Giá trị thủy, hải sản

Một phần của tài liệu Lượng giá kinh tế tài nguyên và môi trường đất ngập nước vùng cửa sông hồng 60 (Trang 49 - 58)

Khu vực nghiên cứu thuộc vùng ven biển có vị trí địa lý thuận lợi cho hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thủy sản do vị trí địa lý nằm sát biển, khí hậu ôn hòa, thời kỳ nóng ấm kéo dài cùng với rất nhiều các bãi bồi ven sông, ven biển. Sử dụng số liệu thứ cấp sơ cấp tại hiện trƣờng, bằng phƣơng pháp điều tra để tính toán thặng dƣ sản xuất của các sản phẩm trực tiếp của TN-MT, giá trị thủy sản khu vực nghiên cứu đƣợc lƣợng giá dựa trên thu nhập từ nuôi tôm, nuôi ngao và đánh bắt thủy hải sản.

3.2.1.1. Nuôi tôm

Trong năm 2011, vùng nghiên cứu có 1.982 ha nuôi tôm và tập trung chủ yếu ở các xã Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Nam Hƣng, Nam Thịnh và Đông Minh. Hình thức nuôi chủ yếu là quảng canh, quảng canh cải tiến và có 1 hộ nuôi tôm theo hình thức thâm canh tại xã Giao Thiện và 2 hộ ở xã Nam Thịnh.

Tại khu vực Vƣờn quốc gia Xuân Thủy hệ thống các ao đầm nuôi tôm chủ yếu nằm ở bên trong đê Vành Lƣợc. Trƣớc đây tại các khu vực này thì tôm chủ yếu nuôi theo hình thức quảng canh, với nguồn giống tự nhiên. Tuy nhiên, hiện nay do môi trƣờng bị biến đổi và mức độ khai thác của con ngƣời ngày càng lớn nên những hộ nuôi tôm cũng thả tôm giống ngay từ đầu vụ.

Hình thức nuôi tôm công nghiệp cũng đã xuất hiện trong thời gian gần đây khi việc nuôi tôm theo hình thức tự nhiên không còn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nguyên nhân chủ yếu là do trong các đâm nuôi tôm hiện nay, phần diện tích RNM có trong đầm còn rât ít, bởi vậy mức độ điều hòa và phân giải các chất độc có trong đầm bị giảm đi nghiêm trọng. Bên cạnh đó, do việc sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu trong nông nghiêp đã ảnh hƣởng đến môi trƣờng sống của các loài tôm. Các đầm nuôi tôm thuộc địa phận xã Giao Thiện nằm gần đê trung ƣơng, trƣớc đây mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Nhƣng trong mấy năm trở lại đây, hầu hết các đầm đã bỏ hoang không còn đƣợc sử dụng với mục đích nuôi trồng thủy sản. Nguyên nhân là do lƣợng thuốc trừ sâu sử dụng trong nông nghiệp theo cống 10 đổ trực tiếp vào hệ thống các đầm này.

Hình 3.1. Thuốc trừ sâu theo cống 10 đổ vào các đầm nuôi tôm thuộc xã Giao Thiện

Nguyễn Hồ Quế, 2012

Tại Tiền Hải, diện tích nuôi tôm tuy không lớn bằng Giao Thủy nhƣng đây là một trong những ngành có đóng góp to lớn GDP của toàn huyện. Tại xã Nam Phú, trong năm 2012 có hơn 100 hộ nuôi tôm sú, ngay từ đầu vụ UBND xã kết hợp với Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển cộng đồng (MCD) mở lớp tập huấn và tuyên truyền cho các hộ nuôi trồng thuỷ sản, tập huấn kỹ thuật nuôi tôm sú và hƣớng dẫn kỹ thuật chọn con giống chất lƣợng và cơ sở sản xuất giống có uy tín chất lƣợng, giá cả phù hợp để giới thiệu cho các hộ mua để thả. Hầu hết các hộ thả trong thời điểm thuận lợi từ ngày 10 đến 15 tháng 4 năm 2011 với số lƣợng khoảng trên 90 triệu con, nhìn chung năm 2011 các chủ đầm đều có thu hoạch cao hơn năm 2010. Tại xã Nam Hƣng, nuôi trồng thủy sản mà đặc biệt là nuôi tôm đƣợc tập trung phát triển có trọng điểm. Trong năm 2011 đã chuyển đổi 70ha vùng bãi sông Hồng cấy lúa kém năng suất sang nuôi trồng thủy hải sản. Hiện nay trên địa bàn xã diện tích nuôi tôm sú theo hình thức bán thâm canh và quảng canh là 280,48ha. Xã Nam Thịnh là một xã có diện tích nuôi trồng thủy hải sản lớn nhất so với các xã của huyện Tiền Hải nằm trong vùng nghiên cứu, trong đó có 180ha nuôi tôm. Tại xã Đông Minh, với diện tích gần 200ha nuôi tôm, trong năm 2011 lƣợng tôm sú đƣa vào nuôi thả khoảng 16 triệu con, lƣợng tôm giống tại trại cung ứng khoảng 15 %, diện tích còn lại là các nguồn khác. Tuy nhiên tỷ lệ tôm giống năm 2011 đạt thấp hơn so với năm trƣớc, nhiều hộ gia đình trong xã phải thả bổ sung. Do ảnh hƣởng của thời tiết và môi trƣờng nuôi trong các đầm tôm có đấu hiệu ô nhiễm nên sau hơn 1 tháng nuôi đã có một số diện tích nuôi tôm bị chết do nhiễm bệnh virut đốm trắng. Theo thống kê của Hợp tác xã dịch vụ (HTX) Hải Châu, ngày 5/6/2011 đã có

19,1 ha diện tích tôm bị chết và 191 ao nuôi của 92 hộ gia đình bị nhiễm bệnh. Ngoài việc nuôi tôm sú, trên địa bàn xã đã thí điểm nuôi tôm thẻ chân trắng đều phát triển tốt và mang lại thu nhập cao cho các hộ nuôi [23] [24] [25] [27].

Hình 3.2. Đầm nuôi tôm tại xã Nam Phú

Nguyễn Hồ Quế, 2012

Diện tích các ao nuôi tôm tại các xã của huyện Tiền Hải và Giao Thủy dao động từ 0,2ha đến khoảng 30ha. Ngoài các đầm nuôi ở khu vực có rừng ngập mặn thì hệ thống đầm còn lại đƣợc thiết kế nằm cạnh nhau và thƣờng không có hệ thống thoát nƣớc riêng mà có sự lƣu thông giữa các đầm. Do đó, khi một đầm bị dịch bệnh thì việc kiểm soát để tránh lây lan sang các đầm còn lại là rất khó khăn. Do không kiểm soát đƣợc dịch bệnh nên trong những năm 2007 và 2009 phần lớn các hộ nuôi tôm ở xã Nam Hƣng bị thiệt hại rất nặng nề.

Khi bắt đầu mùa vụ, chủ ao đầm phải thả tôm giống với mật độ trung bình từ 1 đến 20 con/1m2. Theo các hộ nuôi tôm thì số lƣợng con giống đƣợc thả phụ thuộc vào hình thức nuôi. Nếu nuôi theo quảng canh thì mật độ thả là 1 con/1m2

(khoảng 40.000 con/1ha), nuôi công nghiệp thì mật độ thả khoảng 20 con/1m2 (khoảng 300.000 - 400.000 con/1ha). Tôm giống đƣợc sử dụng thức ăn tự nhiên và công nghiệp. Năng suất dao động từ khoảng 25 - 300 kg/ha.

Vùng nghiên cứu thuộc huyện Giao Thủy trƣớc đây, phần lớn khu vực nuôi đƣợc RNM che phủ, sau đó chủ ao chặt rừng đi để chuyển thành các ao nuôi. Tại các ao nuôi gần đê trung ƣơng, hiện tại không còn RNM trong ao nữa. Nuôi quảng canh tại các ao không có rừng đƣợc gọi là “nuôi trắng” (thuật ngữ địa phƣơng) hoặc nuôi quảng canh (thuật ngữ của các nhà quản lý). Tuy nhiên, tại các ao gần vùng lõi

VQG Xuân Thủy vẫn còn một phần RNM che phủ trong ao. Cách nuôi tôm trong những ao có rừng đƣợc gọi là nuôi sinh thái. Theo các nhà quản lý thủy sản tại địa phƣơng thì năng suất nuôi tôm sinh thái cao và ổn định hơn năng suất nuôi tôm quảng canh vì rừng trong ao điều hòa vi khí hậu, cung cấp chất dinh dƣỡng, thức ăn tự nhiên và bảo vệ ao tốt hơn.

Theo kết quả tính toán trong mẫu điều tra, năng suất trung bình của nuôi tôm tại khu vực nghiên cứu năm 2011 là 152,6 kg/ha. Giá bán của tôm sú thành phẩm trên thị trƣờng, theo điều tra các chủ hộ nuôi tôm dao động từ 90.000 đồng tới 135.000 đồng/1kg (mức giá tại năm 2011). Nghiên cứu sử dụng mức giá trung bình là 112,5.000 đồng/1kg. Với mức giá đó thì tổng doanh thu (lợi ích) từ nuôi tôm tại khu vực nghiên cứu năm 2011 là 34,026 tỷ đồng hoặc trung bình là 17,17 triệu đồng/1ha.

Bảng 3.4. Thống kê mô tả về hoạt động nuôi tôm trong mẫu điều tra Trung bình

Diện tích (ha) 9,12

Năng suất (kg/ha) 152,6

Tuổi của ao (năm) 6,7

Chi phí đầu tƣ (triệu đồng/ha) 16 Chi phí cải tạo phục hồi (triệu đồng/ha) 2,5 Số ngày lao động trung bình trong năm (1 ha) 80

Nguồn: xử lý từ số liệu điều tra năm 2011

Chí phí nuôi tôm

Để xác định đƣợc lợi nhuận thu đƣợc từ nuôi tôm, phải tính toán đƣợc chi phí bỏ ra trong quá trình nuôi. Các chi phí liên quan đƣợc chia thành chi phí đầu tƣ và chi phí sản xuất.

Chi phí đầu tư

Bao gồm chi phí đào ao và chuẩn bị ao, xây đƣờng bao cho đầm, chòi canh, mua dụng cụ sục khí và các thiết bị khác. Xét trong năm 2011 thì chi phí đầu tƣ trung bình khoảng 14 triệu/ha cho nuôi quảng canh và 18 triệu/ha cho nuôi sinh thái. Nhƣ vậy, chi phí đầu tƣ trung bình khoảng 16 triệu đồng/ha. Sử dụng hệ số sinh lời 10% để qui đổi giá trị từ khi đầu tƣ đến khi hết hạn sử dụng đất (trung bình

nuôi tôm trung bình là 7 năm. Từ đó, chi phí phân bổ cho một năm là 4,57 triệu đồng/ha.

Chi phí sản xuất

Là chi phí bỏ ra trong quá trình nuôi, bao gồm chi phí phục hồi đầm nuôi, chi phí trung gian và chi phí lao động.

Sau mỗi vụ nuôi, việc cải tạo lại ao đầm nuôi để bắt đầu bƣớc vào mùa vụ mới là công đoạn không thể bỏ qua. Ngƣời nông dân phải tu bổ lại đáy ao sao cho có độ dốc nhất định để cho bùn bẩn tập trung một chỗ. Trƣớc khi bón vôi, chủ ao đầm phải vớt lớp bùn đi và phơi nắng đáy ao (2 - 3 tuần) vì bùn đáy ao nhiều làm cho sinh vật kỵ khí phát triển làm tăng độ axit. Lƣợng vôi sử dụng cũng đƣợc ngƣời dân tính toán phụ thuộc vào độ pH của đất, trung bình khoảng 500 - 1500 kg/ha ứng với pH từ 7,0 - 4,0. Sau khi thu hoạch các chủ ao đầm phải lấy lớp đất đất đem đổ xa khu vực nuôi tôm vì lớp đất này có nhiều chất hữu cơ có mầm bệnh của đợt nuôi trƣớc. Việc phục hồi lại đầm nuôi sau khi thu hoạch không tốn nhiều kinh phí nhƣng đây là công đoạn mất nhiều thời gian. Chi phí phục hồi đầm nuôi tôm trung bình tại khu vực nghiên cứu khoảng 2,5 triệu/ha.

Chi phí bỏ ra trong quá trình nuôi (chi phí trung gian) là các chi phí nhƣ tôm giống, thức ăn, thuốc phòng bệnh và các nguyên liệu khác phát sinh trong quá trình nuôi. Tôm là vấn đề quan trọng nhất của ngƣời nuôi, để thu hoạch đạt năng suát cao thì cần chú ý đến các yếu tố nhƣ tôm giống, thức ăn, bệnh tôm, thu hoạch. Đối với vùng nghiên cứu thì chi phí bỏ ra để mua tôm giống là chiếm tỷ lệ lớn nhất. Theo các doanh nghiệp chuyên cung cấp tôm giống trong vùng nghiên cứu thì giá tôm giống dao động trong khoảng 270.000 đến 520.00 đồng /10.000 con (trung bình 395.000 đồng/10.000 con). Nếu lấy trung bình thả 8 con/1m2

thì chi phí giống trung bình cho 1ha là 3,16 triệu đồng/ha.

Chi phí lao động là khoảng tiền mà chủ ao đầm phải bỏ ra để thuê nhân công trong quá trình cải tạo ao, canh giữ ao, trong đó tính thêm phần lao động mà chính bản thân gia đình chủ hộ tham gia. Theo kết quả điều tra thì số ngày lao động trung bình trong năm là 80 ngày, với mức thu nhập là 80.000 đồng/ngày. Lao động tại gia cũng đƣợc qui đổi theo mức này để tính chi phí cơ hội của lao động. Nhƣ vậy, chi phí lao động trung bình cho 1ha/1 năm là 6,4 triệu đồng.

Bảng 3.5. Lợi nhuận nuôi tôm tại khu vực nghiên cứu (VNĐ)

Doanh thu 17.170.000

Chi phí đầu tƣ 4.570.000

Chi phí trung gian

- Chi phí cải tạo ao - Chi phí tôm giống

2.500.000 3.160.000

Chi phí lao động 6.400.000

Lợi nhuận 540.000

Tổng lợi nhuận từ nuôi tôm cho 1.982 ha ao nuôi 1.070.280.000

Nhƣ vậy theo bảng 3.5 thì lợi nhuận thu đƣợc từ nuôi tôm tại vùng cửa sông Hồng năm 2011 là: 1,07 tỷ đồng.

3.2.1.2. Nuôi ngao

Với lƣợng phù sa đƣợc bổi đắp hàng năm và chế độ dòng chảy thích hợp đã biến khu vực cửa sông Hồng trở thành môi trƣờng lý tƣởng cho sự sinh trƣởng và phát triển của ngao. Trong khu vực nghiên cứu, nghề nuôi ngao tập trung chủ yếu ở xã Giao Xuân và Giao Lạc (huyện Giao Thủy), Đông Minh và Nam Thịnh (huyện Tiền Hải). Từ năm 1999 đến nay, nghề nuôi ngao đã mang lại sự thay đổi da thịt cho nhiều gia đình trong vùng nghiên cứu. Đa phần các hộ nuôi ngao đều có nguồn thu nhập lớn và ổn định.

Tuy nhiên, tại các xã Giao Xuân, Giao An, kể từ sau năm 2006 do nhiều lí do nên nghề nuôi ngao ngày càng suy giảm về số lƣợng và chất lƣợng. Khó khăn trƣớc tiên là phải kể đến nguồn vốn. Đối với nghề nuôi ngao cần nguồn vốn rất lớn. Hiện tại vốn trong nhân dân rất ít, quá trình phát triển hàng hóa dựa chủ yếu vào vốn vay. Do đó khi gặp rủi ro thì việc trả nợ là rất khó khăn đối với các hộ nuôi. Bên cạnh đó, nguồn nƣớc thuận lợi cho vùng nuôi ngao cũng đã bị hạn chế. Đặc biệt là tại khu vực nuôi ngao thuộc địa bàn xã Giao Xuân đã xuất hiện đập Vọp ngăn không cho nƣớc sông Hồng chảy vào vùng bãi triều (hiện chỉ mở một cửa). Hiện nay công cuộc cải tạo sông Vọp đã đƣợc tiến hành nhƣng vẫn chƣa hoàn thiện. Ngoài ra, ngƣời nuôi ngao trên địa bàn nghiên cứu chƣa tìm đƣợc đầu ra ổn định cho sản phẩm, nhiều trƣờng hợp nuôi đến độ xuất nhƣng lại không bán đƣợc do các chủ hàng Trung Quốc ép giá, thị trƣờng hẹp nên rất khó khăn về đầu tƣ tái sản xuất cho ngƣời nuôi. Thêm vào đó kỹ thuật nuôi của ngƣời dân còn hạn chế, chủ yếu là nuôi

chất lƣợng của ngao thƣơng phẩm. Điển hình đợt nóng đầu mùa hè năm 2010 đã làm chết hàng loạt ngao thƣơng phẩm trong vùng nghiên cứu, khoảng một nữa số hộ nuôi có tỉ lệ ngao chết trong bãi là 50 - 60%. Bên cạnh một số hộ gia đình gặp rủi ro trong nuôi ngao thì kể từ năm 2010 trở lại đây các hộ nuôi ngao còn lại đã nắm bắt đƣợc các kỹ thuật cơ bản trong quá trình nuôi từ khâu cải tạo ao đầm đến chọn giống và chăm sóc cho ngao sinh trƣởng nên nhiều đầm nuôi ngao đã xuất hiện trở lại và năng suất theo đó cũng tăng lên [28].

Trong khi đó, tại các xã Nam Thịnh và Đông Minh thì diện tích nuôi ngao tăng liên tục từ năm 2008 đến nay. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do lợi nhuận của nghề nuôi ngao mang lại rất lớn nên ngƣời dân tại các xã này tận dụng hết các diện tích bãi triều để nuôi ngao. Một số diện tích lớn nuôi tôm không đạt năng suất thì ngƣời dân cải tạo và đầu tƣ để nuôi ngao. Bên cạnh đó việc kiếm sống của ngƣời dân quanh vùng bằng cách khai thác bãi tự nhiên với thu nhập mỗi ngày trung bình 40 nghìn VND không phải là giải pháp lâu dài, mà chính việc phát triển nghề nuôi ngao sẽ mở ra một hƣớng mới để giải quyết công ăn việc làm, tạo thu nhập cao cho những ngƣời lâu nay vẫn kiếm sống trên bãi tự nhiên. Ngoài ra, mỗi ha ngao nuôi cần bình quân 3 - 4 lao động, ngoài 1 ngƣời trông coi, còn lại là thu hoạch ngao. Công thu ngao đã có lúc đạt 150.000 đồng/ngày, cao gấp 3 - 4 lần giá trị của một ngày khai thác trên bãi biển tự nhiên, mà thời gian làm việc chỉ từ 4 - 6 tiếng. Với khoảng 1000 ha ngao đang nuôi hiện nay, gần 4.000 lao động đang có việc làm ổn định. Nếu diện tích nuôi ngao tăng lên 3.000 ha, thì ngót 10.000 ngƣời sẽ có việc làm ổn định. Những ngƣời dân vẫn kiếm sống trên bãi biển tự nhiên hoàn toàn có thể chuyển sang làm thuê cho các chủ bãi ngao với một mức thu nhập cao hơn nhiều…Với lợi nhuận mà nó mang lại nên việc chuyển đổi mục đích sử dụng bãi triều khu vực nghiên cứu thuộc huyện Tiền Hải vẫn diễn ra thƣờng xuyên. Đây cũng là nguyên nhân quan trọng góp phần gia tăng diện tích nuôi ngao trong vùng. Điển hình cho việc chuyển đổi sử dụng đất này là toàn bộ bãi biển Đồng Châu đã chuyển đổi sang nuôi ngao và đã mang lại nguồn thu hàng trăm tỷ đồng mỗi năm, cả ngàn lao động đã có việc làm, hàng chục hộ nuôi ngao thành tỷ phú.

Hiện nay trong vùng nghiên cứu có khoảng 2.135ha nuôi ngao. Ngao thành

Một phần của tài liệu Lượng giá kinh tế tài nguyên và môi trường đất ngập nước vùng cửa sông hồng 60 (Trang 49 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)