Khai thác và nuôi trồng thủy sản

Một phần của tài liệu Lượng giá kinh tế tài nguyên và môi trường đất ngập nước vùng cửa sông hồng 60 (Trang 43 - 44)

Đối với các cƣ dân ven biển thì khai thác và nuôi trồng thủy sản là kế sinh nhai đem lại sự tồn tại và phát triển cho một cộng đồng dân cƣ. Tuy nhiên, hoạt động này nếu không có kiểm soát thì sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng làm mất cân bằng sinh thái và ảnh hƣởng đến sự phát triển bền vững.

Tại khu vực nghiên cứu có bãi biển Đồng Châu, đây là một bãi tắm đẹp có chiều dài khoảng 7 km tại xã Đông Minh với bờ cát dài mịn đẹp, hệ thống nhà nghỉ và nhiều nhà hàng phục vụ ăn uống đáp ứng nhu cầu cho khách du lịch. Hàng năm nơi đây thu hút một lƣợng lớn khách du lịch. Để khai thác thế mạnh của ngành du lịch biển, bãi biển Đồng Châu đã đƣợc quy hoạch phát triển thành Khu thƣơng mại

dịch vụ du lịch. Tuy nhiên, hai năm gần đây không còn du khách đến khu vực này. Nguyên nhân chủ yếu là do ô nhiễm môi trƣờng và không còn bãi tắm, bởi bãi biển ở đây đã đƣợc đấu thầu thành những đầm nuôi ngao. Bên cạnh đó, một số chủ một đầm ngao sử dụng máy hút cát để tạo mặt phẳng, giảm độ thoải để ngao giống không bị trôi khi triều xuống. Việc làm này không những phá vỡ cảnh quan môi trƣờng, tạo ra tiếng ồn mà còn có nguy cơ ảnh hƣởng đến chân đê [15].

Bên cạnh đó, với tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên cũng nhƣ cơ học trong vùng nghiên cứu nên càng gây áp lực lớn cho việc bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học nơi đây. Quá trình nuôi trồng và đánh bắt tăng lên một cách ồ ạt, phƣơng thức và thời gian đánh bắt cũng nhiều lên. Trong đó có cả hệ thống lƣới mắt nhỏ và đánh bắt ngay trong mùa sinh sản. Đây chính là một trong những nguyên nhân làm suy giảm hệ động vật thủy sinh trong vùng nghiên cứu. Bên cạnh đó, để phục vụ cho nuôi trồng thủy sản thì một phần diện tích RNM cũng bị đốn ngã thay vào đó là các đầm tôm. Vào những năm cuối thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX ở hầu hết các vùng ven biển nƣớc ta, nhân dân đã phá các khu RNM nhiên hoặc trồng trong đó có tỉnh Thái Bình, Nam Định, để làm đầm nuôi tôm quảng canh thô sơ. Ở nhiều địa phƣơng RNM đã biến mất, thay vào đó là các đầm tôm và đất hoang hóa.

Một phần của tài liệu Lượng giá kinh tế tài nguyên và môi trường đất ngập nước vùng cửa sông hồng 60 (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)