Cuối thể kỷ 18 và đầu thế kỷ 19 diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp, với nhiều phát minh có tính bƣớc ngoặt đã ra đời, đẩy mạnh sự phát triển của khoa học và kỹ thuật, tạo ra một xã hội thịnh vƣợng và tiện nghi hơn. Thế nhƣng, kể từ đó đến nay, con ngƣời đã có những tác động mạnh mẽ đến môi trƣờng thiên nhiên, các hoạt động của con ngƣời nhƣ: sử dụng nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ, khí đốt) và hoạt động công nghiệp đã làm gia tăng lƣợng khí phát thải vào trong khí quyển, đặc biệt là khí CO2. Phát thải khí CO2 đang là vấn đề toàn cầu và ở Việt Nam, mức độ phát thải CO2 không ngừng tăng lên trong những năm gần đây. Hiện nay, tình hình ô nhiễm môi trƣờng không khí nƣớc ta ngày càng nghiêm trọng. Sự hình thành và mở rộng các khu công nghiệp cùng với sự gia tăng dân số và các phƣơng tiện giao thông vận tải đã làm tăng lƣợng phát thải khí vào môi trƣờng trong đó có sự gia tăng đáng kể khí CO2. Theo số liệu của Trung tâm Thủy văn Việt Nam (22/6/2010) ƣớc tính đến năm 2020, lƣợng phát thải khí CO2 của Việt Nam khoảng 233,3 triệu tấn CO2 tăng 93% so với năm 1998 và con số này vẫn tiếp tục tăng khi tình hình sử dụng nhiên liệu hóa thạch không giảm [34].
Ngoài ra, sự tàn phá rừng nói chung và hệ sinh thái rừng ngập mặn nói riêng ngày một gia tăng không những gây mất cân bằng sinh thái mà còn làm giảm khả năng hấp thụ CO2 và gián tiếp làm tăng thêm lƣợng khí CO2 phát thải vào khí quyển, tăng nguy cơ hiệu ứng nhà kính, góp phần làm cho biến đổi khí hậu toàn cầu tăng nhanh. Vì vậy, giảm lƣơng CO2 trong khí quyển là vấn đề cấp bách hàng đầu hiện nay không chỉ ở Việt Nam mà trên cả thế giới. Các nhà khoa học đang nổ lực tìm các biện pháp giảm lƣợng CO2 và các biện pháp ứng phó với biến đổi khí
hậu. Một trong những biện pháp có chi phí rẻ và hƣớng đến phát triển bền vững là đầu tƣ, bảo vệ và phát triển các thảm xanh thực vật trong đó có rừng ngập mặn.
Có rất nhiều phƣơng pháp đã đƣợc sử dụng để xác định giá trị hấp thụ cacbon của RNM, một trong những phƣơng pháp đƣợc sử dụng phổ biến hiện nay là đánh giá tỷ lệ hấp thụ cacbon thông qua chỉ số diện tích bề mặt của lá (Leaf Area Index - LAI). Thông thƣờng, LAI đƣợc ƣớc lƣợng bằng ba cách là phƣơng pháp là đo trực tiếp, đo gián tiếp và thông qua công nghệ viễn thám xử lý ảnh vệ tinh. Phƣơng pháp đánh giá trực tiếp có kết quả và độ tin cậy cao nhƣng tốn kém chi phí. Phƣơng pháp sử dụng ảnh vệ tinh có thể cho kết quả nhanh chóng nhƣng độ chính xác không cao bằng phƣơng pháp đo trực tiếp. Vì vậy, cách tiếp cận phổ biến hiện nay là kết hợp giữa sử dụng công nghệ ảnh vệ tinh và phƣơng pháp đo lƣờng gián tiếp. Sử dụng cách tiếp cận kết hợp này sẽ cho kết quả khá chính xác và tiết kiệm đƣợc chi phí đo lƣờng [21].
Luận văn này, học viên sử dụng kết quả ƣớc lƣợng giá trị hấp thụ cacbon RNM tại Xuân Thủy của tác giả Tateda (2005). Trong đó tác giả kết hợp giữa nghiên cứu ảnh vệ tinh và nghiên cứu hiện trƣờng tại một số vùng RNM tại Đông Nam Á bao gồm cả Xuân Thủy - Nam Định để đánh giá giá trị hấp thụ cacbon của rừng. Sau đó dữ liệu cung cấp từ 4 vệ tinh đã đƣợc chuyển hóa thành các chỉ số NDVI (chuẩn hóa thực vật) kết hợp với đo đạc tại hiện trƣờng về mối quan hệ giữa tuổi và sinh khối để tính khả năng lƣu trữ cacbon của RNM. Kết quả về hàm lƣợng chì Pb - 210 tìm thấy trong các tinh thể cacbon trong mùn đất cho thấy tỷ lệ dòng hấp thụ cacbon của RNM tại Xuân Thủy đạt mức 2,5 tấn/ha/năm [21].
Bảng 3.11. Khả năng hấp thụ cacbon của một số cây ngập mặn tại Xuân Thủy
Loài Sinh khối (tấn/ha) Hấp thụ cacbon (tấn/ha/năm)
Kandelia ovata (Trang) 7,71 4,91 Aegiceras corniculatum (Sú) 4,31 1,21 Avicenia marina (Mắm) 7,71 4,91
Nguồn: [21]
Để chuyển hóa thành tiền giá trị hấp thụ cacbon của RNM Xuân Thủy, luận văn sử dụng giá quốc tế của việc cắt giảm một đơn vị cacbon. Mức giá đƣợc tính trong nghiên cứu này là 16,8 USD/tấn cacbon. Từ đó giá trị gián tiếp hấp thụ cacbon của 1 ha RNM tại khu vực nghiên cứu là 42USD/năm tƣơng đƣơng 874,86 ngàn đồng/năm (tính theo tỷ giá chuyển đổi 1USD =20.830 VND). Nhƣ vậy giá trị gián tiếp hấp thụ cacbon của 3.100 ha RNM Xuân Thủy là 2,71 tỷ đồng/năm.
Đối với RNM thuộc các xã Nam Phú, Nam Hƣng, Nam Thịnh, Đông Minh thì trong những năm gần đây điện tích che phủ có tăng lên đáng kể do phong trào trồng rừng đƣợc phát động. Tuy nhiên, phần diện tích RNM trƣởng thành, phát triển tốt đảm bảo cho khả năng hấp thụ CO2 chỉ có khoảng 1.789 ha. Các loại cây ngập mặn chiếm ƣu thế mọc tự nhiên và cũng là cây đƣợc trồng phục hồi rừng trong nhiều năm qua là cây bần chua (Sonneratia caseolaris). Cây bần chua có tán rộng và thân cao chiếm chủ yếu tán rừng. Dƣới tán cây bần chua và ở rải rác một số nơi đất đã bồi cao nhƣng vẫn ngập triều trung bình có bùn sâu có nhiều cây trang
(Kandelia obovata) mọc. Sau đó là sú (Aegiceras corniculatum), có chiều cao gần bằng hoặc thấp hơn trang mọc xen lẫn trong rừng bần. Có một ít cây đâng
(Rhizophora stylosa) và vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza) mọc xen kẽ với trang và bần. Xen lẫn với các loài trên là mắm biển (Avicennia marina). Mắm biển là cây có lá nhỏ màu lục nhạt, thân không thẳng nhƣng vƣơn cao hơn trang. Trong số các loài trên, bần chua và trang là loài cây mọc tự nhiên và trồng, còn lại là những loài cây tái sinh tự nhiên sau khi rừng bần chua và trang đƣợc trồng mới và bảo vệ [15].
Trong quá trình điều tra, nhận thấy đƣợc rằng 1.789 ha RNM khu vực Tiền Hải có thành phần loài, tuổi và mức độ trƣởng thành tƣơng đƣơng với 3.100 ha RNM tại Xuân Thủy. Do đó, luận văn sử dụng giá trị dòng hấp thụ cacbon của RNM Tiền Hải tƣơng đƣơng với RNM Xuân Thủy. Do đó giá trị gián tiếp hấp thụ cacbon của 1.789 ha RNM Tiền Hải là 1,56 tỷ đồng/năm.
Nhƣ vậy giá trị hấp thị cacbon của RNM khu vực nghiên cứu trong một năm là: 4,27 tỷ đồng.