Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Phát triển nghề dệt nhuộm vải thủ công truyền thống khu vực tây bắc tỉnh thanh hóa (Trang 93 - 95)

Thứ nhất, xây dựng tổ chức và triển khai một số các chính sách chung của Nhà nước về phát triển ngành nghề nông thôn.

Cấp chính quyền địa phương đã tạo tiền đề, khuyển khích sự phát triển nghề dệt nhuộm vải thủ công truyền thống theo định hướng phát triển kinh tế -xã hội chung của tỉnh, của quốc gia. Các đề án, chương trình phát triển nghề tiều thủ công nghiệp, đào tạo người lao động được các cán bộ quản lý địa phương tích cực tổ chức, bám sát triển khai và hồ trợ thực hiện. Khai thác tiềm năng các ngành nghề mới phù hợp với thị yếu trên thị trường, đồng thời giúp phát huy được thế mạnh nghề của địa phương, làng nghề theo hướng “mỗi xã mồi sản phẩm”. Giới thiệu một số quy trình sản xuất tổ đội, chuyên môn hóa các khâu sản xuất để nhàm tăng năng suất, tạo mối liên kết sản xuất

giữa các hộ gia đình và tạo cơ hội cho bà con dân tộc thiêu sô tiêp cận với thị trường mới.

Thông qua các công tác vận động, tuyên truyền thực hiện các chương trình, chính sách phát triển làng nghề, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp giúp nâng cao nhận thức người dân, các đơn vị sản xuất đối về vai trò quản lý của chính quyền địa phương, cũng như các chính sách pháp luật tác động tới phát triển nghề dệt nhuộm vải thủ công truyền thống.

Thứ hai, duy trì sản xuất và tạo việc làm, cãi thiện một phần thu nhập cho người lao động, tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động, thúc đẩy kinh tế nông thôn mới và hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Dựa trên các quyết định ban hành của chính quyền tỉnh Thanh Hóa về việc khuyến khích phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống trên địa bàn như tại Quyết định số 2541/2008/QĐ-UBND; 2513/2009/QĐ- UBND ... Bên cạnh đó, các chính sách về tín dụng vay vốn, chính sách thị trường cũng đã được quan tâm, hỗ trợ góp phần hiệu quả cho

sản xuất, phát triển nghề trên địa bàn. Trong công tác triển khai các chính sách phát triển ngành nghề nông thôn nói chung, nghề dệt nhuộm vải thủ công truyền thống nói riêng còn góp phần xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, hoàn thiện bổ sung các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Thứ ha, đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại địa phương. Qua các chính sách, chương trình, đề án hồ trợ của nhà nước và chính quyền địa phương về đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định về đào tạo nghề nông thôn giai đoạn 2010-2020 (1956/2009/QĐ-TTg). Dựa trên các đặc thù về chất lượng lao động tại các khu vực miền núi, các ngành nghề nông thôn, tiếu thù công nghiệp với đại đa số trình độ giáo dục lao động chưa qua tiếu học, trung học phổ thông. Tạo thêm công việc mới trong sản xuất, kết nối với các khu vực

lân cận, mở rộng thị trường bán hàng qua đó một phân cải thiện thu nhập cho người lao động.

Thứ tư, thúc đẩy phát triển ngành nghề nông thôn và mô hình du lịch cộng đồng tại các địa điểm du lịch đẹp, giới thiệu truyền thống văn hóa bản địa tới khách thập phương, khách du lịch.

Tại Quyết định 3136/2013/QĐ-ƯBND về việc công nhận và phát triển các làng nghề du lịch cộng đồng của chính quyền tỉnh Thanh Hóa mở ra một hướng khai thác tiềm năng thế mạnh ngành nghề tiểu thủ công nghiệp như dệt nhuộm vải thủ công, đan mây tre, nấu rượu men lá... cho các địa bàn vùng miền núi nói chung và bà con dân tộc thiểu số nói riêng.

Giới thiệu quảng bá các sản phẩm truyền thống văn hóa tới khách thập phương, khách dư lịch. Mở các sạp bán hàng theo tụ điểm, hay mô hình bán hàng của từng hộ gia đình dân tộc Thái, dân tộc Mường... ngay dưới chân ngôi nhà sàn cũng mang đến nhiều trải nghiệm thực tế thích thú cho khách du lịch tới tham quan và mua hàng.

Một phần của tài liệu Phát triển nghề dệt nhuộm vải thủ công truyền thống khu vực tây bắc tỉnh thanh hóa (Trang 93 - 95)