Các chỉ số đo lường truyền thông xã hộ

Một phần của tài liệu Bài giảng Marketing qua phương tiện truyền thông xã hội: Phần 2 - TS. Nguyễn Thị Hoàng Yến (Trang 65 - 66)

b. Nghiên cứu dân tộc học (Etnography)

3.2.3 Các chỉ số đo lường truyền thông xã hộ

Có rất nhiều các thang đo của marketing truyền thông xã hội. Bảng 3.2 thể hiện khung các chỉ số đo lường truyền thông xã hội.

Có ba dạng thang đo chính là các thang đo hoạt động, thang đo tương tác, và thang đo hoàn lại (return).

 Các chỉ số đo lường các hoạt động mà doanh nghiệp thực hiện trên phương tiện truyền thông xã hội. Ví dụ, một doanh nghiệp có thể đặt các mục tiêu về số lượng và thời gian của các bài đăng blog, tweets, videos, phản hồi bình luận, các dòng cập nhật trạng thái.

 Các thang đo tương tác tập trung vào cách tương tác với thị trường mục tiêu thông qua các nền tảng và hoạt động truyền thông xã hội. Sự tương tác sẽ được đo lương thông quá số lượng người theo dõi, người hâm mộ, số bình luận, lượt Like, các đánh giá, và số lượng nội dung được chia sẻ. Tương tác có thể bao gồm tất cả các cách mà người dùng tham gia vào mối quan hệ trên truyền thông xã hội với thương hiệu.

Các thang đo hoàn lại tập trung vào các kết quả (về tài chính hoặc các yếu tố khác) mà trực tiếp hoặc gián tiếp hỗ trợ thành công của thương hiệu. Chúng bao gồm việc đo lường tỉ lệ hoàn vốn (return on investment), mức độ giảm chi phí, và các thang đo hiệu năng khác. Dữ liệu truyền thông xã hội có thể được phân loại thành định tính hoặc định lượng. Bằng việc sử dụng cả hai dạng này vừa có thể cung cấp các số liệu mà giám đốc tài chính (CFO) yêu cầu để cấp vốn đầu tư cho chiến lược truyền thông xã hội lại vừa xác định được giá trị của các lợi ích mềm như các câu chuyện, bàn tán của dư luận, hay hình ảnh thương hiệu.

Bảng 3.3. Khung các chỉ số đo lường truyền thông xã hội

Một phần của tài liệu Bài giảng Marketing qua phương tiện truyền thông xã hội: Phần 2 - TS. Nguyễn Thị Hoàng Yến (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)