quả lƣợng giá kinh tế ĐNN
Theo kết quả tính toán, giá trị kinh tế của khai thác và nuôi trồng thủy hải sản chiếm tỷ trọng lớn nhất. Do đó, đa phần lực lƣợng lao động trong vùng tập trung chủ yếu vào lĩnh vực này. Vì vậy, sử dụng hợp lý vùng ĐNN để duy trì giá trị kinh tế khai thác và nuôi trồng thủy hải sản mà không làm tổn hại đến môi trƣờng đóng vai trò quan trọng nhất. Giải pháp này có tác động đến việc duy trì hầu hết giá trị sử dụng trực tiếp, gián tiếp và góp phần vào sự phát triển bền vững vùng ĐNN.
Hiện nay, nguồn lợi mang lại giá trị kinh tế cao cho khai thác và nuôi trồng thủy hải sản trong vùng nghiên cứu là nuôi ngao (thuật ngữ địa phƣơng gọi là nuôi vạng). Tại VQG Xuân Thủy, khu vực nuôi ngao tập trung ở phần đuôi cồn Ngạn và cồn Lu. Một phần diện tích nuôi ngao nằm trong vùng lõi và là khu vực kiếm ăn của các loài chim nƣớc. Do đó, cần khống chế diện tích nuôi, không cho mở rộng vào sâu trong vùng lõi. Hiện nay, mật độ nuôi ngao dày đặc nên năng suất nuôi có phần bị giảm so với giai đoạn 2005 - 2008. Vì vậy, cần qui hoạch vùng nuôi tạo thông thoáng mặt bãi và dòng triều đảm bảo cung cấp thức ăn cho Ngao. Dòng chảy chính vận chuyển thức ăn cho ngao trong vùng nuôi là sông Vọp và sông Trà, các lạch triều tự nhiên, nhân tạo. Hệ thống này phải đƣợc quản lý chặt chẽ, không giao đất hoặc để lấn chiếm thu hẹp dòng chảy. Ngoài ra, qui hoạch lối đi ngập triều rộng 10m hai bên các dòng sông, 2 - 3m giữa các vùng nuôi để đảm bảo lƣu thông dòng triều, vận chuyển sản phẩm, chăm sóc và bảo vệ vùng nuôi. Bên cạnh đó, cần lựa chọn vùng nuôi phù hợp với yêu cầu địa hình và đặc điểm sinh học của ngao. Đối với các bãi triều có sóng nhỏ, gió nhỏ, có nguồn nƣớc ngọt chảy vào và trầm tích là cát bùn (cát chiếm 68 - 80%) thì sử dụng để nuôi ngao thịt. Những khu vực có cốt đất cao, trâm tích là cát - cát bùn (cát chiếm 93 - 95%), dòng triều chảy êm, lên và xuống nhanh, ít bị đọng bùn cần đƣợc lựa chọn để nuôi ngao giống. Hiện nay, các đầm nuôi ngao nhân tạo đang đƣợc hình thành (xã Giao Xuân, Giao Lạc). Do đó, một phần nhỏ diện tích RNM bị chặt, phần còn lại do môi trƣờng thay đổi nên kém phát triển. Vì vậy, cần có các chế tài cụ thể từ các cấp chính quyền khi tiến hành cho thuê diện tích mặt nƣớc để nuôi trồng thủy, hải sản nhằm hạn chế việc xây dựng
mới RNM khi hệ sinh thái này suy giảm (có thể là do nhân sinh hoặc tự nhiên). Ngoài ra, các đầm nuôi tôm tại VQG Xuân Thủy hiện nay tập trung ở Bãi Trong và cồn Ngạn. Năng suất nuôi bị giảm mạnh. Các đầm nuôi nằm gần đê Vành Lƣợc, nơi mà RNM đã bị chặt phá hoặc còn thƣa thớt có năng suất rất thấp hoặc bị bỏ hoang. Do đó, Ban quản lý VQG cần phải kết hợp với cấp chính quyền hỗ trợ nguồn vốn để trồng mới RNM trong các đầm nuôi và khu vực lân cận. Một mặt góp phần cải tạo lại môi trƣờng, mặt khác tăng thêm giá trị kinh tế khai thác, nuôi trồng thủy hải sản và chắn sóng, gió, bão bảo vệ bờ biển; hấp thụ cacbon…Hiện tại, thời gian vay vốn để trồng rừng và NTTS là 2 năm phải trả cả gốc và lãi là rất ngắn. Theo kiến nghị của các chủ hộ nuôi tôm thì thời gian cho vay vốn nên kéo dài thành 5 năm bởi nghề NTTS luôn chịu nhiều rủi ro.
Tại Tiền Hải, nuôi ngao tập trung chủ yếu ở ba xã Đông Minh, Nam thịnh và Nam Hƣng. Trong nhƣng năm qua, nuôi ngao vẫn còn nhiều bất cập, chủ yếu là tự phát, chƣa có qui hoạch tổng thể, kỹ thuật thâm canh hạn chế…Nhiều hộ nuôi ngao chƣa có kinh nghiệm cũng nhƣ kỹ thuật nên khi gặp thời tiết bất lợi đã dẫn đến ngao chết hàng loạt, gây tổn thất về kinh tế và ô nhiễm môi trƣờng. Một thực tế đã xảy ra ở xã Đông Minh, diện tích nuôi ngao chủ yếu của xã có đƣợc là do chuyển đổi sử dụng đất từ du lịch sang NTTS. Cụ thể, toàn bộ bãi biển Đồng Châu đã trở thành bãi nuôi ngao. Do đó, xét trên phƣơng diện kinh tế, giá trị du lịch của toàn vùng nghiên cứu bị giảm đi và giá trị khai thác, NTTS tăng lên một phần là do quá trình chuyển đổi này. Tuy nhiên, để khôi phục lại bãi biển Đồng Châu từ các bãi ngao hiện có thì rất khó thực hiện. Vì vậy, trƣớc mắt cần phải thực thi các giải pháp để ổn định nuôi ngao và không gây ảnh hƣởng đến hệ sinh thái ĐNN. Các cơ quan chức năng trƣớc khi cho các hộ dân thuê bãi bồi để nuôi ngao, cần phải cam kết bảo tồn tốt RNM. Ngoài ra, cần khai thông mạng lƣới thủy văn để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc nuôi ngao tự nhiên. Hạn chế tối đa việc hút cát vào các bãi bồi để tạo môi trƣờng nuôi ngao, bởi trầm tích cát là nguyên nhân cây sú, vẹt không thể sinh trƣởng đƣợc. Tuy nhiên, hiện nay việc phát triển nuôi ngao trên địa bàn huyện Tiền Hải diễn ra ồ ạt. Mặc dù giá trị kinh tế do hoạt động này mang lại rất cao nhƣng cần phải ngăn chặn không cho các hộ nuôi xâm lấn đến vùng lõi Khu bảo tồn để không tạo ra tác động xấu cho việc bảo tồn đa dạng sinh học.
Ngoài giá trị kinh tế cao của khai thác, nuôi trồng thủy sản và RNM thì giá trị du lịch cũng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế chung của vùng (với doanh thu 24,182 tỷ đồng/năm). Do đó, các giải pháp nhằm phát triển du lịch vùng
là cần thiết. Tuy nhiên, đối với vùng nghiên cứu nên chỉ phát triển du lịch sinh thái, thành lập các bộ phận thu gom rác thải, tránh xâm lấn sang các khu vực có RNM (khu du lịch cồn Vành hiện nay đang mở rộng sang các khu vực có RNM). Đối với VQG Xuân Thủy, cần tiến hành quảng bá hơn nữa về khu RAMSAR, các phòng nghỉ cần đầy đủ tiện nghi hơn, xây dựng các khu nhà nghỉ dành cho du khách nƣớc ngoài và dịch vụ ăn uống phải đảm bảo chất lƣợng.