Tiến trình tổ chức bài học: 1 Tổ chức lớp:

Một phần của tài liệu Giáo án sinh học 10 (Trang 34 - 36)

1. Tổ chức lớp:

Lớp Ngày dạy Sĩ số Tên học sinh vắng

2. Kiểm tra bài cũ( Không) 3. Đề thi: 3. Đề thi:

Câu 1: ( 3 điểm)

a. Dựa vào tiêu chí nào để phân biệt các hình thức dinh dưỡng ở vi sinh vật ? So sánh sự khác nhau giữa vsv quang tự dưỡng và hóa dị dưỡng?

b. Cho biết vai trò của nấm mốc và nấm men trong quá trình lên men êtilic?

Câu 2: ( 4 điểm)

a. Đặc điểm sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cây không liên tục?

b. Giả sử quần thể ban đầu có 20 vi khuẩn. g = 20 phút. Tính số lượng tế bào vi khuẩn ở cuối pha cân bằng, sau 20 phút và sau 120 phút?

c. Tại sao dạ dày và ruột người được coi là môi trường nuôi cấy vsv liên tục?

Câu 3: ( 3 điểm)So sánh sự khác nhau giữa nguyên phân, giảm phân và : số lần phân bào, kết quả, đặc trưng của mỗi quá trình?

Đáp án:

Câu 1: ( 3 điểm) a.

+ Dựa vào nguồn năng lượng và nguồn các bon chủ yếu

+ Chia thành 4 hình thức dinh dưỡng ở vsv: Quang tự dưỡng, hóa tự dưỡng, quang dị dưỡng, hóa dị dưỡng.

+ Quang tự dưỡng: nguồn năng lượng : ánh sáng, nguồn các bon là: CO2: vi khuẩn lam, tảo đơn bào, vk lưu huỳnh màu lục và máu tía

+ Hóa dị dưỡng: nguồn năng lượng và cacbon đều là chất hữu cơ: nấm, ĐVNS, … b.

+ Nấm mốc: tiết enzim amilaza phân giải tinh bột thành đường

+ Nấm men: lên men glucôzơ trong điều kiện kị khí tạo rượu êtilic và giải phóng CO2

Câu 2: ( 4 điểm)

a. - Là môi trường không bổ sung chất dinh dưỡng mới và không lấy đi sản phẩm chuyển hoá vật chất. Trong nuôi cấy không liên tục . vi khuẩn sinh trưởng theo đường cong gồm 4 pha:

*. Pha tiềm phát:( pha lag)

- Vi khuẩn thích nghi với môi trường hình thành các enzim cảm ứng. - Số lượng cá thể tế bào chưa tăng.

- Vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ lớn nhất và không đổi. Sau 1 thì gian thế hệ số lượng cá thể tăng gấp 2 ( g=hằng số).

*. Pha cân bằng:

- Số lượng cá thể đạt cực đại và không đổi theo thời gian *. Pha suy vong:

- Số cá thể( tế bào)trong quần thể giảm dần

b. + Cuối pha tiềm phát: 20 tế bào; sau 20 phút là 40 tế bào; sau 120 phút là N = 20 6

2

 tế bào

c. Vì: Dạ dày và ruột người thường xuyên được bổ sung thức ăn và cũng thường xuyên phải thải ra ngoài các sản phẩm chuyển hóa vật chất cùng với các vsv, do đó tương tự như một hệ thống nuôi cấy liên tục.

Câu 3: ( 3 điểm)

Nguyên phân Giảm phân

Đặc trưng -Không xảy ra tiếp hợp giữa các NST kép trong cặp NST tương đồng.

- Chỉ có một lần NST tập trung thành 1 hàng tại mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

-Xảy ra tiếp hợp dẫn đến trao đổi đoạn giữa các NST kép trong cặp tương đồng ở kì đầu giảm phân I

- Có 2 lần NST kép tập trung tại mặt phanửg xích đạo của thoi phân bào: kì giữa I: tập trung thành 2 hàng, kì giữa II tập trung thành một hàng.

Kết quả -Từ 1 tế bào 2n thành 2 tế bào 2n -Từ 1TB 2n NST thành 4 TB n NST

Số lần phân bào

1 lần, NST nhân đôi 1 lần ở kì trung gian

2 lần, NST chỉ nhân đôi 1 lần ở kì trung gian trước giảm phân I

Ngày soạn:

TIẾT 29: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT VI SINH VẬT

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

Trình bày được một số chất hoá học và các yếu tố vật lý ảnh hưởng đến sinh trưởng của VSV.

2. Kĩ năng: HS phân biệt được tác dụng của từng yếu tố lí hoá tác động đến VSV.

3. Thái độ: cho học sinh vận dụng kiến thức đã học vào thực tế đời sống và sản xuất nhằm khống chế các vi sinh vật có hại. chế các vi sinh vật có hại.

II. Phương pháp, phương tiện dạy học

1. Phương pháp dạy học

Vấn đáp + Trực quan + Hoạt động nhóm

2. Phương tiện day học

SGK

Một phần của tài liệu Giáo án sinh học 10 (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)