Hoàn thiện các quy định về quy trình cho vay đầu tƣ bất động sản

Một phần của tài liệu Tài liệu Thực thi pháp luật cho vay đầu tư bất động sản tại Ngân hàng (Trang 94 - 99)

tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

(i) Đối với hồ sơ pháp lý của khách hàng vay vốn

pháp luật Việt Nam hiện hành, đề nghị Agribank sửa chữa kịp thời bằng việc ban hành ra một phụ lục nhằm sửa đổi, bổ sung một số nội dung chưa tương thích với pháp luật hiện hành nhằm tránh phát sinh những rủi ro pháp lý trong quá trình thực hiện hợp đồng tín dụng.

Về vấn đề xác định và phân biệt khách hàng là nhà đầu tư nước ngoài hay nhà đầu tư Việt Nam vay vốn, hiện nay, Luật Đầu tư 2014 và Luật Doanh nghiệp 2014 đã có sự thống nhất. Theo đó:

Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hợp đồng BCC thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;

b) Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;

c) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51 % vốn điều lệ trở lên [49, Điều 23].

Như vậy, tỷ lệ nắm giữ vốn của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp liên doanh thành lập tại Việt Nam phải lớn hơn 51% thì doanh nghiệp đó mới cần đáp ứng các điều kiện và thủ tục đầu tư như đối với nhà đầu tư nước ngoài. Còn dưới 51% thì được áp dụng các điều kiện và thủ tục đầu tư như đối với nhà đầu tư trong nước. Tuy nhiên, việc xem xét khách hàng là doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài phải nộp Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hay cả hai loại Giấy này vẫn chưa có ý kiến chỉ đạo cụ thể của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Do vậy, pháp luật cần nhanh chóng hoàn thiện quy định về cấp các loại giấy phép cho tổ chức đầu tư để các doanh nghiệp, ngân hàng thuận tiện hơn trong quá trình chuẩn bị và xét duyệt hồ sơ vay vốn. Trong trường hợp cần

thiết nhưng pháp luật vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể, Ngân hàng hoặc doanh nghiệp có thể làm công văn, đệ trình lên cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để xin hướng dẫn chi tiết cho vấn đề này.

(ii)Đối với việc thẩm định và phê duyệt khoản vay

Tình hình nợ xấu và sự vi phạm pháp luật của các cán bộ, lãnh đạo Agribank trong thời gian vừa qua là sự minh chứng cho việc cần cấp bách hoàn thiện quy định về thẩm định và phê duyệt khoản vay cũng như đào tạo nhân sự đảm bảo yêu cầu, tiêu chuẩn về thẩm định.

Theo đó, đối với việc hoàn thiện quy định pháp luật, Agribank cần phân định rõ nhiệm vụ thẩm định khoản vay với chức năng quyết định phê duyệt khoản vay. Nhiệm vụ của cán bộ thẩm định khoản vay là phải tìm ra những điểm đáp ứng đủ điều kiện và những điểm chưa đáp ứng đủ điều kiện cho vay của khách hàng cũng như dự án đầu tư BĐS mà khách hàng vay vốn. Bởi trên thực tế, không có khách hàng nào có lịch sử tài chính “hoàn hảo” và không có dự án đầu tư BĐS nào mà không có những vướng mắc hoặc vấn đề cần giải quyết. Do vậy, nhiệm vụ của Người thẩm định, Người kiểm soát là phải chỉ ra được những thiếu sót đó để phán đoán và đưa ra nhận định xem có nên cho vay hay không. Qua đó, Người phê duyệt mới cân đối những mặt có lợi và những mặt có hại để ra phán quyết cho vay. Đối với những khoản vay phải được phê duyệt bởi Hội đồng tín dụng thì cuộc họp của Hội đồng tín dụng phải được tiến hành nghiêm túc, minh bạch và khách quan. Như vậy, mới đảm bảo tính chính xác và an toàn trong việc cho vay vốn. Để làm được điều đó, Agribank cần phải chú trọng vào việc đào tạo và chọn lựa những người có năng lực, kinh nghiệm chuyên môn, nhiệt tình với công việc và có đạo đức nghề nghiệp, bổ nhiệm vào làm ở những vị trí thích hợp.

Bên cạnh đó, theo quy định tại điểm c, Khoản 2 Điều 12 Quy chế cho vay tại Agribank, mức vốn tự có tối thiểu của khách hàng khi đề nghị cho vay trung, dài hạn để thực hiện dự án là bằng 20% tổng nhu cầu vốn. Mức vốn này được thể hiện ở mục “tiền và các khoản tương đương với tiền” trong báo cáo tài chính. Vì vậy, khi thẩm định khoản vay, các cán bộ thẩm định về năng lực tài chính của khách hàng cần kiểm

tra, thẩm định khả năng đáp ứng vốn tối thiểu tự có của dự án để nhằm hạn chế việc đầu tư ồ ạt, kém chất lượng của các chủ đầu tư không có khả năng đáp ứng về tài chính. Hơn nữa, nếu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định đối với dự án BĐS được giao, khách hàng phải có vốn tự có cao hơn mức cụ thể do cơ quan Nhà nước quy định thì khách hàng vay vốn tại Agribank cũng phải thỏa mãn được yêu cầu này.

Những quy định về khả năng tài chính của Agribank có ý nghĩa lớn trong việc bảo đảm an toàn cho hoạt động tín dụng của toàn hệ thống Agribank nói riêng và hệ thống Ngân hàng nói chung. Sự bảo đảm về tài chính của khách hàng tỷ lệ thuận với khả năng được hoàn nợ của Ngân hàng. Điều này cũng là một trong những điều kiện nên được Agribank và khách hàng thỏa thuận rõ trong hợp đồng tín dụng.

Ngoài ra, Agribank nơi cho vay cần phải thực hiện đúng quy trình thẩm định được ban hành trong nội bộ. Nếu khoản vay vượt thẩm quyền phê duyệt của Agribank nơi cho vay thì Agribank nơi có đủ thẩm quyền phải tiến hành tái thẩm định khoản vay theo đúng trình tự tái thẩm định được nêu trong Quy chế cho vay tại Agribank để quyết định cho vay được chính xác. Tránh tình trạng rút gọn quy trình thẩm định và tái thẩm định gây nên hậu quả nghiêm trọng như trường hợp cho vay đầu tư BĐS của Agribank Chi nhánh 6 và Công ty Thanh Phát.

(iii) Đối với việc thẩm định tài sản bảo đảm khoản vay

Những rủi ro tiềm ẩn trong việc nhận tài sản bảo đảm đặt ra yêu cầu làm thế nào để giảm thiểu tối đa những rủi ro và những hậu quả từ những rủi ro đó cho Ngân hàng nói chung và Agribank nói riêng. Thông thường sẽ có hai biện pháp là: biện pháp về hoàn thiện quy định pháp luật và biện pháp về hoàn thiện con người.

Về biện pháp hoàn thiện quy định bảo đảm tiền vay, Quy chế bảo đảm cấp tín dụng cho phép “Một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa

vụ đối với Agribank hoặc bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ đối với Agribank và các bên nhận bảo đảm khác nếu giá trị tài sản đó tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm” [20, Điều 6]. Tuy nhiên,

thông qua ví dụở trên, ta thấy, Công ty Thanh Phát đã sử dụng tài sản bảo đảm là 25 quyền sử dụng đất tại Thành phố Hồ Chí Minh để đảm bảo nợ vay. Trong số này, có

tới 22 quyền sử dụng đất là tài sản hình thành trong tương lai và hình thành trực tiếp từ vốn vay của Agribank Chi nhánh 6. Sau đó, Công ty này lại “mượn” lại 23 sổ đỏ đang thế chấp để đi vay tại Ngân hàng Phương Nam. Như vậy, gián tiếp Agribank Chi nhánh 6 đã cho khách hàng vay vốn để khách hàng làm tài sản bảo đảm đi vay vốn ở Ngân hàng khác. Đồng thời, Agribank Chi nhánh 6 có nguy cơ mất quyền xử lý tài sản bảo đảm đối với 22 quyền sử dụng là tài sản hình thành trong tương lai bởi khi tài sản chưa được hình thành, sổ đỏ là giấy tờ duy nhất có thể chứng minh quyền sở hữu hợp pháp của khách hàng đối với khu đất đó. Đây là sai lầm nghiêm trọng trong công tác thẩm định tài sản bảo đảm, theo dõi, lưu giữ các hồ sơ, giấy tờ của tài sản đảm bảo gây hậu quả nghiêm trọng. Mặc dù,quy định cho phép một tài sản có thể bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, nhưng quan trọng là Agribank phải biết rõ những nghĩa vụ đó là gì, có phù hợp với giá trị của tài sản bảo đảmhay không. Đồng thời, khi ký kết hợp đồng bảo đảm tài sản với khách hàng, Agribank phải nhanh chóng đăng ký giao dịch bảo đảm với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để chiếm ưu thế khi tiến hành xử lý tài sản bảo đảm mà xảy ra tranh chấp, tránh trường hợp khi có tranh chấp mới đi đăng ký giao dịch bảo đảm để được pháp luật bảo vệ thì lúc đó đã muộn.

Bên cạnh đó, Agribank nên phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ thẩm định tín dụng và cán bộ định giá tài sản bảo đảm. Cán bộ thẩm định tín dụng không có thẩm quyền để thẩm định, định giá tài sản bảo đảm và ngược lại. Như vậy mới bảo đảm được tính khách quan, trung thực trong công tác thẩm định trước khi cho vay.

Mặt khác, Agirbank cũng cần có thêm các quy định và thực hiện nghiêm túc việc đánh giá lại giá trị tài sản bảo đảm, ít nhất là mỗi quý một lần để kiểm tra được giá trị thực tế của tài sản bảo đảm. Từ đó, có những điều chỉnh hợp lý trong việc giải ngân và thu hồi vốn.

Cuối cùng, ngoài việc chú trọng xây dựng và hoàn thiện các quy định nội bộ về cho vay đầu tư BĐS nói riêng và quy định về cho vay nói chung, Agribank còn phải chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bằng việc tuyển chọn những cán bộ có đủ đức, đủ tài vào làm việc tại Ngân hàng, cử cán bộ đi đào tạo chuyên sâu về

lĩnh vực thẩm định tài sản, đồng thời có chế độ đãi ngộ tốt để đảm bảo thu hút được nguồn nhân lực có chất lượng cao, gắn bó với nghề v.v…

Một phần của tài liệu Tài liệu Thực thi pháp luật cho vay đầu tư bất động sản tại Ngân hàng (Trang 94 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)