Đặc điểm địa bàn khu vực Tây Bắc tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Phát triển nghề dệt nhuộm vải thủ công truyền thống khu vực tây bắc tỉnh thanh hóa (Trang 56 - 59)

Điều kiện tự nhiên:

Khu vực bản Hỉêu và bản Lọng, xã cổ Lũng và bản Lặn Ngoài, xã Lũng Niêm, huyện Bá Thước

Nằm trong vùng quy hoạch “Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông” thuộc địa phận các huyện Bá Thước và Quan Hóa, nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Thanh Hóa, cách thành phố Thanh Hóa khoảng 130 km về phía Tây Bắc. Cách thị trấn Cành Nàng, huyện Bá Thước chừng 20km và cách Hà Nội khoảng 180km theo hướng Tây Bắc. Pù Luông là tên gọi của đồng bào dân tộc Thái, mang ý nghĩa là đỉnh núi cao nhất trong vùng. Khu vực bản Hiêu và bản Lọng, xã Cổ Lũng và bản Lặn Ngoài, xã Lũng Niêm, huyện Bá Thước đều thuộc vào khu vực III, nằm ở phía Tây Bắc của huyện Bá Thước.

Bản Hiêu, Bản Lọng và bản Lặn Ngoài cách nhau khoảng chừng 5 km, ở ba bản này cộng động đồng bào dân tộc Thái sinh sống là chù yếu, một số đồng bào dân tộc Mường.

Bảng 3.1: số hộ gia đình tại các bản Hỉêu, bản Lặn Ngoài, bản Lọng, huyện Bá Thức năm 2019 STT Bản số hộ gia đình 1 Bản Hiêu 109 2 Bản Lọng 150 3 Bản Lặn Ngoài 140 X---V

Nguôn thông kê dân cư tại địa phương 2019

Những năm trở lại đây, việc phát triên du lịch cộng đông găn với bảo tồn, phát triển bản sắc văn hóa truyền thống của huyện Bá Thước nói chung, và các băn, xã thuộc khu vực bảo tồn thiên nhiên Pù Luông nói riêng. Du lịch cộng đồng dần dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần xóa đói giảm nghèo và nâng cao cải thiện đời sống người dân các khu vực miền núi. Trong đó, nghề dệt nhuộm vải thổ cẩm thủ công truyền thống là một trong 8 nghề truyền thống đã được UBND tỉnh đưa vào nội dung quan trọng, góp phần gìn giữ nghề, làng nghề truyền thống, tại đề án “Bảo tồn, phát triển nghề, làng nghề truyền thống vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016- 2020”.

Bứn Sáng, xã Quang Chiêu, huyện Mường Lát

Bản Sáng thuộc xã Quang Chiểu huyện Mường Lát là khu vực xã huyện vùng cao biên giới nằm ở tận cùng phía Tây Bắc tỉnh Thanh Hóa. Cách trung tâm thành phố Thanh Hóa 246 km, cách Hà Nội 285 km đi về phía Bắc. Phía Đông giáp với bản Cúm, phía Tây giáp với bản Bàn, phía Bắc giáp với bản Poọng, Phía Nam giáp với bản Xim. Cách biên giới Lào khoảng chùng 12 km đi về phía Tây. Hệ thống giao thông đường bộ của huyện có quá trình phát triển rất

sớm. Năm 1925, thực dân Pháp làm đường Thanh Hóa đi Quan Hóa (cũ) chiều dài 246 km. Hiện nay Mường Lát đã có hệ thống đường ô tô đến trung tâm xã, đường tỉnh lộ 520 chạy từ Quan Hóa đến Mường Chanh với tổng chiều dài

136km (trong đó qua Mường Lát 98km).

Tại Bản Sáng có 74 hộ dân, với 334 nhân khẩu và toàn bộ dân cư là đồng bào dân tộc Thái sinh sống. Cộng động dân tộc Thái lâu đời và có giao lưu văn hóa với cộng động dân tộc Lào ở khu vực biên giới. Đời sống sinh hoạt và sản xuất chủ yếu là hoạt động sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi theo phương thức truyền thống của bà con dân tộc, với lối sống sinh hoạt tại nhà

sàn. Nghề dệt nhuộm vải thố cấm vẫn được duy trì tại các hộ gia đình, chủ

yêu là phụ nừ vừa tranh thủ thời gian nông nhàn, vừa tăng gia sản xuât thêm vải thồ cẩm để tiêu dùng và mang đi bán.

Đặc điểm kinh tế - xã hội truyền thống

Kinh tể xã hội truyền thống tại hầu hết các khu vực vùng sâu vùng xa, miền núi của cộng đồng bà con dân tộc thiểu số với đặc trưng chù yếu “tự cung, tự cấp”. Các hoạt động sản xuất nghề thủ công gắn liền với hoạt động sản xuất nông nghiệp và đáp ứng các nhu cầu đời sống sinh hoạt hàng ngày. Như sản xuất đồ dùng cho gia đình như vải dệt thủ công đế may quần áo; rổ rá kệ đựng đồ, nhà ở bằng tre gồ; liềm gặt, đòn gánh cho hoạt động gặt hái,

nông nghiệp. Bên cạnh đó, các hoạt động chăn nuôi gia súc và trồng cây lương thực, trồng dâu, nuôi tằm, trồng bông lấy sợi, trồng ngô, khoai sắn...

Trong giai đoạn 2010 - 2020, chương trình phát triển xây dựng Nông thôn mới của Thù tướng chính phủ tại Quyết định số 800/QĐ- TTg ngày 04/06/2010 đã góp phần thay đổi mạnh mẽ về tư duy, nhận thức của cộng đồng bà con dân tộc thiểu số, giúp họ tìm được hướng đi thoát nghèo và không còn tư tưởng trông chờ hồ trợ của Nhà nước.

Mô hình rừng - vườn - ao - chuồng được bà con nơi đây phát triển và canh tác nâng cao đời sổng kinh tế địa phương nhờ các nguồn vốn cho vay theo các chính sách hỗ trợ phát triến kinh tế Nông thôn, vùng sâu vùng xa.

Giai đoạn phát triển kinh tế nông thôn, vùng sâu vùng xa và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng có nhiều tác động tới việc sản xuất hàng hóa thủ công truyền thống của bà con dân tộc vùng cao. Các sản phẩm vải dệt thủ công truyền thống hiện nay đã được thay thế và sử dụng bởi rất nhiều nguyên liệu sợi chỉ sản xuất công nghiệp, hay thuốc nhuộm hóa học được bà con sử dụng khá bổ biến rộng rãi. Các nguồn nguyên liệu đầu vào cho quy trình dệt vải thổ cẩm thủ công được sản xuất tại địa phương bị thu hẹp và mai một rất nhiều, như do quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa các quỹ đất

trồng nguyên liệu bị thu hẹp, công nghệ kỳ thuật sản xuất thủ công lạc hậu làm cho năng suất lao động rất thấp, tốn kém thời gian mà giá thành sản phẩm chưa đạt. Ngược lại, các nguyên liệu công nghiệp giá thành rẻ, số lượng nhiều giúp tiết kiệm chi phí, thời gian sản xuất nhưng chất lượng sản phẩm, thẩm mĩ chưa cao, chưa thu hút được nhiều đối tượng khách hàng tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Phát triển nghề dệt nhuộm vải thủ công truyền thống khu vực tây bắc tỉnh thanh hóa (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)