Hồ sơ xét duyệt cho vay

Một phần của tài liệu Tài liệu Thực thi pháp luật cho vay đầu tư bất động sản tại Ngân hàng (Trang 56 - 59)

Khi có mong muốn vay vốn của Agribank để đầu tư BĐS, ngoài cam kết đủ điều kiện vay vốn, khách hàng còn cần phải chuẩn bị bộ hồ sơ vay vốn theo yêu cầu của Agribank (sau đây gọi tắt là “Bộ hồ sơ cho vay”) bao gồm giấy đề nghị vay vốn và các văn bản, tài liệu chứng minh đủ điều kiện vay vốn tại Agribank. Với mỗi loại khách hàng thì Agribank lại có những yêu cầu về tài liệu riêng. Tuy nhiên, tựu chung lại, yêu cầu về Bộ hồ sơ cho vay của khách hàng được phân thành ba loại là: Hồ sơ pháp lý; Hồ sơ kinh tế và Hồ sơ vay vốn.

cách pháp lý của khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật. Do việc cho vay đầu tư BĐS chỉ được phê duyệt đối với các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình đã thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã vì vậy (sau đây gọi chung là “Doanh Nghiệp”), nên tùy theo loại hình tổ chức Doanh Nghiệp, Agribank sẽ yêu cầu các loại văn bản, tài liệu sau: (i) Quyết định thành lập (nếu có); (ii) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp trong nước hoặc Giấy chứng nhận đầu tư đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp tác xã; (iii) Điều lệ Doanh Nghiệp hoặc văn bản pháp lý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định về chức năng, nhiệm vụ của Doanh Nghiệp; (iv) Văn bản bổ nhiệm hoặc cử người đứng đầu Doanh Nghiệp theo quy định của Điều lệ hoặc quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; (v) Giấy phép/chứng chỉ hành nghề (đối với ngành nghề theo quy định của pháp luật phải có); (vi) Quyết định giao vốn/Biên bản góp vốn; (vii) Danh sách thành viên sáng lập của Doanh Nghiệp; (viii) Văn bản ủy quyền của người đại diện theo pháp luật (nếu có); (ix) Các giấy tờ khác (nếu có) [19, Điều 21]. Các tài liệu trên là các tài liệu chứng minh tính hợp pháp của việc thành lập Doanh Nghiệp, tư cách pháp nhân của Doanh Nghiệp và tư cách pháp lý của những người đứng đầu Doanh Nghiệp đó.

Ngoài ra, hồ sơ pháp lý còn phải cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan đến nhân thân của người đứng đầu Doanh Nghiệp cũng như người có thẩm quyền ký kết hợp đồng tín dụng với Agribank như: (i) Chứng minh nhân dân (đối với cá nhân trong nước) hoặc hộ chiếu (đối với cá nhân nước ngoài), sổ hộ khẩu để đối chiếu với giấy đề nghị vay vốn; (ii) Giấy ủy quyền (nếu có) cho người đại diện tham gia giao dịch với Agribank; (iii) Các giấy tờ khác (nếu có) [19, Điều 21].

Đối với Hồ sơ kinh tế, Agribank yêu cầu các tài liệu sau: (i) Báo cáo tài chính 02 (hai) năm liền kề (trừ Doanh Nghiệp mới thành lập); (ii) Báo cáo tài chính quý gần nhất với thời điểm vay vốn [19, Điều 21]. Báo cáo tài chính là văn bản thể hiện rõ nhất tình hình tài chính cũng như năng lực tài chính, năng lực kinh doanh của tổ chức. Vì vậy, để đảm bảo khả năng thu hồi vốn, Agribank quy định trong Bộ hồ sơ cho vay phải có báo cáo tài chính trong hai năm liền kề với năm vay vốn. Ngoài ra, Agribank còn

yêu cầu khách hàng phải có báo cáo tài chính quý gần nhất với thời điểm vay vốn. Đây là yêu cầu rất chặt chẽ bởi báo cáo tài chính này sẽ phản ánh rõ nét, trung thực tình hình tài chính cũng như công việc kinh doanh hiện tại của tổ chức vay vốn. Qua đó sẽ tác động tới quyết định cho vay hay không cho vay của Agribank.

Đối với Hồ sơ vay vốn, Agribank yêu cầu các tài liệu sau:

(i) Giấy đề nghị vay vốn hoặc Giấy đề nghị kiêm phương án vay vốn; (ii) Dự án, phương án đầu tư kinh doanh BĐS và các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến dự án, phương án như: quyết định đầu tư, ý kiến về thiết kế cơ sở, báo cáo thẩm định tác động môi trường v.v…; (iii) Các hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ với các đối tác liên quan đến việc thực hiện dự án đầu tư BĐS, các chứng từ liên quan đến sử dụng vốn vay. Các tài liệu này được Agribank yêu cầu xuất trình khi Agribank giải ngân lần đầu tiền vay; (iv) Văn bản của cấp có thẩm quyền về việc chấp thuận cho cầm cố, thế chấp tài sản hoặc bảo lãnh để vay vốn; (v) Các giấy tờ liên quan đến tài sản bảo đảm theo quy định như: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, hợp đồng bảo hiểm tài sản, báo cáo tiến độ hình thành tài sản trong trường hợp nhận thế chấp bằng tài sản hình thành trong tương lai v.v…; (vi) Báo cáo thẩm định, tái thẩm định, báo cáo đề xuất giải ngân; (vii) Biên bản họp và nghị quyết họp về việc vay vốn đầu tư dự án BĐS (nếu có); Tờ trình gửi ngân hàng cấp trên (nếu có); Các loại thông báo như: thông báo phê duyệt khoản vay, thông báo phê duyệt hạn mức tín dụng, thông báo từ chối cho vay, thông báo nợ đến hạn, quá hạn v.v…; (viii) Hợp đồng tín dụng, sổ vay vốn; (ix) Giấy nhận nợ; (x) Hợp đồng bảo đảm tiền vay và các giấy tờ có liên quan đến thủ tục về bảo đảm tiền vay; (xi) Biên bản kiểm tra sau khi cho vay; (xii) Biên bản xác định nợ rủi ro bất khả kháng (trường hợp nợ bị rủi ro); (xiii) Các giấy tờ khác (nếu có) [19, Điều 21].

Trong số các tài liệu, giấy tờ của Hồ sơ vay vốn, có những tài liệu được Agribank yêu cầu khách hàng phải có từ đầu trong Hồ sơ vay vốn như giấy đề nghị vay vốn; phương án đầu tư BĐS; các tài liệu nội bộ của khách hàng là tổ chức liên quan đến việc vay vốn đầu tư dự án BĐS v.v… nhưng có những tài liệu, giấy tờ khách hàng sẽ cung cấp bổ sung cho Agribank sau khi Agribank đã đồng ý khoản

vay như các loại thông báo của Agribank; biên bản xác định nợ rủi ro bất khả kháng; hợp đồng tín dụng v.v…

Thông thường một Bộ hồ sơ cho vay đầy đủ sẽ bao gồm các loại tài liệu, giấy tờ như đã nêu ở trên. Tuy nhiên, trên thực tế, tùy vào từng đối tượng khách hàng Agribank sẽ cân nhắc để quyết định bổ sung hoặc giảm bớt một số loại tài liệu. Điều đó phụ thuộc vào mức độ uy tín, dư nợ cho vay và hạn mức tín dụng của khách hàng tại Agribank cũng như các Ngân hàng khác.

Một phần của tài liệu Tài liệu Thực thi pháp luật cho vay đầu tư bất động sản tại Ngân hàng (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)