Giá trị điều tiết nƣớc ngầm

Một phần của tài liệu Lượng giá kinh tế tài nguyên và môi trường đất ngập nước vùng cửa sông hồng 60 (Trang 75 - 77)

Đất ngập nƣớc có khả năng lọc và điều tiết nƣớc ngầm, các tầng ngậm nƣớc của ĐNN có thể bổ sung một cách tự nhiên đảm bảo nguồn nƣớc ngầm đƣợc duy trì

và ổn định. Nơi không có ĐNN và trong nhiều trƣờng hợp cần thiết, ngƣời ta phải bổ sung nƣớc nhân tạo nƣớc ngầm. Nhƣ vậy giá trị lọc và điều tiết nƣớc ngầm của ĐNN có thể đƣợc tính thông qua phƣơng pháp chi phí thay thế, trong đó chi phí để lọc và điều tiết nƣớc ngầm nhân tạo có thể đƣợc tính nhƣ giá trị xấp xỉ của giá trị tự nhiên lọc và điều tiết nƣớc ngầm của ĐNN.

Đây đƣợc xem nhƣ "phƣơng pháp mới" đối với nƣớc ta, nhƣng ở nhiều nƣớc trên thế giới, nhất là các nƣớc thuộc Liên Xô (trƣớc đây), Tây Âu, Trung Á, Trung Cận Đông, Bắc Phi, Bắc Mỹ...đã đƣợc thực hiện từ lâu, bằng nhiều hình thức phong phú và đã đạt đƣợc những kết quả tốt, đóng góp tích cực vào việc đáp ứng nhu cầu cung cấp nƣớc (nhƣ ở Mỹ gần 1/3 lƣợng nƣớc dùng trong sản xuất và sinh hoạt đƣợc lấy từ nguồn bổ sung nhân tạo).

Bổ sung nƣớc nhân tạo nƣớc ngầm hay nạp lại nƣớc ngầm là sự áp dụng các biện pháp kỹ thuật làm tăng trữ lƣợng nƣớc ngầm bằng cách nạp thêm các nguồn nƣớc từ bên ngoài (nƣớc mƣa, nƣớc mặt) vào các tầng chứa nƣớc sẵn có hoặc vào các tầng đất đá có khả năng tàng trữ nƣớc trong lòng đất. Bổ sung nƣớc nhân tạo nƣớc ngầm có thể giúp bù đắp lại lƣợng nƣớc ngầm bị tiêu hao do những nguyên nhân tự nhiên (tiêu thoát tự nhiên, hạn hán, bốc hơi ngầm...) hoặc nhân tạo (khai thác quá mức, phá rừng làm mất nguồn cung cấp tự nhiên...). Trong trƣờng hợp tầng nƣớc ngầm bị nhiễm bẩn trƣớc thì sau khi đƣợc nạp nguồn nƣớc sạch từ ngoài vào, chất lƣợng nƣớc ngầm sẽ đƣợc cải thiện, tạo cân bằng áp lực trong lòng đất, chống lại sự sụt lún bề mặt do khai thác nƣớc ngầm hay do tháo khô mỏ. Nhờ trữ lƣợng nƣớc đƣợc bổ sung, mực nƣớc ngầm dâng cao, làm tăng độ ẩm của đất, tạo điều kiện cho thực vật phát triển, chống nạn sa mạc hóa.

Theo Hội Địa chất Việt Nam đƣợc thực hiện bằng cách: xây dựng các công trình tích trữ nƣớc mƣa, nƣớc mặt, nƣớc lũ dƣới dạng hồ chứa, kênh đào...từ đó nƣớc thấm vào lòng đất, bổ sung cho các tầng chứa nƣớc ngầm nằm nông (phƣơng pháp thấm thẳng đứng). Trong trƣờng hợp tầng chứa nƣớc nằm sâu hoặc bị phủ bởi lớp cách nƣớc dày thì làm các công trình hấp thu nƣớc dƣới dạng lỗ khoan, giếng đào, lò đứng...có chiều sâu lớn để cho nƣớc từ trên mặt xâm nhập tự nhiên hoặc đƣợc nén ép vào tầng chứa nƣớc (phƣơng pháp chôn vùi). Sau khi đƣợc nạp, lòng đất biến thành "kho chứa nƣớc ngầm", có dung tích lớn mà không chiếm nhiều diện tích đất đai trên mặt, lại hạn chế đƣợc sự tổn thất do bốc hơi. Khi cần lấy nƣớc

ngƣời ta mới "mở kho" bằng cách khoan giếng ở bất cứ nơi nào trong phạm vi phân bố của tầng chứa nƣớc và bơm hút lên để dùng ngay tại chỗ, không cần phải làm đƣờng dẫn dài nhƣ các công trình khai thác nƣớc mặt.

Theo đánh giá, hiện tại ở khu vực nghiên cứu và xung quanh khu vực nghiên cứu (những vùng ĐNN hoặc không phải ĐNN), các tầng nƣớc ngầm đƣợc duy trì khá tốt, cung cấp nƣớc ngầm ổn định cho hoạt động sinh hoạt, sản xuất và kinh doanh của cộng đồng và các tổ chức. Chƣa có hoạt động bổ sung nƣớc ngầm nhân tạo thay thế cho dịch vụ lọc và điều tiết nƣớc ngầm tự nhiên của ĐNN, vì vậy giá trị lọc và điều tiết nƣớc ngầm của ĐNN tại khu vực là chƣa đáng kể.

Một phần của tài liệu Lượng giá kinh tế tài nguyên và môi trường đất ngập nước vùng cửa sông hồng 60 (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)