Nhân tố bên trong

Một phần của tài liệu Phát triển nghề dệt nhuộm vải thủ công truyền thống khu vực tây bắc tỉnh thanh hóa (Trang 35)

Chính sách, chiến lược của địa phương

Các chiến lược, chính sách của địa phương cấp tỉnh phản ánh rõ tư duy, nhận thức của cấp quản lý về vị trí, vai trò và tầm quan trọng trong phát triền nghề dệt nhuộm vải thủ công truyền thống tới phát triển kinh tế xã hội của địa phương trong thực hiện giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn. Các chính sách, tư duy về phát triển nghề dệt nhuộm vải thủ công truyền thống cần có tính chiến lược dài hạn, bền vững trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương nhằm giúp nâng cao đời sống người dân, tạo công ăn việc làm, xóa đỏi giảm nghèo tại các khu vực khó khăn, đồng thời giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống lâu đời của từng dân tộc.

Đồng thời, khâu tổ chức, vận hành bộ máy quản lý là rất quan trọng trong phát triến nghề dệt nhuộm vải thủ công truyền thống. Tại khu vực nghiên cứu, cơ quan QLNN cấp tỉnh đóng vai trò mũi nhọn, trực tiếp phân bố, điều hành các chiến lược, quyết định tới các cơ quan quản lý cấp huyện, thị

trân, xã tiên hành thực hiện triên khai thực thi các chính sách vê phát triên nghề, làng nghề nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.

Năng lực của đội ngũ quán lý hoạt động về phát triển nghề dệt nhuộm vải thủ công truyền thong

Năng lực và nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý hoạt động trong công tác quản lý về phát triển nghề dệt nhuộm vải thủ công truyền thống bao gồm: Năng lực trình độ chuyên môn về lập kế hoạch, tồ chức phối hợp và kiểm soát các văn bản quy định quy chế trong nội dung quản lý nhà nước đối với phát triển nghề. Với năng lực trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt giúp tổ chức hoạt động được nhịp nhàng, đảm bảo cơ cấu phân tầng phân cấp các vị trí, bố nhiệm cán bộ phù hợp với chức năng, trách nhiệm nhiệm vụ được giao phó. Hiện nay, lực lượng đội ngũ chuyên môn và thực hiện triến khai còn hạn chế về cả số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, tập trung nhiều cán bộ trẻ tuổi là điều kiện thuận lợi để phát huy bồi dưỡng, đào tạo và nâng cao năng lực trong thời gian tới.

Điều kiện hạ tầng cơ sở vật chat - kỹ thuật tại địa phương

Điều kiện hạ tầng cơ sở vật chất kỳ thuật tại địa phương để phục vụ cho các hoạt động quản lý về phát triển nghề dệt nhuộm thủ công truyền thống được hiểu là: Hệ thống hạ tầng giao thông, phương tiện vật chất ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động thực thi triển khai chính sách, mạng lưới hệ thống thông tin liên lạc, trang thiết bị văn phòng tại các cơ sở quản lý ...Tất cả những nhân tố này góp phần tạo thuận lợi cho toàn bộ quy trình lập, ban hành, triển khai các văn bản chính sách phát triển nghề dệt nhuộm vải

thủ công truyền thống tới các đối tượng chịu ảnh hưởng cùa chính sách như: Đội ngũ cán bộ quản lý, người dân, các cơ sờ sản xuất kinh doanh làm nghề.

Ngược lại, đối với khu vực miền núi gặp nhiều khó khăn trong ngân sách phân bổ, xây dựng cơ sở hạ tàng, cơ sờ vật chất kỹ thuật gây ra những

hạn chê trong quá trình quản lý nhà nước vê việc triên khai thực hiện, kiêm tra đánh giá. Bên cạnh đó, trình độ dân trí thấp và phân bổ dân cư thưa thớt

sẽ ảnh hưởng tới việc tiếp cận những kỳ thuật công nghệ mới.

1.5. Kinh nghiệm tại một số địa phương ờ Việt Nam và bài học rút ra choC-7 • • • • 1 CT • • khu vực Tây Bắc tỉnh Thanh Hóa

1.5.1. Kinh nghiệm phát triển nghề dệt nhuộm vải thủ công truyền thốngngười Thái tại tỉnh Hòa Bình và tình Sơn La người Thái tại tỉnh Hòa Bình và tình Sơn La

Người Thái ờ tỉnh Hòa Bình và tỉnh Sơn La đã định cư và sinh sống tại đây từ nhiều thế kỷ trước. Thuộc hệ ngữ Tày - Thái, với những bản sắc văn hóa, tín ngưỡng tâm linh riêng biệt. Nhưng do quá trình tồn tại và thích nghi phát triển cùng nhóm các cộng đồng dân tộc thiếu số khác tại địa bàn như dân tộc Kinh, và đặc biệt là dân tộc Mường. Nhóm dân tộc Thái có những giao thoa văn hóa và chịu ảnh hưởng nhất định trong hoạt động kinh tế, xã hội.

Khu vực huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình và khu vực huyện Vân Hồ tỉnh ụ • é J •

Sơn La là hai khu vực giáp ranh, tại hai địa bàn trên đã sớm phát triển du lịch cộng đồng trong địa bàn đã tạo bàn đạp và động lực cho sự phát triển nghề dệt vải thổ cẩm truyền thống. Tuy là một huyện thuộc khu vực miền núi, nhưng khu vực Mai Châu tỉnh Hòa Bình và Vân Hồ tỉnh Sơn La lại khá gần với thủ đô Hà Nội, chỉ cách khoảng 76 -100 km. Tại hai địa bàn trên hình thành các bản, tổ sản xuất hay hợp tác xã để chuyên môn hóa quá trình dệt vải thủ công truyền thống và phân phối sản phẩm mang đi bán tại các địa điểm du lịch trong tình, liên tỉnh như thành phố Hà Nội, Đà Nằng, Hồ Chí Minh. Các hộ gia đình tại huyện Mai Châu có số khung dệt dao động từ 1-4 khung dệt trên một hộ. Riêng tại khu vực Bản Vãng, chuyên dệt vải thuê đã tạo ra một không khí sản xuất sôi động. Khu vực bản Lác, Mai Châu và bàn Chiềng Yên, Sơn La nơi thu hút rất đông khách du lịch trong nước và quốc tế, người dân đã biết dựng lên các khu chợ tập trung bán vãi thổ cẩm. Nhưng dưới tác động của quá

trình công nghiệp hóa, điện khí hóa, các sản phâm vải mậu dịch, sợi Nhà nước cung cấp lên, đã ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sản xuất của bà con. Hiện nay, hơn 80% hàng hóa vải dệt thủ công truyền thống tại các cơ sở sàn xuất có nguồn gốc từ sợi nhà máy. Diện tích vùng trồng nguyên liệu đầu vào tại chồ ở địa phương bị thu hẹp đi rất nhiều.

Trước những thực trạng nêu trên, UBND các tỉnh Hòa Binh và Sơn La đã vào cuộc, xây dựng các nội dung chính sách quản lý trong hỗ trợ quy hoạch phát triển nghề dệt nhuộm vải thủ công truyền thống và đã đề ra các giải pháp như:

Thứ nhất, Xây dựng và nhanh chóng hoàn thiện, chỉnh sửa bổ sung hệ thống văn băn pháp luật, chính sách hồ trợ phát triển nghề dệt nhuộm thủ công truyền thống. Thường xuyên tiến hành ra soát, kiểm tra các hoạt động quản lý của đội ngũ cán bộ và đánh giá trách nhiệm, chức năng hoạt động của các đơn vị ban ngành liên quan.

Thứ hai, Nâng cao nhận thức đội ngũ cán bộ quản lý, xây dựng các hoạt động công tác đào tạo đội ngũ cán bộ, đánh giá đúng chuyên môn và bố trí vị trí phù hợp với các hoạt động phát triển nghề dệt nhuộm vải thủ công truyền thống. Cải thiện, nâng cao trang thiết bị làm việc, bồi dưỡng kỳ năng và nghiệp vụ chuyên môn thường xuyên cho các cán bộ quản lý. Đồng thời, có các biện pháp xử lý vi phạm và khen thưởng kịp thời với các cán bộ có thành tích trong hoạt động.

Thứ ba, UBND tỉnh Hòa Bình và tỉnh Sơn La chú trọng thiết lập, duy trì chặt chẽ công tác phối hợp giữa các cơ quan ban ngành thực hiện triến khai các chủ trương chính sách của tỉnh như Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Sở Công thương, Sở Ke hoạch và đầu tư, Sở Khoa học công nghệ và mội trường... trong các hoạt động về phát triển nghề dệt nhuộm vài thủ công tại các hộ gia đinh, cơ sở sản xuất kinh doanh.

Thứ tư, UBND tỉnh đã tích cực tăng cường, cải thiện cách thức quàn lý qua ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động hành chính trên các địa bàn huyện, xã. Thông qua đó, tình hình giám sát đánh giá và rà soát các hoạt động, phản hồi của đội ngũ được cập nhật nhanh chóng, giúp nắm bắt các kết quả, khó khăn tồn tại trong phát triển nghề dệt nhuộm thủ công truyền thống.

1.5.2. Kinh nghiệm phát triển nghề dệt nhuộm vải thủ công truyền thốngngười tTMông Đen tại tỉnh Lào Cai người tTMông Đen tại tỉnh Lào Cai

Khu vực sinh sống của người H’Mông đen tại xã Tả Van huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai, là một xã vùng dân tộc và miền núi thuộc vào khu vực III - các xã có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn nhất, xã Tả Van cách trung tâm thị trấn Sa Pa khoảng 15 km về phía Đông Nam. Cách trung tâm Hà Nội chừng 323km. Đây cũng là một trong các khu vực vùng cao đặc biệt khó khăn, đời sống kinh tế xã hội phát triển thấp.

Nghề dệt vải thổ cẩm thủ công truyền thống đã xuất hiện từ lâu đời trong quá trình hình thành và phát triến xã hội của người H’Mông đen. Các sản phẩm vải dệt thú công truyền thống vừa phục vụ đời sống sinh hoạt ăn mặc của dân tộc này. Khi có sự dư thừa và nhu cầu trao đổi các sản phẩm khác phục vụ cho nhu cầu sản xuất, đời sống người H’Mông đen mới mang đi bán, trao đổi các mặt hàng khác. Nghề dệt vải lanh và vải thổ cẩm bằng các kỹ thuật tạo hoa văn như dệt, thêu tay, vẽ sáp ong, đắp vải, nhuộm ... đã phần nào tăng thêm thu nhập và hồ trợ cải thiện đời sống của người H’ Mông đen tại Tả Van.

Theo nghiên cứu luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa của Lê Vũ Hoàng Khánh “Nghề dệt thổ cẩm của người H’Mông đen tại Tả Van, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai” (2015). Đã chỉ rõ hai hướng đi đã và đang hình thành cho quá trình bảo tồn và phát triển nghề dệt nhuộm vải thổ cẩm thủ công truyền thống của người H’Mông đen tại Tả Van đó là: Thứ nhất, hướng đi cho bảo tồn -

tập trung cho nhóm nghệ nhân sản xuât nhăm gìn giữ các giá trị nguyên gôc, các quy trình dệt nhuộm với các kỳ thuật, nguyên liệu, cách thức truyền thống. Thứ hai, hướng đi cho sự phát triển - tập trung cho nhóm nghệ nhân, thợ lành nghề hay các hộ gia đình làm nghề dệt nói chung nhằm duy trì, bảo vệ nghề dệt vải thổ cẩm thủ công truyền thống khỏi bị chết yếu, tức là các kỹ thuật, quy trình sản xuất, hay nguyên liệu đầu vào có thể thay đổi, thích ứng và phù hợp với thị yếu hiện nay trên thị trường, những thay đoi trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngay ngắt.

Hướng tới hai mục tiêu và định hướng phát triến nêu trên, UBND tỉnh Lào Cai cần thực hiện một số nội dung như:

Thứ nhất, tập trung quán triệt các chủ chương, chính sách ban hành của ƯBND tỉnh trong hoạt động quản lý phát triển nghề dệt nhuộm thủ công truyền thống. Xây dựng tổ chức bộ máy quản lý phù hợp, bồi dưỡng kỳ năng nghiệp vụ cho cán bộ các cấp, phân bố luân chuyển cán bộ chuyên môn phù hợp đúng vai trò chức năng nhiệm vụ.

Thứ hai, nhấn mạnh nội dung tuyên truyền, phối hợp các đơn vị ban ngành liên quan trong việc nâng cao năng lực, nhận thức của người dân về vị trí, vai trò của phát triển nghề dệt nhuộm thủ công truyền thống trong phát triển đời sống kinh tế của địa phương.

Thứ ba, giám sát, theo dõi kiểm tra thường xuyên công tác quản lý trong hoạt động phát triển nghề dệt nhuộm vải thủ công truyền thống. Chủ động phối hợp nắm bắt sâu rộng các thông tin phản hồi từ người dân, các hộ kinh doanh sản xuất ...

Thứ tư, cải thiện đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật công nghệ ứng dụng trong hoạt động quản lý phát triển nghề. Nâng cao đầu tư hệ thống giao thông, mạng công nghệ trong phát triển mở rộng thị trường bán hàng, đầu tư phát triến vùng nguyên vật liệu tại các khu vực sản xuất các sản phẩm vải dệt nhuộm thủ công truyền thống của các cơ sở sản xuất kinh doanh

1.5.3. Bài học rút ra cho khu vực Tây Băc tính Thanh Hóa

Như vậy để có cơ sở và tiền đề cho việc phát triển nghề dệt nhuộm vải thù công truyền thống, bài học kinh nghiệm rút ra cho khu vực Tây Bắc tỉnh Thanh Hóa như sau:

Cần sự vào cuộc và hỗ trợ của Nhà nước và các cơ quan quản lý trong việc xây dựng các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế xã hội vùng nông thôn, miền núi; quan tâm tới nghề thủ công truyền thống gắn liền với phát triển du lịch tại các khu vực này. Qua đó, thiết lập được môi trường pháp lý thuận lợi, tạo động lực cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình, tổ hợp tác. Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ tài chính, tuyên truyền và giới thiệu các chính sách tín dụng cho vay vốn phát triển nghề dệt nhuộm vải thủ công truyền thống. Các chính sách về đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, các thông tin xúc tiến quảng bá sản phấm, thông tin thị trường thủ công trong nước và các hoạt động xúc tiến khác....

Hiện nay, mô hình sản xuất kinh doanh với quy mô nhỏ lẻ, manh mún tại các hộ gia đình chưa tạo được liên kết chặt chẽ, sức mạnh cho thúc đấy sản xuất thương mại hóa sản phẩm vải dệt thù công truyền thống, cần có sự phối hợp và liên kết giữa các thôn, cụm hộ dân tại các khu vực để cải thiện, nâng cao hiệu suất lao động, đồng thời có cơ hội để học hỏi, đào tạo lẫn nhau.

Tại các thôn, bản xã đang duy trì nghề dệt vải thổ cấm thù công truyền thống. Cơ quan quản lý, các doanh nghiệp cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ, thu hút các nghệ nhân có tay nghề cao giữ gìn nghề truyền thống. Lấy đó làm lực lượng nòng cốt để phát triền, đào tạo bồi dưỡng cho các thế hệ kế cận.

Trong xu hướng phát triển cách mạng 4.0, hội nhập kinh tế quốc tế. Hiện nay, thành tựu khoa học kỳ thuật hiện đại đã phần nào thay thế và hồ trợ

lực lượng săn xuất trong mọi ngành công nghiệp. Việc đưa các ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào quy trình sản xuất nghề dệt vải thủ công truyền thống đế từng bước cải thiện năng suất lao động. Nghiên cứu và ứng dụng các kỳ thuật máy móc vào các quy trình dệt.

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cúư

2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

Phương pháp thu thập thông tin được sử dụng để thu thập các thông tin xây dựng lý thuyết cơ sở về phát triển nghề dệt nhuộm vải thủ công truyền

thống. Và tiến hành thu thập các thông tin về thực trạng phát triển nghề dệt nhuộm vải thủ công truyền thống.

2.1.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp

Kết quả dừ liệu tác giả thu thập được nhờ việc thống kê, đánh giá các nguồn thông tin sẵn có qua các nguồn tài liệu sằn có. Những dừ liệu thu thập được thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu các nguồn tài liệu tống hợp được công bố cùa các cơ quan chức năng trong tỉnh Thanh Hóa, những tài liệu được các Hiệp hội làng nghề Việt Nam, Bộ Công Thương ...

Thu thập thông tin từ các báo cáo, các đề tài nghiên cứu, luận văn thạc sĩ trước đó của giáo viên, học viên các năm trước.

2.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Trong nghiên cứu luận văn, tác giả đã sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp là phương pháp điều tra bàng hỏi. Điều tra bảng hỏi thông qua hình thức thức phỏng vấn viết, dựa trên một bảng hỏi in sẵn và phát cùng một lúc cho nhiều người thực hiện trả lời. Có những quy ước nhất định trong việc trả lời các câu hỏi mà người được hỏi sẽ cần tuân thù.

Phương pháp điều tra

Chọn địa điểm điều tra: Tiến hành điều tra một số bản, xã thuộc khu vực Tây Bắc, tỉnh Thanh Hóa; đặc biệt tại các bản còn duy trì nghề dệt nhuộm

vải thủ công truyền thống như: Bản Sáng (huyện Mường Lát), Bản Lặn Ngoài

Một phần của tài liệu Phát triển nghề dệt nhuộm vải thủ công truyền thống khu vực tây bắc tỉnh thanh hóa (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)