Mặc dù vùng cửa Sông Hồng có nhiều tiềm năng để phát triển ngành du lịch, tuy nhiên hiện nay hoạt động này vẫn nhỏ lẻ, lƣợng du khách đến tham quan, nghỉ dƣỡng hàng năm chƣa cao, hệ thống nhà hàng, khách sạn còn thƣa thớt, các khu vui chơi giải trí chƣa đƣợc xây dựng. Hai địa điểm du lịch đƣợc du khách quan tâm nhiều trong khu vực nghiên cứu là Vƣờn quốc gia Xuân Thủy và Cồn Vành. Về cơ bản hoạt động du lịch tại đây chƣa gây nhiều tác động xấu đến môi trƣờng. Tuy nhiên, về lâu dài du lịch là một hƣớng phát triển trọng tâm trong khu vực, giúp tăng trƣởng kinh tế, tạo công ăn việc làm cho ngƣời dân, đồng thời tuyên truyền bảo vệ môi trƣờng và nâng cao nhận thức về tài nguyên ĐNN. Do đó, những đánh giá về tác động của hoạt động du lịch lên tài nguyên môi trƣờng, nhằm mục đích khai thác hiệu quả, hƣớng tới phát triển bền vững là rất cần thiết. Những tác động của hoạt động du lịch đến TN-MT có thể kể đến là:
Tăng nhu cầu dùng nước, khai thác tài nguyên sinh vật, năng lượng: du lịch là ngành dịch vụ tiêu thụ nƣớc nhiều, thậm chí tiêu hao nguồn nƣớc sinh hoạt hơn cả nhu cầu nƣớc sinh hoạt của địa phƣơng. Nhu cầu khai thác tài nguyên sinh vật phục vụ du khách cũng làm tăng khả năng khai thác bừa bãi, gây suy giảm ĐDSH. Tiêu thụ năng lƣợng trong khu du lịch thƣờng không hiệu quả và lãng phí. Số lƣợng khách du lịch tăng sẽ làm tăng các nhu cầu tiêu thụ nƣớc, các sản vật của địa phƣơng.
Nước thải: nếu nhƣ không có hệ thống thu gom nƣớc thải cho khách sạn, nhà hàng thì nƣớc thải sẽ ngấm xuống bồn nƣớc ngầm hoặc các thuỷ vực lân cận (sông, hồ, biển), làm lan truyền nhiều loại dịch bệnh nhƣ giun sán, đƣờng ruột, bệnh ngoài da, bệnh mắt hoặc làm ô nhiễm thuỷ vực gây hại cho cảnh quan và NTTS.
Rác thải: Một thực trạng đáng báo động hiện nay là tại các khu du lịch nói chung và vùng nghiên cứu nói riêng thì ý thức bảo vệ môi trƣờng của các du khác còn rất thâp đặc biệt là khách nội địa. Nguyên nhân chủ yếu cũng là do thói quen và công tác tuyên truyền về bảo vệ môi trƣờng tại các địa điểm du lịch còn nhiều hạn chế. Đây là nguyên nhân gây mất cảnh quan, mất vệ sinh, ảnh hƣởng đến sức khoẻ cộng đồng và nảy sinh xung đột xã hội.
Ô nhiễm không khí: tuy đƣợc coi là ngành "công nghiệp không khói", nhƣng du lịch có thể gây ô nhiễm khí thông qua phát xả khí thải động cơ xe máy và tàu thuyền, đặc biệt là ở các trọng điểm và trục giao thông chính, gây hại cho cây cối, động vật hoang dã và các công trình xây dựng bằng đá vôi và bê tông. Tiếng ồn từ các phƣơng tiện giao thông và du khách có thể gây phiền hà cho cƣ dân địa phƣơng và các du khách khác và có thể làm động vật hoang dã hoảng sợ.
Ô nhiễm phong cảnh: do khách sạn nhà hàng có kiến trúc xấu, thô kệch, vật liệu ốp lát không phù hợp, bố trí các dịch vụ thiếu khoa học, sử dụng quá nhiều phƣơng tiện quảng cáo, dây điện, cột điện tràn lan, bảo dƣỡng kém đối với các công trình xây dựng và cảnh quan. Phát triển du lịch hỗn độn, pha tạp, lộn xộn là một trong những hoạt động gây suy thoái môi trƣờng nghiêm trọng nhất.
Làm nhiễu loạn sinh thái: Đây là tác động cần quan tâm nhất đối với các khu du lịch sinh thái. Việc phát triển hoạt động du lịch thiếu kiểm soát có thể tác động lên đất (xói mòn, trƣợt lở), làm biến động các nơi cƣ trú, đe doạ các loài động thực vật hoang dã (tiếng ồn, săn bắt, cung ứng thịt chim rừng, các loại cá...). Xây dựng
đƣờng giao thông và khu cắm trại gây cản trở động vật hoang dã di chuyển tìm mồi, kết đôi hoặc sinh sản, phá hoại rạn san hô do khai thác mẫu vật, cá cảnh hoặc neo đậu tàu thuyền...