Biến đổi khí hậu

Một phần của tài liệu Lượng giá kinh tế tài nguyên và môi trường đất ngập nước vùng cửa sông hồng 60 (Trang 42 - 43)

Trên thực tế, sinh kế của của ngƣời dân vùng biển Giao Thủy và Tiền Hải đang bị đe dọa bởi ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu. Các nghề khai thác tự do nguồn lợi thủy sản tự nhiên ở Giao Thủy và Tiền Hải phải thích ứng với môi trƣờng với mực nƣớc biển ngày càng tăng lên. Đăng đáy, vây bả phải đƣợc nâng chiều cao thích ứng, việc đi lại cũng phải canh chừng mực nƣớc biển ngày càng lớn và thêm nhiều nguy hiểm. Các nghề NTTS do bị triều cƣờng uy hiếp cũng phải thay đổi phƣơng tiện nhƣ việc đầu tƣ để nâng cao bờ đầm, chòi canh và vây bả, đồng thời sẵn sàng chuẩn bị ứng phó với các điều kiện thiên tai khắc nghiệt xảy ra với tần suất ngày càng lớn. Tác động trực tiếp của sự dâng cao mực nƣớc biển là làm mất quỹ đất tại các vùng đất thấp ven biển. Ngoài ra, tác động gián tiếp của sự dâng cao mực nƣớc biển là cƣờng hoá các tai biến xói lở, lũ lụt, nhiễm mặn. Bởi vậy, việc nghiên cứu tác động của mực nƣớc biển dâng lên đối với các vùng ven biển đóng một vai trò quan trọng trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và quản lý xã hội cũng nhƣ định hƣớng phát triển nền kinh tế theo hƣớng bền vững [11].

Khi nhiệt độ cao hơn cùng các yếu tố bất lợi của thời tiết, nghề NTTS ở khu vực nghiên cứu cũng gánh chịu nhiều hậu quả đáng kể nhƣ: dịch bệnh phát sinh nhiều, bãi triều đã đƣợc khoanh nuôi ban đầu do thay đổi mực nƣớc triều dâng đã

không còn phù hợp với điều kiện thiết yếu để NTTS truyền thống nữa. Kết quả năng suất nuôi trồng sụt giảm, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp.

Biến đổi khí hậu tác động mạnh mẽ đến ĐDSH và các hệ sinh thái tại vùng ven biển Giao Thủy và Tiền Hải. Có thể phân tích các ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu tới ĐDSH dựa trên các hậu quả của biến đổi khi hậu gây ra gồm: nƣớc biển dâng, nhiệt độ tăng, chu kỳ sinh khí hậu thay đổi, tài nguyên nƣớc thay đổi suy giảm, thiên tai, xói lở, lũ lụt xảy ra với cƣờng độ và tần suất cao hơn.

Tại VQG Xuân Thủy, các dải rừng phi lao ở Cồn Lu đƣợc trồng từ cuối những năm 90 đã khép tán đạt chiều cao thành thục (gần 10m) nhƣng trong khoảng năm năm trở lại đây, sau khi nƣớc biển ngập tràn qua lúc triều cƣờng và bị ngâm nƣớc nhiều giờ trong ngày. Rừng phi lao đã không thích ứng kịp nên đã bị chết đứng hàng loạt. Với các dải RNM, bình thƣờng khi đạt độ cao thành thục, có thể vƣơn lên khỏi mặt nƣớc lúc triều cƣờng. Tuy nhiên, do mực nƣớc biển ngày càng dâng cao nên các cây ngập mặn (chủ yếu là Trang, Sú) ở khu vực có sinh khối và chiều cao hữu hạn sẽ không thích ứng đƣợc. Các chức năng của RNM nhƣ: bảo vệ đê biển, cung cấp môi sinh trong lành…bị suy giảm đáng kể. Các loài động vật khác ở khu vực nghiên cứu cũng ít nhiều chịu tác động của biến đổi khí hậu. Khi nhiệt độ ấm hơn ở Bắc bán cầu, các loài chim di cƣ tránh rét sẽ thay đổi tập tính di cƣ, nhiều loài chim lựa chọn điểm di cƣ gần hơn hoặc thời gian di cƣ muộn hơn, đồng thời kết thúc mùa di cƣ sớm hơn thƣờng lệ. Một số loài động vật thực vật thủy sinh khác cũng chịu tác động của mực nƣớc biển dâng khiến cho tập tính và sự sinh trƣởng của loài không ổn định, không đạt đƣợc năng suất sinh học bình thƣờng [11].

Một phần của tài liệu Lượng giá kinh tế tài nguyên và môi trường đất ngập nước vùng cửa sông hồng 60 (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)