Theo quy định của pháp luật, Agribank là một pháp nhân bởi nó: (i) được thành lập hợp pháp; (ii) có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; (iii) Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; (iv) Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Do vậy, đối với việc cho vay nói chung và cho vay đầu tư BĐS nói riêng, Agribank tự chịu trách nhiệm trong việc cho vay của mình. Agribank nơi cho vay bao gồm: Trụ sở chính, Sở giao dịch, Chi nhánh và Phòng giao dịch [19, Điều 3]. Trong trường hợp khách hàng không đáp
ứng đủ các điều kiện, yêu cầu của Agribank nơi cho vay cũng như dự án, phương án kinh doanh BĐS không khả thi, không phù hợp với quy định của pháp luật thì Agribank nơi cho vay có quyền từ chối cho khách hàng vay vốn.
Mặc dù được tự chủ trong việc cho vay nhưng theo Quy chế phân cấp cấp tín dụng, mỗi cấp cho vay sẽ có thẩm quyền nhất định trong việc phê duyệt khoản vay, nếu vượt quá thẩm quyền đó, khoản vay sẽ phải làm thủ tục “phê duyệt khoản vay vượt thẩm quyền”. Theo đó, thẩm quyền quyết định cấp tín dụng là “mức cấp tín
dụng tối đa mà Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Giám đốc Sở giao dịch, Chi nhánh, Giám đốc Chi nhánh Campuchia, Giám đốc Phòng giao dịch được phép quyết định cấp cho một khách hàng, một dự án đầu tư, tổng mức cấp tín dụng cho một khách hàng và người có liên quan theo Quy định này” [21, Điều 2]. Trong
trường hợp khách hàng vay theo dự án đầu tư BĐS thì thẩm quyền cấp tín dụng đối với dự án đầu tư BĐS là mức cấp tín dụng tối đa dưới các hình thức cấp tín dụng mà Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Giám đốc Sở giao dịch, Chi nhánh, Phòng giao dịch được phép quyết định cấp cho dự án đó.
Thông thường, đối với khoản vay để đầu tư dự án BĐS, khách hàng sẽ tìm đến Agribank nơi cho vay là các Chi nhánh loại III trở lên như: Chi nhánh loại II, Chi nhánh loại I, Sở giao dịch, Trụ sở chính, Hội đồng thành viên bởi những Agribank nơi cho vay này có dư nợ cho vay cao nên đáp ứng được nhu cầu vốn lớn của dự án đầu tư BĐS. Còn các Phòng giao dịch chỉ được cấp tín dụng với mức tối đa là 2.000.000.000 VNĐ (hai tỷ đồng Việt Nam).
Căn cứ vào mức dư nợ cho vay, thẩm quyền phê duyệt khoản vay của Chi nhánh loại III được phân thành 03 (ba) nhóm như sau: (i) Nhóm 1: Dư nợ cho vay trên 500 tỷ đồng; (ii) Nhóm 2: Dư nợ cho vay từ 200 tỷ đồng đến 500 tỷ đồng; (iii) Nhóm 3: Dư nợ cho vay dưới 200 tỷ đồng. Dựa trên mức dư nợ này cũng như chất lượng tín dụng của mỗi Chi nhánh loại III, Giám đốc Chi nhánh loại I, loại II sẽ quyết định thẩm quyền quyết định cấp tín dụng của Chi nhánh loại III. (Mức tín dụng thuộc thẩm quyền
cấp của Chi nhánh loại III sẽ được nêu tại Bảng 2 của Phụ lục).
khoản vay của Sở giao dịch, Chi nhánh loại I, Chi nhánh loại II thành 03 (ba) nhóm như sau: (i) Nhóm 1: Dư nợ cho vay trên 5.000 tỷ đồng; (ii) Nhóm 2: Dư nợ cho vay từ 2.000 tỷ đồng đến 5.000 tỷ đồng; (iii) Nhóm 3: Dư nợ cho vay dưới 2.000 tỷ đồng. Dựa trên mức dư nợ cho vay của Sở giao dịch, Chi nhánh loại I và loại II tại cuối ngày 31 tháng 12 của năm trước liền kề với năm thực hiện cấp tín dụng, Sở giao dịch, Chi nhánh loại I và loại II tự xác định thẩm quyền quyết định cấp tín dụng cho mình ở năm tiếp theo. (Mức tín dụng thuộc thẩm quyền cấp của Sở giao
dịch, Chi nhánh loại I và loại II sẽ được nêu tại Bảng 1 của Phụ lục).
Đối với Tổng giám, theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Quy chế phân cấp cấp tín dụng, Tổng giám đốc có quyền phê duyệt cấp tín dụng đối với một khách hàng tối đa là 1.000 tỷ đồng và một dự án đầu tư tối đa là 500 tỷ đồng. Vì vậy, một dự án đầu tư BĐS thuộc thẩm quyền phê duyệt của Tổng giám đốc, sẽ có hạn mức cho vay tối đa là 500 tỷ đồng. Trường hợp khách hàng vay vốn đầu tư dự án lớn hơn 500 tỷ đồng thì thẩm quyền phê duyệt khoản vay này thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên Agribank. Ngoài ra, nếu mức cấp tín dụng đối với một khách hàng hoặc một dự án vượt quá 15% vốn tự có của Agribank thì Agribank phải có tờ trình đệ trình lên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đề nghị xem xét, phê duyệt khoản vay [21, Điều 5].
Tại trụ sở chính, các cấp có thẩm quyền quyết định cho vay là Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc. Tại Sở giao dịch, chi nhánh thì thẩm quyền quyết định cho vay thuộc về Giám đốc Sở giao dịch và Giám đốc Chi nhánh. Tại phòng giao dịch thì thẩm quyền thuộc về Giám đốc của phòng giao dịch nơi cho vay.