Tiến trình bài dạy

Một phần của tài liệu Giáo án sinh học 10 (Trang 29 - 30)

1. Ổn định tổ chức lớp học: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.

Lớp Ngày dạy Sĩ số Tên học sinh vắng

2. Kiểm tra bài cũ: Thế giới sống được tổ chức như thế nào? Nêu các cấp độ tổ chức cơ bản? 3. Bài mới: 3. Bài mới:

Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 2: Đặc điểm các cấp tổ chức

sống:

GV: Tại sao nói tổ chức sống là hệ thống mở? Sinh vật và môi trường có mối quan hệ như thế nào?

HS:

(?) Làm thế nào để SV có thể sinh trưởng, phát triển tốt nhất trong môi trường?

(?) Tại sao ăn uống không hợp lí sẽ bị bệnh? (?) Vì sao sự sống tiếp diễn liên tục từ thê hệ này sang thế hệ khác?

HS:

(?) Vì sao cây xương rồng khi sống trên sa mạc có nhiều gai dài và nhọn?

HS:

II. Đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống

2. Hệ thống mở và tự điều chỉnh:

+ Hệ thống mở: SV ở mọi cấp độ tổ chức đều không ngừng trao đổi chất và năng lượng với môi trường. Sinh vật không chỉ chịu sự tác động của môi trường mà còn góp phần làm biến đổi môi trường.

+ Khả năng tự điều chỉnh của hệ thống sống nhằm đảm bảo duy trì và điều hoà cân bằng động trong hệ thống để tồn tại và phát triển.

3. Thế giới sống liên tục tiến hoá

+ Sự sống tiếp diễn liên tục nhờ sự truyền thông tin trên AND từ thế hệ này sang thế hệ khác. + Các sinh vật trên trái đất có chung nguồn gốc. + Sinh vật có cơ chế phát sinh biến dị di truyền được tự nhiên chọn lọc nên thích nghi với môi trường và tạo nên một thế giới sống đa dạng và phong phú -> Sinh vật không ngừng tiến hoá.

4. Củng cố:

Câu 1: Thế giới sống được sắp xếp theo các cấp tổ chức chính như thế nào?

A. Tế bào - cơ thể - quần xã - quần thể - hệ sinh thái - sinh quyển. B. Tế bào - cơ thể - quần thể - quần xã - hệ sinh thái - sinh quyển. x C. Tế bào - bào quan - cơ thể - quần xã - hệ sinh thái - sinh quyển. D. Tế bào - cơ thể - quần thể - loài - hệ sinh thái - sinh quyển.

Câu 2: Đặc điểm của thế giới sống?

A. Không ngừng trao đổi chất và năng lượng với môi trường. B. Là hệ mở có khả năng tự điều chỉnh.

C. Là hệ thống duy nhất trên hành tinh. D. Cả a và b. x

Ngày soạn:

TIẾT 3: CÁC GIỚI SINH VẬT I. Mục tiêu: I. Mục tiêu:

Sau khi học xong học sinh cần nắm được:

- Nêu được 5 giới sinh vật cùng đặc điểm của từng giới. - Vẽ được sơ đồ phát sinh giới thực vật, giới động vật

- Nêu được sự đa dạng của thế giới sinh vật. Có ý thức bảo tồn đa dạng sinh học. - Sưu tầm tài liệu trình bày về đa dạng sinh học

II. Phương tiện, phương pháp

1. Phương tiện

- SGK sinh học 10 - SGV sinh học 10

- Chuẩn kiến thức , kĩ năng SH10 - Tranh vẽ

2. Phương pháp

Thuyết trình + vấn đáp + thảo luận

Một phần của tài liệu Giáo án sinh học 10 (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)