Các phân khúc người chơ

Một phần của tài liệu Bài giảng Marketing qua phương tiện truyền thông xã hội: Phần 2 - TS. Nguyễn Thị Hoàng Yến (Trang 27 - 28)

Người chơi có thể được chia ra làm hai dạng: người chơi thông thường và game thủ tùy vào tựa game mà họ chơi. Những người chơi thông thường chỉ chơi những game bình thường và các game thủ thì thường chơi những trò chơi phức tạp hơn. Những game thông thường là những trò dễ chơi và không yêu cầu người chơi dành quá nhiều thời gian

để học cách chơi. Những trò chơi này rất nhẹ và thường có cả phiên bản cho thiết bị di động, ví dụ như trò “Bejewled”. Trong khi đó, những trò chơi khó như “Call of Duty” thường yêu cầu người chơi dành ra nhiều thời gian để chơi cho mỗi ván và cần nhiều kĩ năng phức tạp hơn. Những trò này có thể chơi được trực tuyến nhưng chúng thường có yêu cầu cao về phần cứng. Mặc dù vẫn có những ranh giới nhất định giữa hai thể loại game này, tuy nhiên trò chơi xã hội đang xóa dần đi sự khác biệt giữa chúng, và mang người chơi gần lại với nhau.

Chơi game không chỉ là vấn đề về đầu tư thời gian. Hoạt động này còn yêu cầu sự tập trung và tích cực tham gia. Người chơi không thể nhiều việc cùng lúc trong khi chơi game được. Họ không thể nhắn tin, nói chuyện, trong khi đang chơi game. Ở Mỹ, 86% hộ gia đình có gắn máy chơi game kèm với TV. Đương nhiên là một khi máy chơi game đang bật thì không thể nào xem được TV. Bởi vậy, quảng cáo trong game đem lại cơ hội để giữ lại được những người không đang xem TV.

Tóm lại, có thể khẳng định rằng trò chơi điện tử là một kênh phù hợp để truyền tải các thông điệp quảng cáo. Trò chơi hội tụ đầy đủ các đặc điểm của 1 phân khúc thị trường:

- Thị trường này rất rộng, có thể tiếp cận được, và đo đếm được.

- Đặc điểm nhân khẩu học của thị trường này đã mở rộng, nó được coi như 1 kênh hữu hiệu để tiếp cận được cả nam giới lẫn nữ giới, từ người dùng trẻ tới người có tuổi.

- Người chơi game dành một thời gian tương đối nhiều trong game nên có thể đạt được hiệu quả quảng cáo tốt.

Một phần của tài liệu Bài giảng Marketing qua phương tiện truyền thông xã hội: Phần 2 - TS. Nguyễn Thị Hoàng Yến (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)