Các nhà marketing có thể phát triển chương trình giới thiệu tích hợp như một phần của chiến lược truyền thông mạng xã hội. Google đã làm các chương trình giới thiệu rất tốt trong việc khuyến khích sử dụng sản phẩm của công ty. Khi phát hành một dịch vụ nào đó trong phiên bản beta, Google chỉ cung cấp một số lượng có hạn các lời mời. Chỉ người dùng nào được nhận những lời mời mới đó có thể chia sẻ chúng với bạn bè. Việc sử dụng chương trình giới thiệu sẽ giúp gia tăng gia trị của sản phẩm cũng như tăng sự chấp nhận sản phẩm thông qua một mạng lưới đáng tin cậy. Ngoài các chương trình đề xuất và giới thiệu, còn có nhiều ứng dụng thương mại xã hội hữu ích khác như:
Danh sách lựa chọn: danh sách ưa thích, danh sách quà tặng
Bộ lọc sự phổ biến: sản phẩm phổ biển nhất, bán chạy nhất, ...
Chia sẻ câu chuyện: video kiểm chứng, bài viết kiếm chứng của khách hàng
Diễn đàn người dùng: các diễn đàn trực tuyến chia sẻ về sản phẩm và các vấn đề liên quan
Danh mục phiếu giảm giá: các khuyến mãi đặc biệt cập nhật bởi người dùng
Mua nhóm: cùng nhau mua hàng với số lượng lớn để có giá rẻ
Khuyến mãi dựa trên vị trí địa lý: khuyến mãi giảm giá dựa theo vị trí địa lý
Cửa hàng mạng xã hội: cho phép doanh nghiệp thực hiện giao dịch với khách hàng ngay trong trang mạng xã hội (Payvment, Facebook Credits)
2.4.4. Tâm lý học trong mua sắm xã hội
Các nhà marketing truyền thông xã hội muốn chinh phục được khách hàng rất coi trọng việc thấu hiểu tâm lý học về sự ảnh hưởng như yếu tố khiến cho mọi người thay đổi thái độ và hành vi của họ dựa trên một thông điệp thuyết phục. Cụ thể là, có một số công cụ mua sắm xã hội dựa trên định kiến nhận thức (cognitive bias) của chúng ta. Nó được hiểu như cách mà bộ não sử dụng các lối tắt để xử lý thông tin. Hai người có thể nhận thức về cùng 1 sự kiện nhưng lại có suy nghĩ rất khác nhau do lịch sử cá nhân, giới tính, và các định kiến văn hóa. Ví dụ, người Bắc Mỹ sẽ nhìn một phụ nữ mặc váy trắng như một cô dâu còn người châu Á thì lại cho rằng người phụ nữ đó chuẩn bị tới đám tang. Những định kiến về nhận thức có vai trò rất quan trọng trong các quyết định mua hàng vì chúng ảnh hưởng lên cái mà chúng ta sẽ tập trung vào và cách chúng ta diễn giải nó. Mặc dù người tiêu dùng có khả năng tiếp cận nhiều thông tin khi đưa ra quyết định mua hàng, họ vẫn đối mặt với những nhược điểm của sự hợp lý hạn chế (bounded rationality). Là một người tiêu dùng, chúng ta tiếp cận một nhu cầu được xác định với việc tìm kiếm thông tin và sau đó đánh giá các phương án. Với hàng ngàn nhà bán lẻ đang cung cấp sản
phẩm, hàng triệu lời nhận xét, hàng trăm lời khuyên từ bạn bè, thương mại trực tuyến được lập đầy với sự quá tải thông tin, có quá nhiều dữ liệu mà chúng ta phải xử lý.
Khi người tiêu dùng phải tiếp nhận quá nhiều thứ phức tạp ngoài khả năng của họ, sự hợp lý hạn chế xảy ra. Chúng ta xử lý sự quá tải bằng việc tìm các cách đưa ra quyết định mà không xem xét tất cả các thông tin. Thay vào đó, chúng ta thường tri túc (hài lòng với những gì mình có) – tức là chỉ sử dụng những thông tin có được trong giới hạn của mình để đưa ra một quyết định chấp nhận được, đương nhiên chưa hẳn đã là quyết định tốt nhất. Chúng ta gọi những lối tắt mà chúng ta sử dụng để đơn giản quá trình ra quyết định là giải pháp tối ưu (heuristics).Khái niệm này tương tự như “quy tắc ngón tay cái“ (dựa nhiều vào cảm tính, kinh nghiệm) ví dụ như mua thương hiệu quen thuộc hoặc sản phẩm đắt hơn nghĩa là đắt hơn. Quá trình sử dụng heuristics nhằm đơn giản hóa quá trình ra quyết định đôi khi được hiểu là “cắt lát mỏng“, chúng ta chỉ thu thập một lượng thông tin vừa đủ để ra một lựa chọn.