Hoạt động kinh tế của các xã vùng đệm trên vùng đất ngập nƣớc

Một phần của tài liệu Lượng giá kinh tế tài nguyên và môi trường đất ngập nước vùng cửa sông hồng 60 (Trang 44 - 47)

Đất ngập nƣớc chiếm 1/3 diện tích cả nƣớc với hơn 10 triệu ha. Các vùng đất ngập nƣớc đang là nguồn sống của những ngƣời dân sống gần chúng. Ở nƣớc ta 70% dân số hoạt động kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp nên rất cần sử dụng các vùng đất ngập nƣớc để trồng lúa, chăn nuôi thủy sản và hoạt động đánh bắt các thủy sản. Nhƣng trong thời gian gần đây do hoạt động khai thác và sử dụng quá mức đang gây ra một số vấn đề nghiêm trọng với các vùng đất ngập nƣớc: môi trƣờng sống và di cƣ của nhiều loại sinh vật bị phá huỷ; đa dạng sinh học và các nguồn tài nguyên đất ngập nƣớc bị suy giảm nghiêm trọng do các hoạt động chuyển đổi mục đích sử dụng đất ngập nƣớc; các loại chất thải ngày càng gia tăng; đánh bắt thuỷ hải sản bằng phƣơng pháp có tính huỷ diệt; nạn chặt phá rừng ngập mặn, phá huỷ rạn san hô; chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt và thuốc trừ sâu, phân bón hoá học đổ ra các thuỷ vực làm ô nhiễm đất ngập nƣớc...những tác động này đã tác động xấu đến tài nguyên đất ngập nƣớc dẫn đến sự suy giảm chất lƣợng cũng nhƣ số lƣợng của loại tài nguyên này nói chung và giá trị kinh tế của đất ngập nƣớc nói riêng.

hạn chế các hoạt động phát triển làm mất đi các hệ sinh thái đất ngập nƣớc dẫn đến sự duy giảm tính đa dạng sinh học ở vùng này [13].

Ở vùng đệm của VQG Xuân Thủy, thu nhập của ngƣời dân sống ở đây khoảng gần 50% phụ thuộc vào các hoạt động liên quan tới đất ngập nƣớc, có những hộ 100% phụ thuộc vào các hoạt động khai thác, làm thuê ngoài các bãi, đăng đáy hay nuôi trồng thủy sản [13].

Bảng 3.1. Hộ nghèo và phần trăm thu nhập phụ thuộc vào đất ngập nƣớc ở các xã vùng đệm VQG Xuân Thủy

% Số mẫu quan sát Trung bình Lớn nhất Nhỏ nhất

Hộ nghèo 184 43,93 100 4,26 Hộ không nghèo 864 49,69 100 4,44

Nguồn: [13]

Theo điều tra các hộ nghèo thu nhập của hộ 43% phụ thuộc vào các hoạt động liên quan tới đất ngập nƣớc, hộ không nghèo 49,7% thu nhập phụ thuộc vào khai thác và nuôi trồng thủy sản. Vì thế nếu chúng ta ngừng các hoạt động khai thác và đánh bắt thủy sản của ngƣời dân thì sẽ ảnh hƣởng rất lớn tới nguồn thu của các hộ.

Bảng 3.2. Hiện trạng hộ nghèo và hộ nghèo nếu có sự tác động ở các xã vùng đệm VQG Xuân Thủy Số hộ % Hiện trạng hộ nghèo Hộ nghèo 184 17,6 Hộ không nghèo 864 82,4 Chung 1048 100 Hiện trạng hộ nghèo nếu ngừng hoạt

động khai thác và nuôi trồng thủy sản

Hộ nghèo 286 27,3 Hộ không nghèo 762 72,7 Chung 1048 100

Nguồn: [13]

Nhƣ vậy theo bảng trên có thể thấy đƣợc một thực tế rằng, nếu nhƣ để bảo vệ các vùng đất ngập nƣớc mà ngừng các hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản của ngƣời dân thì sẽ có 10% số hộ theo điều tra sẽ trở thành hộ nghèo, tức là khoảng 100 hộ dân sẽ tái nghèo nâng tỷ lệ hộ nghèo từ 17,6% lên 27,3%. Hiện tại sinh kế của ngƣời dân ở khu vực vùng đệm VQG Xuân Thủy còn phụ thuộc nhiều vào việc khai thác và nuôi trồng thủy sản. Do đó, việc đƣa ra các chính sách nhằm

bảo tồn các giá trị của đất ngập nƣớc nơi đây cần phải tính đến tính bền vững trong phát triển sinh kế của ngƣời dân [13].

Đối với các xã nằm trong vùng nghiên cứu thuộc huyện Tiền Hải thì có 3 xã là thuộc vùng đệm của Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải: xã Nam Thịnh, Nam Phú và Nam Hƣng. Hiện nay, số hộ dân thuộc các xã này chiếm một tỷ lệ lớn tham gia vào các hoạt động trên vùng đất ngập nƣớc, chủ yếu là các hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản. Đối với xã Nam Hƣng, hiện tại có khoảng 989 ha bao gồm 610 ha là vẹt, 340 ha bần hỗn giao vẹt, 155 ha đƣớc do chƣơng trình 773 cấy trồng và chƣơng trình của hội chữ thập đỏ Đan Mạch tài trợ. Xã Nam Hƣng đang tập trung phát triển có trọng điểm, chuyển đổi 70 ha vùng bãi sông Hồng cấy lúa kém năng suất sang nuôi trồng thuỷ hải sản, các hộ gia đình trong xã đã, đang chú trọng cải tạo ao hồ, vƣờn tạp, đƣa những cây con có giá trị kinh tế cao vào thâm canh, nuôi trồng. Hình thành nhiều gia trại nuôi thuỷ sản nƣớc ngọt, nƣớc lợ. Tổng diện tích các hộ chủ đầm nuôi trồng quảng canh, bán thâm canh (tôm sú, cua) 291,48ha thu nhập trên 10 triệu/ha . Nhìn chung thu nhập từ đầm vùng có phần hạn chế, tôm cá tự nhiên ít do ảnh hƣởng môi trƣờng. Ngoài ra, xã đã tổ chức cho các hộ gia đình đấu bãi nuôi thả ngao, gion với diện tích 77,7 ha; kết hợp đánh bắt gần bờ tạo đƣợc công ăn việc làm cho nhân dân. Tại xã Nam Phú, theo thống kê thì năm 2010 giá trị ngành thủy sản đạt 15,7 tỷ đồng trong tổng số 71,2 tỷ đồng tổng giá trị sản xuất. Trong đó chiếm ƣu thế là nuôi trồng thủy sản trog vùng đất ngập nƣớc (nuôi tôm và ngao). Hiện nay, xã Nam Phú có trên 900ha nuôi tôm sú với hơn 100 chủ hộ. Năm 2010 các chủ đầm đều có thu hoạch cao hơn năm 2009, trong những năm qua việc ƣơm, nuôi vạng giống cho thu nhập cao nên một số hộ có vị trí đầm thuận lợi chuyển sang cải tạo nuôi ngao giống với diện tích trên 60ha, năm 2010 thu nhập khá cao từ 50 đến 100 triệu đồng/ha đồng [19] [23] [27].

Là một trong những xã ven biển vùng đệm của Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải, xã Nam Thịnh có nhiều tiền đề quan trọng để phát triển ngành thủy sản nói chung và kinh tế biển nói riêng. Hiện nay, Nam Thịnh có 800 ha rừng ngập mặn; 261,99 ha nuôi trồng thủy hải sản, trong đó có 600 ha diện tích đƣợc sử dụng nuôi ngao. Đây là tƣ liệu hoạt động sản xuất quan trọng thu hút nhiều nhân lực và vật lực trong toàn xã, tạo công ăn việc làm và góp phần xóa đói giảm nghèo cho toàn xã [23] [24].

Bảng 3.3. Cơ cấu kinh tế xã Nam Thịnh

Nông lâm nghiệp 11,46%

Kinh tế biển 80,23%

Ngành nghề dịch vụ thƣơng mại 8,31%

Nguồn: [23]

Là xã có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn thuộc các xã ven biển của huyện Tiền Hải. Trong năm 2011, xã Đông Minh có 423 ha diện tích nuôi trồng thủy sản. Trong đó, chiếm lớn nhất là diện tích đầm nuôi ngao (285ha). Trong năm 2011 tuy xẩy ra dịch bệnh nhƣng nhiều hộ đã chủ động trong việc thu hoạch để tránh thiệt hại nên nhìn chung các hộ đều có thu nhập cao đem lại hiệu quả kinh tế đáng kể góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế toàn xã [31].

Nhìn chung, các xã thuộc vùng nghiên cứu có một tỷ lệ lớn dân số tham gia vào hoạt động trên vùng đất ngập nƣớc. Đây là đối tƣợng làm suy giảm giá trị của loại tài nguyên này. Tuy nhiên đây là nguồn sống quan trọng để giải quyết vấn đề nghèo đói ở các xã trong khu vực. Do đó, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Ban quản lý VQG Xuân Thủy, Khu bảo tồn thiên nhiên ĐNN Tiền Hải và chính quyền các xã vùng đệm trong việc đƣa ra các chính sách nhằm bảo tồn đƣợc giá trị đất ngập nƣớc và không làm ảnh hƣởng đến biến động kinh tế của vủng.

Một phần của tài liệu Lượng giá kinh tế tài nguyên và môi trường đất ngập nước vùng cửa sông hồng 60 (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)