Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Phát triển nghề dệt nhuộm vải thủ công truyền thống khu vực tây bắc tỉnh thanh hóa (Trang 95 - 122)

3.4.2.1. Tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những kết quả đóng góp đạt được của việc phát triển nghề dệt nhuộm vải thù công truyền thống trên địa bàn khu vực Tây Bắc tỉnh Thanh Hóa vẫn còn có những mặt hạn chế như:

Một là, những hệ thống văn bản chính sách pháp luật về phát triển nghề dệt nhuộm vái thồ cẩm thủ công truyền thống còn nhiều bất cập, chưa đầy đủ và đi sâu hỗ trợ nghề tiểu thù công nghiệp này dẫn tới nhiều cách nhận thức,

áp dụng tuyên truyền của từng nhóm đối tượng cán bộ quản lý đại phương tới nhận thức chung của người dân lao động trong quá trình sản xuất. Hạn chế trong công tác đi sâu, đi sát việc triển khai thực hiện các đề án, chính sách và đánh giá mức độ hợp lý việc phân bố các nguồn lực như đất đai, vốn, kỳ thuật công nghệ, chất lượng lao động...

Hai là, chât lượng nguôn lực lao động chưa cao vê cả sô lượng và chât lượng. Dựa trên số liệu khảo sát thực tế của tác giả năm 2019 có thể thấy, lực lượng lao động chính của nhóm ngành nghề dệt nhuộm vải thù công truyền thống 100% là nữ giới. Trong đó, độ tuổi lao động từ trung niên và người già (từ trên 35 tuổi) chiếm gần 70%, cùng với trình độ học vấn thấp hầu hết mới tốt nghiệp tiểu học hoặc trung học phổ thông. Qua đó, lực lượng lao động này cũng gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận thông tin, nhận thức về các chính sách ban hành, việc cải thiện và liên kết trong quy trình sản xuất giữa các hộ gia đình, hộ sản xuất còn thấp.

Ba là, khó khăn trong việc duy tri sán xuất, kết nối và tiếp thị sản phẩm tới thị trường trong giai đoạn công nghệ thông tin phát triền mạnh mẽ. Trong giai đoạn công nghệ thông tin bùng nổ, cuộc cách mạng công nghệ 4.0 mang tới nhiều sự tác động lớn trong quá trình sản xuất và lực lượng sản xuất mới ra đời là các công nghệ trí tuệ nhân tạo, robot nhân tạo làm việc tại các nhà xưởng đã thay thế, giảm tải lực lượng lao động so với trước đây. Sự kết nối giao thương toàn cầu, khoảng cách địa lý, thị trường buôn bán được xích lại gần nhau trên màn hình phẳng của máy tính. Đặc biệt, sự phát triển mạnh mẽ của các chợ thương mại điện tử, chuyển đổi các giao dịch gặp mặt truyền thống sang hình thức giao dịch, thanh khoản online.

Đối với bà con vùng sâu vùng xa, các khu vực dân tộc miền núi càng có nhiều hạn chế khó khăn trong năng lực tiếp cận, khả năng nắm bắt phân tích thông tin kịp thời với sự phát triển của thị trường, sẽ tạo ra nhiều rào cản cho người lao động sản xuất, duy trì ngành nghề dệt nhuộm vải thù công truyền thống.

Bon là, cơ sở hạ tầng sản xuất phục vụ cho phát triển làng nghề còn khá thô sơ, lạc hậu. Hiện tại, dựa trên khảo sát thực tiễn của tác giả năm 2019 khu vực sàn xuất, máy móc sản xuất của người lao động chủ yếu vẫn là các khung

cửi, cán bật bông, se sợi và các công cụ sản xuât thô sơ khác cho quy trình dệt vải chú yếu tự chế và gia công tại chồ. Tuy cũng có mang lại nhiều tiện lợi, nhanh chóng và phục vụ công tác sản xuất trong ngắn hạn, nhưng chính vì vậy mà sản phẩm được làm ra có nhiều khác biệt không đồng đều về chất

lượng, gây ra khó khăn khi sản xuất các đơn hàng lớn.

3.4.2.2. Những nguyên nhân của tồn tại, hạn chế

Những tồn tại, hạn chế của sự phát triển nghề dệt nhuộm vải thủ công truyền thống tại khu vực Tây Bắc tỉnh Thanh Hóa như sau:

Trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong việc thực thi, triển khai nhiệm vụ các chính sách, đề án, chương trình tới người dân. Việc chậm chễ trong quá trình ban hành, rà soát các văn bản chính sách pháp luật đế sửa đối, bổ sung. Nhiều địa phương các cấp xã, huyện chưa triển khai triệt để các chính sách hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn nói chung, nghề dệt nhuộm vải thủ công truyền thống nói riêng của Nhà nước và tỉnh ban hành như việc

khó khăn trong cho vay lãi xuất ưu đãi, cấp sử dụng đất đai và cho thuê đất, đào tạo cán bộ và chuyển giao kỹ thuật nghề, sản phẩm gặp khó khăn trong việc cạnh tranh ra mắt thị trường, khó khăn cạnh tranh với các sản phẩm thay thế, sản phẩm sản xuất công nghiệp giá rẻ...

Năng lực và nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, chính quyền địa phương trong công tác quản lý triển khai thực hiện chưa kịp thời đáp ứng với sự phát triển của ngành nghề tiểu thủ công nghiệp nói chung, và nghề dệt nhuộm vải thủ công nói riêng. Chức năng và vai trò của đôi ngũ cán bộ quản lý cấp chính quyền là tạo lập một môi trường thuận lợi, thúc đấy nghề dệt nhuộm vải thủ công truyền thống phát triển và giúp đỡ các làng nghề, các hộ gia đình tăng gia sản xuất tạo thu nhập nâng cao đời sống và phát triến kinh tế xã hội địa phương.

Công tác phối hợp thực hiện trong quản lý còn gặp nhiều khó khăn, hạn

chế, thiếu sự đồng bộ giữa thực thi và trách nhiệm đánh giá, giám sát, giải trình. Công tác tham mưu trong quản lý chính quyền còn nhiều chồng chéo. Và các cán cơ bộ làm công tác quăn lý, triển khai thực hiện đa số kiêm nghiệm nhiều vai trò, không có trình độ chuyên môn sâu về phát triển ngành nghề dệt nhuộm vải thủ công truyền thống.

Nhận thức của lực lượng lao động, cơ sở sản xuất trong sự phát triển nghề dệt nhuộm vải thổ cẩm thủ công truyền thống chưa được đầy đủ. Việc phân công lao động trong sản xuất, kết nối sản xuất manh mún lẻ tẻ giữa các hộ gia đình chưa tạo ra động lực sản xuất mạnh mẽ, bền vừng. Quy mô sản xuất rất nhở hẹp, thiếu sự đầu tư và chiến lược phát triển sản phẩm vài dệt nhuộm thủ công truyền thống.

Sự phát triển nhanh chóng của thị trường và bùng nổ công nghệ thông tin, trong khi cơ sở hạ tầng của địa phương và các trang thiết bị điện tử của người dân chưa đáp ứng kịp thời. Sự phát triển các trang mạng xã hội như Zalo, Instargram, Facebook; chợ điên thử thương mại như Lazada, Shopee, Tiki.. .với sự tham gia thị trường mua bán dễ dàng, thanh toán trực tuyến

nhanh chóng đã thay đổi rất nhiều tới cách thức tiêu dùng của người dân hiện nay.

CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG, GIÃI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHÈ DỆT NHUỘM VẢI THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG TẠI KHU vực

TÂY BẮC TỈNH THANH HÓA

4.1. Bôi cảnh mới và phương hướng phát triên nghê dệt nhuộm vải thủ công truyền thống trong thời kỳ hội nhập kinh tế toàn cầu

4.1.1. Bối cảnh mới

Xu thế nổi bật trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay đang diễn ra mạnh mẽ quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại giữa các nước, các quốc gia. Việc hợp tác phát triển quốc tế, trong bối cảnh chính sách pháp luật liên quan tới phát triển nghề dệt nhuộm vải thủ công truyền thống còn chưa nhận được nhiều sự quan tâm. Bên cạnh đó, các sản phẩm mẫu mã mang bản sắc truyền thống từng vùng miền dân tộc chưa được khai thác triệt để, bà con chưa có đủ nguồn thông tin, kênh tiếp cận với thị trường rộng lớn. Khi gia nhập và tham gia vào thị trường toàn cầu rộng lớn cũng đòi hỏi các sản phẩm vải thồ cẩm, sản phẩm handmade từ vải thổ cẩm phải đạt được nhiều tiêu chuẩn đánh giá khắt khe của thị trường về cả chất

lượng, mẫu mã, họp đồng giao nhận đơn hàng.

Trong giai đoạn cách mạng công nghệ thông tin bùng nố và lan tỏa trên toàn cầu cũng đòi hỏi nhiều đổi mới trong quá trình săn xuất, phương pháp sản xuất, và có những lực lượng lao động mới ra đời như các robot nhân tạo, công nghệ trí tuệ AI thay thế cho lực lượng lao động cũ. Đồng thời, sự phát triển công nghệ thông tin qua các trang mạng xã hội điện tử, chợ thương mại điện tử cũng mang tới nhiều thay đổi, tiện ích cho thị trường giao dịch, phân phối giữa người mua - người bán. Việc mua bán ttực tuyến giúp người mua và người bán dễ dàng gặp gỡ, trao đổi online và giảm thiểu được nhiều chi phí như vận chuyển hàng hóa, đi lại tìm kiểm hàng hóa, thuê mặt bàng, giâm nhân công...

Sự phát triên các chợ thương mại điện tử, thị trường phân phôi rộng lớn tạo ra sân chơi mới cho các doanh nghiệp, hộ gia đình sản xuất sản phẩm vải thổ cẩm thủ công truyền thống. Bên cạnh đó, sự phát triển này cũng đòi hỏi các cơ quan quản lý, các cấp chính quyền cần đưa ra, xây dựng các phương thức quản lý mới, hồ trợ và tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho phát triển nghề dệt nhuộm vải thủ công truyền thống.

4.1.2. Phương hướng phát triển nghề dệt nhuộm vải thủ công truyền thống

Dựa trên những thực trạng hiện nay, trong thời gian tới UBND cấp tỉnh, các cấp địa phương tỉnh Thanh Hóa trong việc hoàn thiện công tác quản lý về phát triển nghề dệt nhuộm vải thủ công truyền thống cần tập trung nâng cao

chất lượng của toàn bộ quá trình quản lý:

Quán triệt các quan điểm chỉ đạo của Đàng, Nhà nước trong các nội dung chủ trương quy hoạch, kế hoạch và các chính sách ban hành về phát triến nghề dệt nhuộm vải thủ công truyền thống. Tập trung đánh giá quy mô các làng nghề, cơ sở sản xuất knh doanh ứng dụng công nghệ mới và gắn bó giữa kỹ thuật truyền thống, kỹ thuật hiện đại. Quy hoạch khôi phục một số các khu vực làm nghề và phát triển tiềm năng với du lịch địa phương, tạo gự gắn kết giữa phát triển nghề truyền thống với các hình thức du lịch, văn hóa lễ hội tạo ra các hoạt động kinh doanh du lịch làng nghề cộng đồng.

Trong công tác kiện toàn tố chức bộ máy đội ngũ cán bộ quản lý trong hoạt động phát triển nghề dệt nhuộm vải thủ công truyền thống, cần phối hợp, phân bồ cán bộ phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ vị trí, tránh chồng

chéo trong công tác quản lý. Phản hồi, rà soát và tham mưu các phương án kế hoạch, sai sót trong khi thực hiện các nhiệm vụ chức năng được giao.

Tuyên truyền, bồi dưỡng đào tạo cán bộ quân lý các cấp, nâng cao nhận thức, tư tưởng của cấp quản bộ quản lý về vai trò, ý nghĩa tầm quan trọng của phát triển nghề dệt nhuộm vải thủ công truyền thống trong chiến lược quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của các địa bàn miền núi, nông thôn

vùng sâu vùng xa. Tuyên truyên nâng cao nhận thức của người dân, các hộ gia đình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng vải dệt nhuộm thủ công truyền thống để nắm bắt kịp thời những xu thế, biến động của thị trường trong bối cảnh mới. Tổ chức các hoạt động giao lưu, học hỏi giữa các cấp quản lý nhà nước tại các tỉnh thành trên cả nước về phát triền nghề dệt nhuộm thủ công truyền thống.

Nâng cao công tác kiểm tra, đánh giá, giám sát liên tục và thường

xuyên tổ chức, xây dựng các kế hoạch thanh tra theo định kỳ. Lập tổ thanh tra đột xuất, thường xuyên trong việc đánh giá thực hiện các nội dung chính sách ban hành hồ trợ cho phát triển nghề dệt nhuộm vải thủ công truyền thống

đang triển khai tại các cấp cơ sở. Phản hồi, đánh giá những tồn tại, hạn chế và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý.

4.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phát triển nghề dệt nhuộm vải thủ công truyền thống tại khu vực Tây Bắc tỉnh Thanh Hóa

4.2.1. Năng cao năng lực, đào tạo đội ngũ cán bộ quăn lý làm công tác trong phát triển nghề dệt nhuộm vải thủ công truyền thong trên địa bàn

Đe mang lại hiệu quả, mục tiêu chung các hoạt động chính sách ban hành của các cơ quan quản lý cấp tỉnh, cấp Nhà nước đối với sự phát triển nghề dệt nhuộm vải thủ công truyền thống tại địa bàn. UBND tỉnh Thanh Hóa và cấp chính quyền địa phương các huyện, xã cần quan tâm và chú trọng tới việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý phát triển nghề nông thôn nói chung, và nghề dệt nhuộm vải thủ công nói riêng. Tập trung ra soát các khu vực thôn, bản, xã có các hộ gia đình sản xuất kinh doanh, lực lượng lao động làm nghề dệt nhuộm vải có mang lại giá trị sản xuất cao để có sự phân bồ cán bộ chuyên trách thường xuyên hồ trợ, giám sát đánh giá các hoạt động phát triển nghề dệt nhuộm vải thủ công truyền thống. Bên cạnh đó, công tác tuyên

truyên các nội dung quy định pháp luật nói chung vê phát triên nghê dệt nhuộm vải thủ công truyền thống. Công tác tuyên truyền huớng tới mục tiêu giúp các cán bộ quản lý nhận thức rõ vai trò của phát triển nghề dệt nhuộm vải thủ công truyền thống tới phát triển kinh tế xã hội văn hóa địa phương, từ đó nâng cao chất lượng các công tác tuyên truyền tới các cá nhân, hộ gia đình sản xuất, các doanh nghiệp hành nghề dệt nhuộm vải thủ công truyền thống. Giới thiệu những cách làm hay, quy mô sản xuất giỏi trên địa bàn đế các hộ gia đình có cơ hội học hỏi và nâng cao nhận thức, vai trò phát triển nghề dệt nhuộm vải thủ công truyền thống. Áp dụng nhiều cách thức tuyên truyền quảng bá khác nhau như phóng sự đưa tin, báo chí, các chương trình thực tế...

Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao năng lực, nhận thức của các cán bộ quàn lý tại địa phương về vai trò, vị thế của phát triển nghề dệt nhuộm vải thủ công truyền thống tới phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương, cũng như toàn tỉnh, về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cơ quan quản lý cấp tỉnh cần tạo điều kiện cho các cán bộ, công chức tham gia các lớp chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp, mở các lớp đào tạo thực tế cho các cán bộ.

Xây dựng các cơ chế, chính sách nhằm tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các hoạt động của cấp quản lý địa phương cùng sự tham gia giám sát, đánh giá của các hộ gia đình, các doanh nghiệp và các tố chức xã hội, các cấp ban ngành vào các giai đoạn hoạt động các chính sách, chương trình đề án phát triển nghề dệt nhuộm vải thủ công truyền thống.

4.2.2. Bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện các chính sách hỗ trợ cho phát triển nghề dệt nhuộm vải thủ công truyền thong

Các cấp chính quyền tỉnh Thanh Hóa cần chủ động điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện các chính sách hồ trợ phát triển nghề dệt nhuộm vải thủ công

truyên thông. Quán triệt, thông nhât các đơn vị đâu môi chuyên trách, chịu trách nhiệm trong xây dựng, triển khai các chính sách để tránh sự chồng chéo, vướng mắc trong thực hiện các nhiệm vụ, chức năng.

Các chính sách thị trường, xúc tiến thương mại còn nhiều hạn chế trong công tác hỗ trợ, tuyên truyền của cơ quan quản lý và nhận thức của người dân chưa cao về việc tiếp thị quảng bá sản phẩm, đánh giá và mở rộng thị trường trong bối cảnh phát triển các trang mạng chợ điện tử lớn chiêm lĩnh thị trường phân phối như hiện nay. Bên cạnh đó, các chính sách về vay vốn tín dụng, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng vùng nguyên liệu, ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật sẳn xuất cần sự phối hợp và hồ trợ liên ngành từ các cấp ban ngành như sở Công thương, sở Lao động thương binh và xã hội, sở Khoa học công nghệ và môi trường...

về chính sách vay vốn tín dụng cho khu vực Tây Bắc tỉnh Thanh Hóa, hầu hết các chính sách cho vay vốn các ngành nghề nông thôn tập trung phát triển kinh tế đời sống nông thôn như nông nghiệp, chăn nuôi, trồng cây trái ăn

Một phần của tài liệu Phát triển nghề dệt nhuộm vải thủ công truyền thống khu vực tây bắc tỉnh thanh hóa (Trang 95 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)