Đặc điểm sản xuất nghề dệt nhuộm vải thủ công truyền thống

Một phần của tài liệu Phát triển nghề dệt nhuộm vải thủ công truyền thống khu vực tây bắc tỉnh thanh hóa (Trang 25 - 27)

Đặc điểm về sản phẩm

Hiện nay, tại các khu vực dân tộc thiểu số định cư và sinh sống. Với lối sống tự cung tự cấp, các sản phẩm thủ công truyền thống ban đầu được sản xuất ra chủ yếu để phục vụ cho đời sống sinh hoạt của họ. Khi có sự dư thừa hoặc nhu cầu trao đổi các hàng hóa khác họ mang đi bán. Và trong giai đoạn hiện nay, các khu vực người dân tộc thiểu số đã có những kết nối tiến hành giao thương, buôn bán và đặt hàng sản xuất với các bạn hàng trên khắp cả nước hay thậm chí là người nước ngoài. Các sản phẩm vải thổ cẩm có thể được sản xuất đơn chiếc hoặc sản xuất hàng loạt chuyên môn hóa một vài dòng sản phấm đặc trưng do nhu cầu đặt hàng của khách hàng.

Đặc điểm về thị trường tiêu thụ sản phẩm

Thị trường tiêu thụ sản phẩm vải dệt thủ công truyền thống được dệt nhuộm thủ công truyền thống còn khá hẹp, kể cả tiêu thụ trong nước và xuất khấu ra nước ngoài. Nguyên nhân chính xuất phát từ nhu cầu tiêu dùng sản phẩm này chưa cao. Hiện nay, các sản phẩm vải được sản xuất chủ yếu phục

vụ tại chồ, và được phân phối một phần ra các khu chợ đầu mối trong tỉnh hoặc các khu vực tỉnh thành lân cận. Đồng thời, với quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún tại các hộ gia đình, khả năng sân xuất chưa đáp ứng được các yêu

câu thị trường. Bên cạnh đó, chât lượng sản phâm không đông đêu cũng gây nhiều khó khăn trong việc mở rộng, kết nối thị trường nước ngoài để tiến hành xuất khẩu mặt hàng này.

Đặc điểm về công nghệ, kỹ thuật sản xuất sản phẩm

Các công nghệ, kỹ thuật sản xuất sản phấm của ngành nghề thủ công truyền thống thường là các công cụ thủ công, dựa trên sức lao động và bàn tay của các nghệ nhân. Ngày nay, nhờ việc áp dụng công nghiệp hóa, cơ khí hóa phần nào được trang bị máy móc vào các quy trình sản xuất ngành nghề thủ công nói chung

Nhưng hiện nay, với nghề dệt nhuộm vải thủ công truyền thống tại các khu vực miền núi Tây Bắc tỉnh Thanh Hóa. Bà con vẫn chủ yếu sử dụng các công cụ làm bằng tay, tự chế các công cụ phục vụ cho quá trình dệt như khung cửi, con thoi, cán bật bông, se sợi... đều được làm bằng tre hoặc gỗ. Một mặt, thuận lợi cho việc tìm kiếm thay thế công cụ sằn có tại chồ khi bị hỏng hóc, chi phí rẻ. Nhưng cũng hạn chế trong việc sản xuất hàng loạt hoặc với quy mô sản xuất lớn.

Đặc điểm về nguồn nhân lực

Lực lượng lao động của nghề dệt nhuộm vải thủ công truyền thống tại các khu vực miền núi hầu hết là nữ giới. Với đặc thù riêng của nghề dệt, các chị em phụ nữ, các bé gái được truyền từ nhỏ và được coi như một công việc bắt buộc trong truyền thống văn hóa, dệt vải phục vụ cho bản thân, gia đình. Các nhóm tuổi nữ giới tham gia rất đa dạng, từ những bé gái cho tới các cụ già vẫn có thế tham gia dệt vải.

Lao động trong nhóm ngành nghề thủ công truyền thống cũng gắn liền với sản xuất nông nghiệp tại các khu vực nông thôn, miền núi. Quy mô sản xuất chủ yếu tại các hộ gia đình nên người lao động thủ công gắn liền với các lao động nông nghiệp. Thời gian dành cho hoạt động sản xuất sản phẩm thủ

công đan xen với hoạt động sản xuât nông nghiệp, phụ thuộc rât lớn vào các vụ mùa sản xuất nông nghiệp cũng như các đơn đặt hàng từng đợt.

Đặc điểm về nguyên vật liệu đầu vào

Nguyên vật liệu đầu vào của sản xuất nghề dệt nhuộm vải thủ công truyền thống phần lớn được cung cấp tại địa phương, qua các đại lý nhập sợi chỉ từ các nhà máy dệt tại Việt Nam, hoặc các phẩm màu trôi nổi trên thị trường. Trước kia, nguồn gốc chủ yếu của các nguyên vật liệu cho quá trình dệt, bà con tự sản xuất trồng bông, nuôi tàm xử lý quá trình làm sợi, lấy sợi và tiến hành nhuộm sợi bằng các phẩm màu tự pha chế từ các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên.

Những tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong ngành dệt may, hóa nhuộm có nhiều tác động tới quá trình sản xuất dệt nhuộm vải thủ công. Do nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng công nghiệp sản xuất hàng loạt, nhanh chóng, giá rẻ; dẫn tới chất lượng và quy trình dệt nhuộm vải thủ công truyền thống cần phải thích nghi để tồn tại trên thị trường.

Đặc điểm về hình thức tổ chức sản xuất

Đối với nghề thủ công truyền thống nói chung, nghề dệt nhuộm vải thủ công truyền thống nói riêng tại các khu vực dân tộc thiểu số miền núi. Các hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu vẫn dừng lại ở quy mô hộ gia đình. Ở một số bản làng, đã nhen nhóm hình thành các tồ săn xuất tập hợp các chị em hội phụ nữ để cùng sản xuất, nhưng không duy trì được lâu dài. Do không có nhiều đơn hàng đầu ra để tập trung sản xuất số lượng lớn. Bên cạnh đó, cơ cấu tố chức và năng lực quản lý chưa được chú trọng, cũng như khả năng tìm hiểu, kết nối thị trường còn yếu kém tạo ra nhiều rào cản phát triển trong thời đại toàn cầu hóa.

Một phần của tài liệu Phát triển nghề dệt nhuộm vải thủ công truyền thống khu vực tây bắc tỉnh thanh hóa (Trang 25 - 27)