Nhân tố trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý chi NSNN tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập của tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu Quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập của tỉnh Quảng Nam. (Trang 40 - 43)

- Phòng khám Đa khoa khu vực và tuyến xã, gồm: 236 Trạm y tế xã; 08 Phòng khám Đa khoa khu vực (Trong đó, phòng khám Đa khoa khu vực kiêm

2.2.3.Nhân tố trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý chi NSNN tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập của tỉnh Quảng Nam

tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập của tỉnh Quảng Nam

Toàn ngành y tế hiện có 417/6.912 cán bộ y tế thực hiện nhiệm vụ quản lý chi NSNN tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập tỉnh Quảng Nam, về trình độ:

- Tỷ lệ đại học và sau đại học: 76,7%. - Tỷ lệ cao đẳng và trung cấp: 23,3%.

Qua số liệu trên ta thấy cán bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý chi NSNN tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập tỉnh Quảng Nam có trình độ đại học và sau đại học chiếm tới 76,7% tổng số cán bộ, tỷ lệ này khá cao. Tuy nhiên, qua thực tế thực hiện nhiệm vụ, vẫn xảy ra một số trường hợp cán bộ quản lý lập kế hoạch ngân sách chưa phù hợp với thực tiễn đơn vị công tác, do chưa được thường xuyên tập huấn, đào tạo. Đối với công tác quản lý chi NSNN tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập

luôn luôn đòi hỏi kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu không chỉ riêng về tài chính mà còn phải am hiểu cơ bản về y, dược mới có thể hỗ trợ đắc lực trong công tác tham mưu và quản lý chi NSNN tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập từ đó giúp công tác này đạt hiệu quả cao hơn.

2.2.4. Nhân tố công nghệ thông tin

Năm 2016, ngành y tế tỉnh Quảng Nam được NSNN hỗ trợ kinh phí để triển khai ứng dụng phần mềm khám chữa bệnh VNPT-HIS. Từ khi ứng dụng VNPT- HIS, hiệu quả quản lý, điều hành khám chữa bệnh của các cơ sở y tế trong toàn tỉnh được nâng cao rõ rệt, giúp giảm chi phí và tránh thất thoát. Đặt biệt là lưu trữ dữ liệu hiệu quả, chính xác và thuận tiện khi tra cứu, đảm bảo công tác thống kê cũng như minh bạch thông tin tài chính trong hoạt động khám và điều trị. Dựa trên kiến trúc hệ thống mở, VNPT-HIS cho phép kết nối, tích hợp với các thiết bị y tế và hệ thống khác nhau như máy xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thiết bị y tế cá nhân. Cùng với đó, phần mềm quản lý bệnh viện này còn liên kết đến các hệ thống quản lý nhà nước như: Cổng bảo hiểm xã hội, cổng dữ liệu Bộ Y tế, các hệ thống trong nền tảng chính phủ điện tử eGOV.

Năm 2018, Sở Y tế đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện phần mềm hồ sơ sức khỏe. Quảng Nam là một trong những tỉnh đầu tiên triển khai phần mềm hồ sơ sức khỏe trong cả nước. Bước đầu đã đưa công nghệ thông tin về tuyến xã phục vụ công tác quản lý, theo dõi và chăm sóc sức khỏe nhân dân theo xu hướng cuộc cách mạng 4.0. Hầu hết người dân tỉnh Quảng Nam đã được tạo lập hồ sơ sức khỏe điện tử, được tuyến xã quản lý, theo dõi. Trong thời gian tới, tập trung ưu tiên khắc phục các khó khăn, tồn tại nêu trên với mục tiêu phải liên thông, kết nối dữ liệu tự động, kịp thời và đầy đủ từ các phần mềm y tế (HIS, TCMR...) sang hồ sơ sức khỏe phục vụ cho công tác quản lý và sử dụng hiệu quả tại địa phương.

Cho đến nay, công nghệ thông tin đã giúp nâng cao năng lực ngành y tế tỉnh Quảng Nam không chỉ "đỡ đầu" cho việc triển khai và ứng dụng thành công các kỹ thuật cao, mà còn giúp ích cho quá trình cải cách hành chính trong công tác quản lý, điều hành…

2.2.5. Nhân tố khách quan khác ảnh hưởng đến quản lý chi thường xuyênNSNN các cơ sở khám chữa bệnh công lập. NSNN các cơ sở khám chữa bệnh công lập.

2.2.5.1. Tình hình kinh tế của tỉnh Quảng Nam

Theo Báo cáo tóm tắt tình hình kinh tế, xã hội năm 2017: Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) đạt 63.003 tỷ đồng, tăng 5,09% so với giá trị thực hiện năm 2016. Cũng trong năm 2017, đa số các ngành đều đạt và vượt so với kế hoạch. Cụ thể, giá trị sản xuất ngành công nghiệp đạt gần 79.000 tỷ đồng, tăng trên 2% so với năm 2016, du lịch và dịch vụ tăng cao. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt gần 44,2 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 13,8%. Tổng lượt khách tham quan và lưu trú đạt hơn 6,1 triệu lượt, tăng 22,7% Cơ cấu GRDP năm 2017 chuyển dịch theo hướng tích cực. Giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp đạt 13.000 tỷ đồng, tăng trên 4%. Năm 2017 chỉ số giá (CPI) tăng 5,15% so với năm 2016. Tổng vốn huy động của các ngân hàng trên địa bàn đạt hơn 44.000 tỷ đồng, tổng thu NSNN trên địa bàn đạt hơn 18.780 tỷ đồng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,85%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo được nâng lên 55%. Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám, điều trị bệnh và các chương trình y tế được triển khai rộng khắp.

2.2.5.2. Điều kiện tự nhiên- xã hội của tỉnh Quảng Nam

Quảng Nam là tỉnh thuộc vùng đồng bằng duyên hải miền Trung, ở trung độ của cả nước, có tọa độ địa lý từ 14057’10’’ đến 16o03’50”vĩ độ Bắc, từ số 107o12’40” đến 108o44’20” kinh độ Đông. Cách Thủ đô Hà Nội khoảng 883 km về hướng Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 887 km về hướng Nam theo Quốc lộ 1A.

- Phía Bắc giáp : Tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng. - Phía Nam giáp : Tỉnh Quảng Ngãi và Kom Tum.

- Phía Tây giáp : Nước CHDCND Lào và tỉnh Kon Tum. - Phía Đông giáp : Biển Đông.

Tổng diện tích tự nhiên tỉnh Quảng Nam là 1.057.474 ha. Toàn tỉnh có 2 thành phố (Tam Kỳ, Hội An), 01 thị xã (Điện Bàn) và 15 huyện (Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Bắc Trà My, Nam Trà My, Hiệp Đức, Tiên Phước, Nông Sơn, Duy Xuyên, Đại Lộc, Thăng Bình, Quế Sơn, Núi Thành và Phú Ninh),

với 244 đơn vị hành chính cấp xã, gồm: 207 xã, 25 phường và 12 thị trấn.

Phía đông có bờ biển chạy dài trên 125 km, vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn hơn 40.000 km2 hình thành nhiều ngư trường với nguồn lợi hải sản phong phú để phát triển nghề khai thác thủy sản.

Quảng Nam nằm trong vùng trọng điểm kinh tế Miền Trung, phía bắc giáp thành phố Đà Nẵng, phía nam giáp khu kinh tế Dung Quất, có sân bay, cảng biển, đường Xuyên Á nên rất thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế - xã hội và có tầm quan trọng trong an ninh, quốc phòng.

Dân số trung bình toàn tỉnh năm 2016 là 1.487.721 người, trong đó dân số nam: 729.713 người, dân số nữ: 758.008 người, phân bố tập trung nhiều ở khu vực đô thị, đồng bằng ven biển, phân bố ít ở khu vực miền núi. Dân số nông thôn là

1.128.088 người chiếm 75,82%; hiện có khoảng 359.633 người sống ở khu vực đô thị (các thị xã và thị trấn). Mật độ dân số 141 người/ km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 10,11%. Năm 2016, lực lượng lao động của tỉnh ước tính toàn tỉnh có khoảng 903.500 người.

Một phần của tài liệu Quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập của tỉnh Quảng Nam. (Trang 40 - 43)