Một trong những yếu tố của đất ngập nƣớc đóng vai trò quan trong trong việc chắn sóng, gió, bão bảo vệ bờ biển là hệ thống RNM. Vùng nghiên cứu là mẫu chuẩn điển hinh về ĐNN miền Bắc Việt Nam với mức độ sinh trƣởng và phát triển RNM cao.
Hình 3.4. Đê biển Giao Thủy
Nguyễn Hồ Quế, 2012
Hình 3.5. Đê biển Tiền Hải
Nguyễn Hồ Quế, 2012
Đê biển có vai trò lớn trong việc bảo vệ các hoạt động sản xuất, thành phố, làng mạc và tính mạng của con ngƣời trƣớc các trận lụt, bão và triều cƣờng vùng ven biển, góp phần vào sự ổn định xã hội của vùng. Bất cứ sự cố vỡ đê xảy ra đều mang lại những hậu quả hết sức nặng nề tới sản xuất nông nghiệp, ảnh hƣởng đến cuộc sống thƣờng nhật của ngƣời dân. Đê vỡ, làm ngập úng nội đồng gây mất mùa và đất bị nhiễm mặn mà phải mất nhiều năm sau mới khắc phục đƣợc, nhà cửa bị hƣ hại, thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế.
Tuyến đê biển huyện giao thủy hiện nay có chiều dài 31,2km đi qua các xã thuộc vùng nghiên cứu trong đó có 10,5km đê biển đƣợc bảo vệ bởi 3.100 ha RNM (chủ yếu đi qua các xã vùng đệm thuộc Vƣờn quốc gia Xuân Thủy).
Khu vực Giao Thuỷ chịu ảnh hƣởng của gió mùa Đông Nam, số lƣợng cơn bão trung bình nhiều năm trong vùng lên tới 5 - 7 cơn. Theo số liệu thống kê, từ năm 1960 trở lại đây, có trên dƣới 10 cơn bão lớn với sức gió giật trên cấp 10 đổ bộ vào bờ biển của huyện. Trong đó đáng kể nhất là cơn bão Rose (1968), bão Alice (1975), bão Naney (1982), bão Franky (1996) và đặc biệt là bão Damrey (2005). Nhƣ vậy, theo quy luật từ 7 - 12 năm lại xuất hiện bão lớn một lần. Lũ và triều cƣờng kết hợp với bão bão khiến cho các tuyến đê biển ở đây bị ảnh hƣởng nghiêm trọng. Sau mỗi cơn bão lớn, rất nhiều đoạn đê biển bị phá vỡ hoặc xói lở nghiêm trọng [11].
Tuy nhiên, theo kết quả điều tra các xã vùng đệm Vƣờn quốc gia Xuân Thủy cho thấy từ khi những diện tích rừng trồng ngập mặn đầu tiên (thuộc dự án trồng rừng lấn biển năm 1980) khép tán (ở độ tuổi 7 và 8), tuyến đê biển này cũng bắt đầu đƣợc ổn định, hầu nhƣ không chịu tác động của sóng biển và triều cƣờng. Trong đó đáng kể nhất là cơn bão Rose (1968), bão Alice (1975), bão Naney (1982), bão Franky (1996) và bão Damrey (2005). Nhƣ vậy, theo quy luật từ 7-12 năm lại xuất hiện bão lớn một lần. Lũ và triều cƣờng kết hợp với bão bão khiến cho các tuyến đê biển ở đây bị ảnh hƣởng nghiêm trọng. Sau mỗi cơn bão lớn, rất nhiều đoạn đê biển bị phá vỡ hoặc xói lở nghiêm trọng. Nhìn chung, tuổi thọ của những đoạn đê biển không đƣợc bảo vệ tốt chỉ khoảng trên dƣới 20 năm [14].
Theo Ban quản lý các Dự án Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nam Định thì trong vòng hơn 20 năm qua, các dải rừng ngập mặn với mật độ dày đặc đã bảo vệ rất tốt cho tuyến đê biển có chiều dài 10,5 km thuộc địa phận các xã Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc. Do đó các tuyến đê này hầu nhƣ không phải tu bổ, sửa chữa hàng năm mà chỉ phải tu bổ theo định kỳ 5 năm nhƣng chi phí tu bổ thƣờng rất nhỏ, không đáng kể. Trong khi đó, hơn 20 km đê nằm cùng trục với tuyến đê trên nhƣng không có rừng phòng hộ thì liên tục đối mặt với các sự cố nhƣ xói mòn, sạt lở, hƣ hỏng nặng đặc biệt là sau các mùa bão.
Để ƣớc lƣợng đƣợc giá trị phòng hộ đê biển của RNM Giao Thuỷ, nghiên cứu tiến hành thu thập chi phí tu bổ bảo dƣỡng thƣờng niên đê biển tại vùng có RNM và không có rừng trong khoảng thời gian 10 năm trở lại đây tại Ban quản lý các dự án Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định. Giá trị phòng hộ đê biển trung bình của một ha RNM đƣợc tính nhƣ sau:
S C B (1)
B: Giá trị phòng hộ trung bình của một ha RNM
C: Tổng chi phí tránh đƣợc cho việc tu bổ tuyến đê có RNM bảo vệ S: Tổng diện tích RNM.
Bảng 3.10. Chí phí tu bổ và sửa chữa 20,7 km đê biển huyện Giao Thủy giai đoạn 1997 – 2006 Năm Chi phí (triệu đồng) Chi phí trung bình
(triệu đồng/km)
Chi phí trung bình qui đổi theo tỷ lệ
chiết khấu 10% (triệu đồng) 1997 623 30,1 114,3 1998 718 34,7 119,8 1999 3.000 144,9 454,7 2001 663 32,03 83,1 2002 867 41,9 98,8 2003 1.623 78,4 168,1 2004 1.292 62,4 121,6 2005 25.400 1.227 2.173 2006 615 29,7 47,8 Tổng 34.801 1.681 3.381 Trung bình 3.866 186,8 375,8
Nguồn: Ban quản lý Dự án xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Nam Định
Nhƣ vậy, theo số liệu ở bảng trên cho thấy, trong khoảng thời gian 10 năm kể từ năm 1997 đến 2006, tổng chi phí dùng cho tu bổ sửa chữa, xây dựng mới các công trình phụ trợ trên 20,7 km đê biển huyện Giao Thủy vào khoảng 34,801 tỷ đồng (quy đổi theo tỷ lệ chuyển đổi 10 % là: 70,008 tỷ đồng), trung bình 3,866 tỷ đồng/1 năm (quy đổi theo tỷ lệ chuyển đổi 10 % là 3,381 tỷ đồng). Theo bảng trên ta có tổng thiệt hại mà bão, gió, triều cƣờng gây ra cho mỗi km chiều dài đê biển trung bình là 186,8 triệu đồng/năm (quy đổi theo tỷ lệ chuyển đổi 10 % là 375,8 tỷ đồng).
Từ số liệu nghiên cứu cho thấy hàng năm rừng ngập mặn đã bảo vệ tốt 10,5 km đê biển và do đó giảm các chi phí cho việc sửa chữa và xây dựng mới đê biển so với nơi đê biển không có rừng ngập mặn phòng hộ. Chi phí thấp nhất cho sửa chữa đê biển là khoảng 47,8 triệu đồng/km dài (đã quy đổi theo tỷ lệ chiết khấu) và cao nhất là 2.173 triệu đồng/km dài (đã quy đổi theo tỷ lệ chiết khấu). Điều này có nghĩa, với 3.100 ha rừng ngập mặn phòng hộ cho 10,5 km đê biển hàng năm tránh đƣợc chi phí tu bổ đê biển từ 502 - 22.816 triệu đồng/năm. Trung bình mỗi năm,
diện tích rừng ngập mặn này đã làm giảm chi phí tối thiểu để sửa chữa và tu bổ hệ thống đê biển với chiều dài 10,5 km là:
375,8 triệu đồng/km x 10,5km= 3.945 triệu đồng
Nhƣ vậy, tổng chi phí tránh đƣợc cho việc tu bổ, sửa chữa tuyến đê có rừng ngập mặn bảo vệ là 3,945 tỷ đồng. Theo kết quả này, giá trị phòng hộ đê biển bình quân của một ha rừng ngập mặn đƣợc tính toán và xác định theo công thức (1) nêu trên, cụ thể là: B = 100 . 3 945 . 3 1,27 triệu đồng/năm
Có thể thấy giá trị phòng hộ đê biển của rừng ngập mặn là tƣơng đối cao. Căn cứ vào tần suất xuất hiện các cơn bão lớn (từ 7 đến 12 năm/lần) cộng với những thiệt hại về vật chất do các cơn bão lớn gây ra (ví dụ bão Damrey năm 2005) không chỉ làm cho nhiều đoạn đê biển bị phá vỡ mà còn làm nƣớc mặn xâm nhập vào nội đồng gây thiệt hại lớn về mùa màng và chi phí để khắc phục nhiễm mặn. Ƣớc tính tổng chi phí để khắc phục thiệt hại về đê biển, về sản lƣợng hoa màu bị mất do đất nhiễm mặn lên tới 230 tỷ đồng. Đó là chƣa kể cứ sau khoảng 20 năm, các tuyến đê biển không có rừng ngập mặn bảo vệ lại phải tu sửa lớn và xây dựng lại.
Để ƣớc lƣợng giá trị phòng hộ đê biển của RNM khu vực nghiên cứu thuộc huyện Tiền Hải, luận văn chuyển giao giá trị phòng hộ đê biển tại huyện Giao Thủy có điều chỉnh theo hệ số co giãn về thu nhập giữa Nam Định và Thái Bình nhƣ sau:
Vj = Vi(Yj/Yi)e Trong đó:
Y: thu nhập theo đầu ngƣời
e: Độ co giãn của giá trị theo thu nhập
Năm 2011, thu nhập bình quân đầu ngƣời tỉnh Thái Bình là 20,7 triệu trong khi đó con số tƣơng ứng của Nam Định là 19,2 triệu đồng (Tổng Cục thống kê 2011). Ở đây nghiên cứu để độ co giãn của giá trị theo thu nhập là 1.
Theo tính toán, giá trị phòng hộ đê biển huyện Giao Thủy trong năm 2011 là 1,27 triệu đồng/ha/năm. Sử dụng hệ số điều chỉnh thu nhập trên thì giá trị tƣơng ứng của 1ha RNM tại huyện Tiền Hải là:
Tại Tiền Hải, nhờ triển khai tốt trồng rừng ngập mặn, đến nay toàn huyện có gần 5.000 ha rừng phủ xanh những bãi triều. Rừng đang là lá chắn bảo vệ mùa màng, bảo vệ hệ thống đê điều và giúp cho hàng trăm hộ dân thoát nghèo nhờ thu nguồn lợi thủy sản từ rừng. Đến nay, trên toàn huyện có 53,7 km đê biển, riêng trong vùng nghiên cứu có 4,475km đê biển đƣợc bảo vệ bởi 1.789 ha rừng ngập mặn. Do đó, giá trị phòng hộ đê biển của 1.789 ha RNM khu vực nghiên cứu tại huyện Tiền Hải là 2,45 tỷ đồng.
Nhƣ vậy giá trị phòng hộ đê biển của khu vực nghiên cứu trong 1 năm sẽ là 6,395 tỷ đồng.