Giá trị du lịch dịch vụ

Một phần của tài liệu Lượng giá kinh tế tài nguyên và môi trường đất ngập nước vùng cửa sông hồng 60 (Trang 58 - 63)

Trong tính toán giá trị du lịch có thể tính theo phần cung hoặc phần cầu, trong khuôn khổ luận văn, học viên đã lựa chọn cách tính theo phần cung.

Giá trị du lịch vùng nghiên cứu đƣợc tính toán tập trung trong khu vực Vƣờn quốc gia Xuân Thủy và Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải (chủ yếu là khu du lịch Cồn Vành).

Xét thấy tầm quan trọng của phát triển du lịch đóng góp cho nền kinh tế toàn huyện trong tƣơng lai nên huyện Giao Thủy đã có những phƣơng hƣớng cụ thể nhằm tạo lực đẩy cho ngành công nghiệp không khói này. Cụ thể, định hƣớng phát triển du lịch bền vững, hiệu quả kinh tế - xã hội cao gắn với đảm bảo vững chắc an ninh - quốc phòng; đa dạng hoá sản phẩm du lịch, kéo dài thời gian lƣu trú của du khách, tăng hiệu quả kinh doanh và sức hấp dẫn cho du lịch Giao Thủy, tạo ra nhiều việc làm cho ngƣời lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng nhanh tỷ trọng ngành du lịch trong cơ cấu kinh tế địa phƣơng; tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành trong quá trình phát triển kinh tế, phát huy truyền thống bản sắc văn hoá dân tộc, tôn tạo và giữ gìn các di tích lịch sử văn hoá, cảnh quan môi trƣờng góp phần thúc đẩy du lịch phát triển. Đặc biệt là huyện chú trọng đầu tƣ xây dựng các tour du lịch nhƣ sau:

Các tour du lịch nội địa

- Tuor du lịch sinh thái đƣờng biển Quất Lâm - VQG Xuân Thủy: đón khách du lịch từ bãi tắm Quất Lâm - Giao Phong bằng tầu biển đến Cồn Lu thƣởng ngoạn toàn bộ cảnh quan thiên nhiên và hệ sinh thái đất ngập nƣớc suốt dọc chiều dài 32 km bờ biển huyện Giao Thủy; tham quan khu nuôi thả, khai thác nhuyễn thể; tìm hiểu hệ sinh thái rừng ngập mặn, xem chim di trú [3].

- Tour du lịch đƣờng bộ Quất Lâm - VQG Xuân Thủy: đón khách từ bến xe Quất Lâm bằng xe ô tô chất lƣợng cao theo chạy theo đê Trung Ƣơng đến Trụ sở VQG Xuân Thủy, đi xuồng tham quan VQG, tìm hiểu hệ sinh thái rừng ngập mặn và đời sống chim di trú [3].

- Phát triển, nhân rộng mô hình du lịch sinh thái cộng đồng tại xã Giao Xuân và các xã vùng đệm VQG Xuân Thủy. [3].

Các tuor du lịch liên kết trong và ngoài tỉnh

- Hà Nội - Ninh Bình (Tràng An, Bái Đính) - Nam Định (Phủ Giầy, Đền Trần, Làng hoa và cây cảnh Nam Điền, Nhà lƣu niệm cố Tổng Bí thƣ Trƣờng Chinh) - Quất Lâm - Vƣờn quốc gia Xuân Thủy.

- Gia nhập hành trình “Con đƣờng di sản”: Khu dự trữ sinh quyển thế giới đất ngập nƣớc ven biển liên tỉnh châu thổ sông Hồng: Kim Sơn (Ninh Bình) - Nghĩa Hƣng- Quất Lâm, VQG Xuân Thủy - Thái Thụy, Tiền Hải (Thái Bình) - Khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà (Hải Phòng) - Khu di sản thiên nhiên vịnh Hạ Long - VQG Bái Tử Long (Quảng Ninh).

Đối với du lịch Vƣờn quốc gia Xuân Thủy, tài nguyên du lịch bao gồm: tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn. Trong đó tài nguyên thiên nhiên là hệ động thực vật phong phú. Tài nguyên nhân văn, trƣớc hết phải kể đến kiến trúc nhà ở (nhà bồi), nhà thờ thiên chúa giáo và chùa chiền mang nhiều dáng dấp dân gian đƣợc xây dựng trên những làng quê thanh bình trù phú phù hợp với khí hậu vùng ven biển hiện đang còn đƣợc bảo tồn và lƣu giữ. Những nét sinh hoạt văn hóa mang đậm dấu ấn của nền văn minh lúa nƣớc nhƣ: chèo cổ, trầu văn, bơi chải, múa lân, chọi gà hay đấu vật…Trong các lễ hội cùng với sinh hoạt thƣờng nhật của cộng đồng đã gắn kết mọi ngƣời với nhau trong mối quan hệ mật thiết tình làng nghĩa xóm. Hiện nay Vƣờn quốc gia Xuân Thủy có 4 tuyến du lịch bao gồm: tuyến du thuyền cửa sông, tuyến xem chim, tuyến điền dã và tuyến khảo sát đồng quê. Mỗi tuyến du lịch mang những nét đặc trƣng riêng biệt phù hợp với sở thích của du khách. Đối với tuyến du thuyền cửa sông, tuyến này dùng cho khách tìm hiểu khái quát về Vƣờn quốc gia Xuân Thủy. Xuất phát từ trụ sở VQG đi dọc sông Vọp ra cửa Ba Lạt. Du khách có thể ghé thăm ngọn Hải Đăng (Tiền Hải, Thái Bình), đài quan sát Cồn Ngạn và thăm Cồn Xanh, một đảo pha cát mới bồi. Tuyến xem chim, đây là tuyến dành cho du khách có nhu cầu khám phá thiên nhiên, quan sát chim muông và chiêm ngƣỡng những cảnh quan độc đáo của hệ sinh thái đất ngập nƣớc cửa sông ven biển. Đối với tuyến điền

dã, du khách sẽ đƣợc đi bộ qua các sinh cảnh tự nhiên gồm các cánh rừng và các đầm tôm, đây là mô hình kinh tế sinh thái của ngƣời dân vùng đệm. Cuối cùng, du khách có thể tham gia tuyến du khảo đồng quê. Tuyến này áp dụng cho du khách có nguyện vọng khám phá đời sống của ngƣời dân địa phƣơng. Các làng mới mà du khách có thể ghé thăm là Tân Hồng và Điện Biên [3].

Với sự đóng góp quan trọng của ngành du lịch vào sự phát triển VQG Xuân Thủy nói riêng và toàn huyện Giao Thủy nói riêng. Do đó, huyện đã kết hợp với Ban quản lý Vƣờn xác định rõ mục tiêu của phát triển du lịch nơi đây là du lịch sinh thái rừng ngập mặn, tham quan vùng nuôi ngao, tìm hiểu đời sống chim di trú. Không quy hoạch hệ thống khách sạn, nhà nghỉ tại đây để giảm thiểu tác động của con ngƣời đối với rừng ngập mặn và đời sống chim di trú, giữ vẻ đẹp của thiên nhiên hoang sơ. Tuy vậy cần mở rộng bộ phận làm dịch vụ phục vụ khách du lịch tại VQG Xuân Thủy với quy mô từ 30- 35 phòng nghỉ phục vụ khách tham quan, nghiên cứu khoa học đến bằng đƣờng bộ . Xây dựng hệ thống nhà sàn mái lá giữa rừng phi lao , chòi quan sát , bãi cắm trại du lịch làm điểm dừng chân nghỉ ăn trƣa cho du khách trên đảo Cồn Lu (diện tích 2.500 ha, trừ 10.000 m2

đất quốc phòng), xây dựng bến cập tàu tại đảo Cồn Lu đón khách đi tầu biển từ Quất Lâm thăm Vƣờn quốc gia Xuân Thủy. Đồng thời quy hoạch xây dựng đồng bộ các cơ sở dịch vụ có chất lƣợng cao: hệ thống dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ công nghệ cao, viễn thông, cơ sở y tế chất lƣợng cao phục vụ khách về nghỉ dƣỡng và làm việc [3] [12].

Hiện nay khách đến thăm quan du lịch Vƣờn quốc gia Xuân Thủy ngày càng đông trong đó bao gồm cả khách nội địa và quốc tế. Đối với khách nội địa, đến Vƣờn chủ yếu là nghiên cứu khoa học, khách quốc tế đến đây phần lớn là xem chim. Đặc trƣng của khu vực nghiên cứu là xuất hiện một số loài chim quý hiếm di cƣ theo mùa. Vào mùa đông là thời điểm tập trung đông đúc số lƣợng chim di cƣ nhất (gồm các loài chim nhƣ: Có trắng Trung Quốc, Choắt mỏ thìa, Thiên đƣờng đuôi đen, Cò thìa, Mòng bể mỏ ngắn). Trong mùa hạ và mùa thu số lƣợng chim di cƣ thƣờng xuất hiện ít. Sau đó đến gần cuối mùa hạ, sang thu thì đã xuất hiện một số loài chim di trú (Cò thìa, Mòng bể mỏ ngắn) [9].

Giai đoạn I, từ tháng 11 năm trƣớc đến tháng 3 năm sau đây là khoảng thời gian có mật độ đối tƣợng chịu tổn thƣơng cao nhất trong năm do đây là thời điểm tập chung các loài chim di cƣ đông đúc nhất, có hầu nhƣ đầy đủ các loài chim di cƣ

ngắn). Giai đoạn 2, gồm có 2 thời kỳ, đó là thời kỳ trong tháng 4 và thời kỳ từ tháng 8 – 10. Trong giai đoạn này, một số loài chim đã di cƣ khỏi khu vực, chỉ còn lại một số loài đặc trƣng nhƣ là Cò thìa và Mòng bể [9].

Sơ đồ thống kê thời gian di trú của các loài chim di cƣ này cụ thể nhƣ sau:

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Nguồn: [9]

Hiện tại, Vƣờn quốc gia Xuân Thủy có 16 phòng, với giá từ 200 - 300 nghìn VND/phòng (trung bình 250.000 VND/phòng) cho 2 - 4 ngƣời. Trong Vƣờn có phục vụ ăn uống cho khách nghỉ tại đây. Tuy nhiên, các dịch vụ ở đây còn rất hạn chế. Theo thống kê của phòng du lịch thuộc Ban quản lý Vƣờn thì trong năm 2011 doanh thu từ hoạt động du lịch (bao gồm doanh thu cho thuê phòng, kinh doanh ăn uống và doanh thu khác) ƣớc khoảng 300 triệu VND.

Ngoài doanh thu từ hoạt động du lịch trong Vƣờn quốc gia thì còn một nguồn thu đáng kể từ các hộ gia đình trong vùng đệm (tập trung chủ yếu ở xã Giao Xuân) tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái cộng đồng. Hiện nay trên địa bàn xã Giao Xuân có 30 hộ tham gia Hợp tác xã du lịch sinh thái cộng đồng, trong đó có 10 hộ gia đình có nhà nghỉ và phục vụ ăn uống. Trong năm 2011, tổng số lƣợt khách đến nghỉ tại đây là 300 lƣợt mang về tổng thu nhập ƣớc tính là 60 triệu VND. Bình quân mỗi hộ tham gia nhà nghỉ có thu nhập từ 800 đến 1 triệu đồng/tháng (trung bình 900.000 VND/tháng) [10].

Nhìn chung các hoạt động du lịch sinh thái cộng đồng đã mang lại lợi ích cho ngƣời dân nơi đây có thu nhập thƣờng xuyên bƣớc đầu đã tháo gỡ đƣợc khó khăn, nâng cao dần đƣợc chất lƣợng cuộc sống cho mỗi gia đình và cho toàn xã hội.

Loài di cƣ thuôc giai đoạn I

Đặc biệt là đã tạo ra một nghề mới. Những ngƣời tham gia làm du lịch đều phấn khởi yêu nghề mong muốn hoạt động du lịch sinh thái ngày càng phát triển bền vững. Đặc biệt nâng cao ý thức

bảo tồn sinh thái và bảo vệ tài nguyên môi trƣờng,bảo tồn đƣợc nét đẹp văn hoá bản địa vật thể và phi vật thể. Góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu toàn cầu nói chung và khu dự trữ sinh quyển sông Hồng nói riêng. Ngoài ra còn đƣợc giao lƣu văn hoá văn nghệ các vùng miền và các khách quốc tế [10].

Tiền Hải là vùng quê cách mạng, giàu truyền thống văn hoá.

Hiện nay hoạt động du lịch ở Tiền Hải chƣa phát triển mạnh, các tài nguyên vẫn còn đang ở dạng tiềm năng, lƣợng khách đến với du lịch Tiền Hải chƣa nhiều. Song nhờ có nguồn tài nguyên tƣơng đối đa dạng, hàng năm vẫn có một lƣợng khách đáng kể đến với Tiền Hải. Do vậy hoạt động này đã có đóng góp quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội Tiền Hải, tạo cho huyện có cơ hội giao lƣu mở rộng quan hệ với các địa phƣơng khác để cùng phát triển. Trong giới hạn vùng nghiên cứu thì du lịch Cồn Vành đóng vai trò chủ đạo. Cách biển Đồng Châu khoảng 7km về hƣớng Đông Nam, Cồn Vành đƣợc xem là một điểm có nhiều tiềm năng thuận lợi để phát triển thành một khu du lịch sinh thái lý tƣởng và hấp dẫn. Đây là bãi sa bồi rộng gần 2000 ha với địa hình tƣơng đối bằng phẳng, nằm ở phía Đông xã Nam Phú phía Bắc giáp Cồn Thủ, phía Nam giáp cửa Ba Lạt, phía Đông giáp biển Đông. Cồn Vành thuộc khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng, đã đƣợc UNESCO công nhận tháng 12 năm 2004. Nằm trong hệ thống liên hoàn các khu rừng ngập mặn ven biển trải dài từ Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh. Nơi đây có hệ thống rừng ngập mặn khá phong phú với nhiều loài thực vật nhƣ sú, vẹt, phi lao và trên 200 loài hải sản có giá trị và nhiều loài chim quý hiếm. Với sự ƣu đãi của thiên nhiên và quy hoạch đầu tƣ xây dựng khai thác khoa học hợp lí của con ngƣời, trong một tƣơng lai không xa Cồn Vành sẽ trở thành một khu du lịch sinh thái có tầm cỡ, hấp dẫn, phát triển bền vững hài hoà và hiệu quả. Cùng với các điểm

Hình 3.3. Ban quản lý Vƣờn quốc gia Xuân Thủy

du lịch lễ hội nhƣ di tích chùa Keo, di tích Nhà Trần, đền Đồng Bằng, đền Tiên La, làng vƣờn Bách Thuận, làng nghề thêu Minh Lãng, chạm bạc Đồng Xâm thì Cồn Vành, Cồn Thủ sẽ là những mắt xích quan trọng trong hệ thống các tour, tuyến du lịch của Thái Bình, đồng thời kết nối với các tour du lịch liên tỉnh. Là cơ hội để quảng bá mạnh mẽ và rộng rãi hơn nữa các điểm du lịch tiêu biểu của Tiền Hải tới du khách trong và ngoài nƣớc [15].

Hiện nay, số khách lục địa đến với khu vực vực nghiên cứu trên địa bàn huyện Tiền Hải còn hạn chế, chủ yếu là các đoàn khách là các tổ chức quốc tế, các nhà kinh doanh, các nhà khoa học đến để nghiên cứu. Cũng nhƣ khách nội địa, thời gian lƣu trú của khách quốc tế rất thấp, chỉ khoảng 1/2 ngày. Du khách đến nơi đây có thể nghỉ qua đêm tại các nhà nghĩ ở Đồng Châu, ngã ba Đông Minh, thị trấn Tiền Hải…Nhƣ vậy mặc dù lƣợng khách đến đây để du lịch, nghiên cứu nhƣng có thề nghỉ trên địa bàn khác ngoài khu vực khảo sát. Do đó, khi tính doanh thu du lịch, luận văn sẽ ƣớc tính tổng giá trị thu đƣợc từ các hoạt động kinh doanh, dịch vụ có thể ở ngoài vị trí vùng nghiên cứu nhƣng phục vụ cho tham quan trong vùng nghiên cứu.

Bảng 3.7. Doanh thu từ du lịch vùng nghiên cứu thuộc huyện Tiền Hải năm 2011

Nội dung Đơn vị 2010

Khách nội địa Lƣợt khách 108.940

Khách quốc tế Lƣợt khách 4.500

Tổng khách Lƣợt khách 113.440

Khách sạn, nhà nghỉ Cái 18

Doanh thu Triệu đồng 23.822

Nguồn: Phòng văn hóa thông tin thể thao và du lịch huyện Tiền Hải và xử lý số liệu thu thập, 2012

Nhƣ vậy, doanh thu du lịch trong vùng nghiên cứu thuộc huyện Tiền Hải vào khoảng 23,822 tỷ đồng. Do đó, tổng doanh thu ƣớc tính trên toàn khu vực nghiên cứu là 24,182 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu Lượng giá kinh tế tài nguyên và môi trường đất ngập nước vùng cửa sông hồng 60 (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)