sở, quản lý tiêm chủng, quản lý bệnh tật, quản lý sức khỏe; tiếp tục thực hiện tốt Kế hoạch số 4481/KH-UBND ngày 23/8/2017 của UBND tỉnh về lập Hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; đảm bảo hoàn thiện hồ sơ điện tử quản lý sức khỏe toàn dân tại các đơn vị y tế cơ sở vào cuối năm 2019 phục vụ cho công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu cơ bản đến năm 2019

TT Chỉ tiêu Đơn vị Kế hoạch

(1) (2) (3) (4)

1 Tổng số giường bệnh Giường 5.550 2 Số giường bệnh/1 vạn dân (không tính giường trạm y tế xã) Giường/ vạn dân 37

Trong đó: Số giường bệnh/1 vạn dân thuộc

công lập Giường/ vạn dân 32,6

3 Số bác sỹ/1 vạn dân vạn dânBác sỹ/ 8,6 4 Tỷ lệ trạm y tế xã, phường, thị trấn có bácsỹ làm việc % 65,0 5 Dân số trung bình (ước tính) Triệu người 1,5

Một phần của tài liệu Quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập của tỉnh Quảng Nam. (Trang 69 - 72)