Đánh giá hệ thống ngân hàng Việt Nam thông qua bộ khung CAMELS

Một phần của tài liệu Tài liệu Ứng dụng mô hình Camels trong kiểm định các yếu tố (Trang 74)

4.1.1. Bối cảnh của hệ thống ngân hàng Việt Nam

Ngành ngân hàng Việt Nam đã trải qua thời kỳ tăng trưởng tín dụng nhanh chóng suốt hơn thập kỷ qua. Sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization – WTO) vào năm 2007, nhiều rào cản kinh doanh đã được nới lỏng theo tiêu chuẩn quốc tế. Từ đây, sự gia nhập thị trường ngân hàng từ các nhà đầu tư nước ngoài đã khiến cho ngành ngân hàng Việt Nam bước sang giai đoạn phát triển mới. Số lượng, quy mô, mạng lưới các ngân hàng tăng lên nhanh chóng, với sự tham gia ngày càng nhiều của khối tư nhân cả trong và ngoài nước. Cho đến ngày 31 tháng 12 năm 2019, ngành ngân hàng của Việt Nam gồm có 4 NHTM nhà nước, 31 NHTM cổ phần, 50 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 2 ngân hàng liên doanh, và 9 ngân hàng nước ngoài. Trong khi các NHTM nhà nước từ lâu đã đóng vai trò đầu tàu trong lĩnh vực ngân hàng, các NHTM cổ phần gần đây đã bắt đầu đạt được những thị phần lớn hơn. Thị phần của các NHTM nhà nước trong hệ thống ngân hàng đã giảm dần, mặc dù vậy chúng vẫn chiếm gần một nửa số dư nợ trong nền kinh tế.

Việc tiếp cận tài chính là yếu tố gây khó khăn nhất cho các doanh nghiệp tại Việt Nam. Đặc biệt, các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam đã phải đối mặt với những hạn chế lớn về tài chính. Sức ép về nhu cầu tài trợ vốn trong những năm vừa qua luôn đặt lên vai của các hệ thống NHTM. Mặc dù gặp khó khăn trong việc tiếp cận tài chính, các doanh nghiệp Việt Nam đã phát triển rất nhanh trong thời gian nhờ vào sự phát triển của thị trường ngân hàng. Do đó, có thể nói hệ thống ngân hàng tại Việt Nam luôn chiếm một vị thế quan trọng trong nền kinh tế.

4.1.2. Đánh giá hệ thống ngân hàng Việt Nam với thống kê mô tả của các biến nghiên cứu nghiên cứu

Nội dung mục này mô tả sự phát triển của các chỉ số đánh giá đặc điểm nội tại theo CAMELS tại hệ thống ngân hàng Việt Nam và đưa ra những phân tích dựa trên các chỉ số này để cho thấy chúng có thể hữu ích như thế nào để xác định tình hình ngành ngân hàng ở Việt Nam. Trước hết, thống kê mô tả các biến nghiên cứu được trình bày trong Bảng 4.1.

Bảng 4.1. Thống kê mô tả

Biến Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất

Tăng trưởng cho vay 384 31,351 33,928 −11,524 148,947

Vốn chủ sở hữu (C) 384 10,009 4,842 4,384 25,267

Dự phòng rủi ro (A) 384 1,261 0,543 0,351 2,763

Tỷ lệ nợ xấu (A) 340 2,192 1,317 0,340 6,296

Chi phí ngoài lãi/Doanh thu (M) 384 21,440 6,015 10,935 34,269

Chi phí hoạt động/Tài sản (M) 384 1,730 0,501 0,822 3,025

ROA (E) 384 0,933 0,684 0,025 2,609

ROE (E) 384 9,968 7,235 0,336 27,482

NIM (E) 384 5,491 2,135 1,272 10,648

Tài sản thanh khoản (L) 384 17,425 10,005 5,090 45,600

Cho vay/Tiền gửi (L) 384 90,227 21,060 55,621 157,311

Khe hở tài sản – nợ (S) 384 5,220 7,023 −10,295 20,858

Tăng trưởng kinh tế 384 6,252 0,641 5,247 7,130

Lạm phát 384 7,346 6,100 0,631 23,115

Ghi chú: Mẫu nghiên cứu cho giai đoạn 2007–2019, bao gồm 31 ngân hàng thương mại Việt Nam. Tất cả các biến được thể hiện bằng tỷ lệ phần trăm.

Tăng trưởng cho vay

Kể từ sau khi gia nhập WTO, thị trường ngân hàng Việt Nam đã ngay lập tức cho thấy sự tăng trưởng nóng. Quan sát Hình 4.1, có thể thấy tỷ lệ tăng trưởng cho vay đạt mức rất cao vào năm 2007, ở mức trung bình hơn 100% theo khảo sát tại nhóm các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu. Tốc độ tăng trưởng quá nóng như vậy khiến cơ quan điều hành không khỏi lo ngại, bởi hệ lụy của nó là cung tiền trong lưu thông tiếp tục tăng, đẩy lạm phát lên cao, và chất lượng tài sản bị ảnh hưởng xấu. Những lo ngại này đã khiến các nhà điều hành chính sách có những điều chỉnh trong năm 2008. Cộng với ảnh hưởng từ khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, kết quả làm cho tăng trưởng cho vay thời điểm cuối năm này giảm đáng kể so với cùng kỳ.

Bước sang năm 2009, xuất phát từ chủ trương của Chính phủ nhằm thực hiện các gói kích cầu, hỗ trợ lãi suất đối với doanh nghiệp để thúc đẩy kinh tế, tăng trưởng cho vay của ngân hàng bắt đầu tăng mạnh trở lại. Trong bối cảnh này, tăng trưởng ở mức cao tiềm ẩn nhiều lo ngại hơn khi dòng vốn liên tục được giải ngân vào các lĩnh vực rủi ro cao như kinh doanh chứng khoán, bất động sản.

Giai đoạn từ năm 2010 đến 2011, tăng trưởng cho vay giảm mạnh do NHNN thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt, thanh khoản hệ thống trở nên khó khăn và một số ngân hàng chưa

chấp hành nghiêm các quy định của NHNN nên được giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng thấp. Hơn nữa, rủi ro đã thực sự bộc lộ trong giai đoạn này như là hệ quả của quá trình tăng trưởng nóng trước đó. Kết quả tăng trưởng cho vay năm 2011 rơi xuống mức thấp nhất trong giai đoạn khảo sát từ 2007 đến 2019.

Hình 4.1. Tăng trưởng cho vay của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2007–2019

Kể từ năm 2012, NHNN đã phối hợp đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, trong đó đã đề ra cụ thể và quyết tâm triển khai chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm cho từng ngân hàng. Nỗ lực từ nhiều phía khiến cho mặt bằng lãi suất được giữ ổn định, một số ngân hàng đã giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp. Cơ cấu tín dụng giai đoạn này diễn biến tích cực theo hướng mở rộng tăng trưởng cho vay phải đi đôi với an toàn, tập trung chủ yếu cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Trong khi đó vốn giải ngân đối với các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro được giới hạn lại. Kết quả là tăng trưởng cho vay duy trì ở mức tương đối ổn định từ năm 2012 đến 2019.

Vốn ngân hàng

Tại Việt Nam, sau khi hoàn tất “Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng” giai đoạn 2011−2015 (Đề án 254), hệ thống ngân hàng đã không chỉ vượt qua khó khăn, ngăn

100.428 23.239 70.479 47.302 16.741 19.222 21.293 20.650 26.422 25.376 21.725 15.523 16.549 - 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

chặn nguy cơ đổ vỡ hệ thống mà còn đạt được những kết quả đáng khích lệ về kiểm soát an toàn vốn. Cùng với đó, vấn đề về quản trị rủi ro ngân hàng luôn được đề cao và trở thành mối quan tâm lớn, trước hết là cho bản thân các ngân hàng và bên cạnh đó là các cơ quan quản lý của Nhà nước. NHNN Việt Nam đã chọn 10 ngân hàng để áp dụng thí điểm Basel II từ năm 2013 và kế hoạch ban đầu là đến năm 2018, cả 10 ngân hàng sẽ hoàn thành việc thí điểm này và sau đó dự kiến sẽ mở rộng áp dụng Basel II với các ngân hàng còn lại trong toàn hệ thống. Tuy nhiên đến hết năm 2018, chỉ có một vài ngân hàng hoàn thành nhiệm vụ. Đặt trong bối cảnh hệ thống ngân hàng ở nhiều nước trên thế giới đã áp dụng các chỉ dẫn mới Basel III, có thể thấy đối với một hệ thống ngân hàng đang trên lộ trình phát triển như của Việt Nam, việc áp dụng các chuẩn mực an toàn vốn theo chuẩn quốc tế hiện đại gặp nhiều thách thức và cần thời gian để tiếp cận. Trước xu thế hội nhập và cạnh tranh gay gắt trong thị trường tài chính quốc tế, việc từng bước thích nghi với các yêu cầu nâng cao mức độ an toàn vốn là cấp thiết để vừa hỗ trợ mở rộng kinh doanh, vừa giảm thiểu rủi ro cho các ngân hàng. Nâng cao quy mô an toàn vốn tại các ngân hàng Việt Nam là vấn đề rất đáng được quan tâm bởi chính các ngân hàng và cơ quan quản lý.

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trung bình của hệ thống ngân hàng trong cả giai đoạn là 10,009%. Nhìn chung, Hình 4.2 cho thấy tỷ lệ vốn chủ sở hữu của các ngân hàng Việt Nam có xu hướng giảm trong giai đoạn khảo sát từ năm 2007 đến năm 2019. Mặc dù yêu cầu tăng vốn là rất cấp thiết trong giai đoạn này, nhưng có thể nói đây là một thử thách rất lớn cho toàn hệ thống ngân hàng. Tốc độ tăng vốn không theo kịp tốc độ các ngân hàng mở rộng quy mô tài sản của mình. Đặc biệt, tỷ lệ vốn thấp tập trung vào các NHTM nhà nước do sự khó khăn trong việc tăng vốn khi có nhiều ràng buộc trong vấn đề duy trì tỷ lệ nắm giữ vốn của nhà nước. Tuy nhiên, các ngân hàng này lại có thể hưởng các cơ chế riêng từ Chính phủ và do đó hiệu suất kinh doanh cũng như sức khỏe của họ có thể không bị ảnh hưởng.

Một chỉ tiêu khác được các ngân hàng chú trọng trong vấn đề đảm bảo an toàn vốn là hệ số an toàn vốn CAR. Hệ số này được xây dựng dựa trên các tài sản có rủi ro và quy mô vốn tự có. Tuy nhiên, trên thị trường chỉ có một số ngân hàng công khai chỉ số này. Theo ghi nhận của Ngân hàng Thế giới (2019), tất cả các ngân hàng Việt Nam tính đến 2018 đều đảm bảo duy trì hệ số an toàn vốn trên mức 9%. Tuy nhiên có thể thấy đây chỉ là hệ số được tính toán dựa trên Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS), thực tế có khác biệt khá lớn với chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS) và từ đó, nếu đánh giá lại hệ số CAR tại Việt Nam theo chuẩn

mực kế toán quốc tế thì sẽ có một sự sai lệch khá xa mà có thể làm cho mốc 9% không được đảm bảo.

Hình 4.2. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2007–2019

Chất lượng tài sản

Trước tình hình tăng trưởng nóng trong hoạt động ngân hàng giai đoạn trước đó, chất lượng tài sản của các ngân hàng Việt Nam bắt đầu giảm sút rõ rệt từ năm 2007 đến năm 2012. Nói cách khác, thông qua giá trị trích lập dự phòng và tỷ lệ nợ xấu, chất lượng tài sản ngân hàng giảm xuống mức thấp nhất vào năm 2012 khi mà hai chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng trong Hình 4.3 tăng chạm đỉnh. Khi tình hình kinh tế vĩ mô xấu đi do ảnh hưởng của suy thoái, hoạt động sản xuất kinh doanh trì trệ, một số ngành nghề đặc biệt là các ngành có rủi ro gặp rất nhiều khó khăn, thì cũng là lúc mà chất lượng tài sản nằm ngoài tầm kiểm soát của các ngân hàng.

Để xử lý nợ xấu, một bước tiến quan trọng của hệ thống ngân hàng là NHNN thành lập

11.760 13.838 11.629 11.308 10.729 11.985 10.682 9.406 8.883 8.082 7.498 7.771 7.836 - 2.000 4.000 6.000 8.000 10.000 12.000 14.000 16.000 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Vốn chủ sở hữu (%)

xấu của ngân hàng cũng đã bắt đầu giảm liên tục và đáng kể từ năm 2012 đến 2015 (Hình 4.3). VAMC theo đó đã mua lại khoảng 310.000 tỷ đồng (tương đương khoảng 13,5 tỷ USD) nợ xấu tính đến cuối năm 2017, thông qua việc phát hành trái phiếu đặc biệt. Việc chuyển các khoản nợ xấu này sang VAMC đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm tỷ lệ nợ xấu trên bảng cân đối kế toán của các ngân hàng, mặc dù cách tiếp cận này không hàm ý việc xử lý nợ xấu triệt để và hiệu quả trong hệ thống. Đã có một số sáng kiến hỗ trợ VAMC trong việc xử lý nợ xấu nhanh hơn, chẳng hạn như quy định về cơ chế giá trị thị trường hợp lý đối với việc mua nợ xấu của VAMC (tức là VAMC phát hành trái phiếu và mua nợ xấu bằng tiền thu được từ trái phiếu và tiền mặt của chính họ), cho phép VAMC linh hoạt hơn trong việc xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, trong thực tế và cho đến gần đây, không có nhiều giải pháp sử dụng cơ chế này.

Hình 4.3. Chất lượng tài sản của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2007–2019

Nghị quyết 42 được ban hành vào tháng 5 năm 2017 với nhiều quy định mới cho phép các cơ quan chức năng xử lý nợ xấu ở Việt Nam một cách có hệ thống và hiệu quả hơn. Gần đây, Luật các tổ chức tín dụng đã được sửa đổi vào tháng 11 năm 2017 để cho phép NHNN

0.760 1.035 1.071 1.290 1.463 1.671 1.554 1.382 1.192 1.188 1.208 1.220 1.193 1.242 2.209 1.672 1.865 2.578 3.331 3.221 2.426 1.863 1.963 1.943 1.884 1.838 - 0.500 1.000 1.500 2.000 2.500 3.000 3.500 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Chất lượng tài sản Dự phòng rủi ro (%) Tỷ lệ nợ xấu (%)

xử lý các TCTD yếu kém. Từ thời điểm này đến hết năm 2019, chất lượng tài sản được kiểm soát và duy trì ở mức ổn định.

Hiệu quả quản lý

Trong cả giai đoạn nghiên cứu từ năm 2007 đến 2009, hiệu quả chi phí trung bình của toàn hệ thống ngân hàng đánh giá bằng tỷ lệ chi phí ngoài lãi trên doanh thu là 21,440% và tỷ lệ chi phí hoạt động trên tài sản là 1,730%. Điều này cho biết để tạo ra 100 đồng doanh thu hay quản lý 100 đồng tài sản thì các NHTM Việt Nam lần lượt phải bỏ ra hơn 21 đồng chi phí ngoài lãi và chưa đến 2 đồng chi phí hoạt động. Quan sát Hình 4.4, có thể thấy biến động của tỷ lệ chi phí ngoài lãi đã dao động lớn hơn nhiều so với mức độ dao động của tỷ lệ chi phí hoạt động, hàm ý khả năng quản lý chi phí tính trên đơn vị tài sản của ngân hàng không có nhiều thay đổi (cụ thể dao động từ 1.5% đến 1.9% hàng năm).

Hình 4.4. Hiệu quả quản lý chi phí của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2007–2019

Tập trung vào hiệu quả quản lý chi phí tính theo tỷ lệ chi phí ngoài lãi trên doanh thu, từ năm 2012 trở đi, các NHTM Việt Nam đã cho thấy sự giảm sút rõ nét trong vấn đề tiết kiệm chi phí để gia tăng hiệu quả quản lý. Nguyên nhân có thể là do giai đoạn này cả hệ thống

16.656 16.742 19.628 16.831 16.389 19.411 23.655 24.394 25.876 25.257 24.401 23.997 23.060 1.501 1.770 1.730 1.542 1.787 1.916 1.854 1.683 1.684 1.729 1.717 1.753 1.777 - 0.500 1.000 1.500 2.000 2.500 - 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 30.000 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

Hiệu quả quản lý chi phí

ngân hàng đã phải tập trung toàn lực vào các vấn đề quan trọng mang tính chiến lược theo định hướng cải cách toàn diện các ngân hàng mà Chính phủ đã đề ra. Để có thể đáp ứng yêu cầu đặt ra, các NHTM chấp nhận bỏ ra nhiều nguồn lực hơn cho công tác quản lý. Khi những tín hiệu khả quan bước đầu đã xuất hiện, hiệu quả quản lý của ngân hàng cho thấy sự cải thiện kể từ năm 2015 khi tỷ lệ chi phí ngoài lãi trên doanh thu đã theo đà giảm, kéo dài đến năm 2019.

Lợi nhuận ngân hàng

Giá trị trung bình lợi nhuận của 31 ngân hàng được khảo sát trong cả giai đoạn là 0,933% (ROA), 9,968% (ROE) và 5,491% (NIM). Chỉ tiêu lợi nhuận trên tài sản ROA và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE đã cho thấy các ngân hàng Việt Nam có hiệu suất kinh doanh giảm liên tục từ năm 2009 trước khi đạt mức kém nhất trong năm 2015 (Hình 4.5).

Hình 4.5. Lợi nhuận của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2007–2019

Tỷ lệ lợi nhuận của các ngân hàng Việt Nam giảm mạnh trong giai đoạn này là bởi do các khoản vay bắt đầu suy giảm chất lượng, nợ xấu tăng và trích lập dự phòng cũng tăng theo tương ứng. Sau khi nợ xấu bắt đầu được kiểm soát từ năm 2012, mức độ suy giảm lợi nhuận của ngân hàng từ đây cũng đã ít đi tuy nhiên vẫn chưa quay trở lại đà tăng. Lợi nhuận ngân

Một phần của tài liệu Tài liệu Ứng dụng mô hình Camels trong kiểm định các yếu tố (Trang 74)