0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Kiểm định tin cậy nhất quán của các nhân tố

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NGHỀ DỆT NHUỘM VẢI THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG KHU VỰC TÂY BẮC TỈNH THANH HÓA (Trang 89 -89 )

Kết quả phân tích cho thấy, độ tin cậy tổng hợp (CR) của tất cả các nhân tố đều đạt yêu cầu với hệ số lớn hơn 0,7 và nằm trong khoảng 0,739 - 0,852. Cuối cùng, hệ số tổng phương sai trích (AVE) của các nhân tố đều lớn hơn 0,5 đạt yêu cầu kiểm định, dao động từ 0,502 - 0,779. (Hair và cộng sự, 2014).

Bảng 3.11: Ket quả kiếm định tin cậy nhất quán bên trong (CR, AVE)

Nguôn: Chạy mô hình qua SmartPLS

Nhân tố

Độ tin (CR)

cậy tổng hợpTổng phirưng sai trích (AVE) CNTT 0.739 0.708 cs 0.826 0.502 HTTB 0.852 0.671 NNL 0.764 0.779 NV 0.841 0.674 PT 0.822 0.763 TT 0.790 0.698 --- \---

3.3.11. Kiêm định vê giả định vi phạm đa cộng tuyên (Multicollinearity)

Vấn đề cộng tuyến của mô hình cấu trúc cần phải được kiểm tra mối quan hệ giữa các nhân tố. Hệ số phóng đại phương sai (VIF) được kiểm định đa cộng tuyến. Ket quả cho thấy kết quả của VIF chỉ ra sự liên kết giữa các nhân tố dự đoán không vi phạm giả định về đa cộng tuyến, vì tất cả các hệ sổ đều nằm trong khoảng chấp nhận (VIF = 0.976 - 1.964 <2), (Hair và cộng sự, 2014).

3.3.12. Kiểm định sự phù hợp mô hình (model fit)

Băng 3.12: Kiểm định bằng R và R2

Giá tri R2 Giá tri R2 Hiêu chỉnh

HL 0.693 0.674

Nguồn: ước lượng mô hình qua Smart PLS

Sự phù hợp của mô hình được kiếm định bằng giá trị R2.

Kết quả phân tích cho thấy, giá trị R2 hiệu chinh của mô hình phát triển là 0,674 đạt tiêu chuẩn thống kê về sự phù hợp của mô hình.

_ r

3.3.13. Kêt quả phân tích mô hình

Hình 3.3: Mô hình các nhãn tố ảnh hưởng đến phát triển nghề dệt nhuộm vải thủ công truyền thống

Nguồn: Chạy mô hình qua SmartPLS

Bang 3.13: Kêt qua tác động gián tiêp của các môi quan hệ

Mối quan hệ giữa các biến Hệ số tác động Giá tri t Mức ý

nghĩa CNTT -> PT 0.3837 3.8435 0.0098 cs -> PT 0.1053 1.7893 0.0034 HTTB -> PT 0.2168 2.4739 0.0076 NNL -> PT 0.2953 2.9147 0.0000 NV -> PT 0.1818 1.6551 0.0098 TT -> PT 0.4020 1.6866 0.0021

Nguôn: Chạy mô hình qua SmartPLS

Từ Bâng 3.12, với hệ số tác động từ 0.1053 đến 0.4020 thì cả 6 yếu tố đều ảnh huởng cùng chiều dương tới sự phát triến nghề dệt nhuộm vải thủ công truyền thống (p < 0.05). Trong đó, hệ số tương quan xuất phát từ nhân tố

Thị trường có giá trị cao nhất là 0,4020 và nhân tố Chính sách có giá trị thấp nhất là 0.1053. Trong đó, các nhân tố Công nghệ thông tin, Nguồn nhân lực, Hạ tầng thiết bị và Nguồn vốn có các giá trị tác động lần lượt giảm dần là

0.387; 0.2953; 0.2168; 0.1818

Thấy rằng, nhân tố “Thị trường” hiện nay có ảnh hưởng lớn nhất tới sự phát triển nghề dệt nhuộm vải thủ công truyền thống. Với sự hỗ trợ nền tảng của các cơ chế chính sách, cũng như truyền thống lâu đời của nghề. Khả năng sản xuất đã tồn tại và nguồn lực lao động được duy tri cơ bàn qua các thế hệ gia đình. Nhưng còn hạn chế thị trường tiêu thụ đầu ra, khả năng cải thiện mầu mã và khả năng định vị thương hiệu trên thị trường còn thấp. Nhân tố thứ hai, có vai trò quan trọng trong phát triển là nhân tố “công nghệ thông tin”. Hiện nay, trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tể và cách mạng công nghệ 4.0 đã thúc đấy phát triển các thị trường mới và các chợ thương mại điện tử thay đổi khá nhiều quy trình phân phối sản phẩm tới người tiêu dùng; khoáng

cách địa lý được rút ngắn và sản phấm được người tiêu dùng biết đến nhanh hơn, rộng rãi hơn qua nhiều kênh tương tác trên nền tảng công nghệ. Nhân tố

thứ ba, ảnh hưởng quan trọng tới sự phát triên nghê dệt nhuộm vãi thủ công truyền thống là nhân tố “nguồn nhân lực”, việc đào tạo và nhân cấy các thế hệ kế cận cần được quan tâm khi nhóm lao động chính của nghề khá đặc thù là nhóm phụ nữ trung và cao niên. Nhân tổ thứ tư là “hạ tầng thiết bị”. Hiện nay, cơ sở hạ tầng đường xá giao thông đã được cải thiện, phương tiện giao thông tuyến xe được mở rộng và dễ dàng di chuyển vào các làng bản. Nhân tổ thứ năm là nguồn vổn, song song với tay nghề cao của các nghệ nhân tại các bản

làng nghề những khó khăn trong tiếp cận vốn và nguồn thu khác của nhóm đối tượng lao động này còn chưa cao, cần tìm hướng khai thác và huy động thêm các nguồn vốn khác. Nhân tố thứ sáu ảnh hưởng tiếp theo là “chính sách”, tuy có sự tác động thấp nhất trong các nhóm nhân tố tới sự phát triển của nghề dệt nhuộm vải thủ công truyền thống, phản ánh phần nào hiện nay các chính sách cụ thể đi sâu hồ trợ tới phát triển ngành nghề dệt nhuộm vải thủ công truyền thống chưa thực sự được thu hút, quan tâm và có hiệu quả cao.

3.4. Đánh giá chung về phát triển nghề nghề dệt nhuộm văi thủ công truyền thống trên địa bàn

3.4.1. Những kết quả đạt được

Thứ nhất, xây dựng tổ chức và triển khai một số các chính sách chung của Nhà nước về phát triển ngành nghề nông thôn.

Cấp chính quyền địa phương đã tạo tiền đề, khuyển khích sự phát triển nghề dệt nhuộm vải thủ công truyền thống theo định hướng phát triển kinh tế -xã hội chung của tỉnh, của quốc gia. Các đề án, chương trình phát triển nghề tiều thủ công nghiệp, đào tạo người lao động được các cán bộ quản lý địa phương tích cực tổ chức, bám sát triển khai và hồ trợ thực hiện. Khai thác tiềm năng các ngành nghề mới phù hợp với thị yếu trên thị trường, đồng thời giúp phát huy được thế mạnh nghề của địa phương, làng nghề theo hướng “mỗi xã mồi sản phẩm”. Giới thiệu một số quy trình sản xuất tổ đội, chuyên môn hóa các khâu sản xuất để nhàm tăng năng suất, tạo mối liên kết sản xuất

giữa các hộ gia đình và tạo cơ hội cho bà con dân tộc thiêu sô tiêp cận với thị trường mới.

Thông qua các công tác vận động, tuyên truyền thực hiện các chương trình, chính sách phát triển làng nghề, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp giúp nâng cao nhận thức người dân, các đơn vị sản xuất đối về vai trò quản lý của chính quyền địa phương, cũng như các chính sách pháp luật tác động tới phát triển nghề dệt nhuộm vải thủ công truyền thống.

Thứ hai, duy trì sản xuất và tạo việc làm, cãi thiện một phần thu nhập cho người lao động, tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động, thúc đẩy kinh tế nông thôn mới và hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Dựa trên các quyết định ban hành của chính quyền tỉnh Thanh Hóa về việc khuyến khích phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống trên địa bàn như tại Quyết định số 2541/2008/QĐ-UBND; 2513/2009/QĐ- UBND ... Bên cạnh đó, các chính sách về tín dụng vay vốn, chính sách thị trường cũng đã được quan tâm, hỗ trợ góp phần hiệu quả cho

sản xuất, phát triển nghề trên địa bàn. Trong công tác triển khai các chính sách phát triển ngành nghề nông thôn nói chung, nghề dệt nhuộm vải thủ công truyền thống nói riêng còn góp phần xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, hoàn thiện bổ sung các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Thứ ha, đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại địa phương. Qua các chính sách, chương trình, đề án hồ trợ của nhà nước và chính quyền địa phương về đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định về đào tạo nghề nông thôn giai đoạn 2010-2020 (1956/2009/QĐ-TTg). Dựa trên các đặc thù về chất lượng lao động tại các khu vực miền núi, các ngành nghề nông thôn, tiếu thù công nghiệp với đại đa số trình độ giáo dục lao động chưa qua tiếu học, trung học phổ thông. Tạo thêm công việc mới trong sản xuất, kết nối với các khu vực

lân cận, mở rộng thị trường bán hàng qua đó một phân cải thiện thu nhập cho người lao động.

Thứ tư, thúc đẩy phát triển ngành nghề nông thôn và mô hình du lịch cộng đồng tại các địa điểm du lịch đẹp, giới thiệu truyền thống văn hóa bản địa tới khách thập phương, khách du lịch.

Tại Quyết định 3136/2013/QĐ-ƯBND về việc công nhận và phát triển các làng nghề du lịch cộng đồng của chính quyền tỉnh Thanh Hóa mở ra một hướng khai thác tiềm năng thế mạnh ngành nghề tiểu thủ công nghiệp như dệt nhuộm vải thủ công, đan mây tre, nấu rượu men lá... cho các địa bàn vùng miền núi nói chung và bà con dân tộc thiểu số nói riêng.

Giới thiệu quảng bá các sản phẩm truyền thống văn hóa tới khách thập phương, khách dư lịch. Mở các sạp bán hàng theo tụ điểm, hay mô hình bán hàng của từng hộ gia đình dân tộc Thái, dân tộc Mường... ngay dưới chân ngôi nhà sàn cũng mang đến nhiều trải nghiệm thực tế thích thú cho khách du lịch tới tham quan và mua hàng.

3.4.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

3.4.2.1. Tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những kết quả đóng góp đạt được của việc phát triển nghề dệt nhuộm vải thù công truyền thống trên địa bàn khu vực Tây Bắc tỉnh Thanh Hóa vẫn còn có những mặt hạn chế như:

Một là, những hệ thống văn bản chính sách pháp luật về phát triển nghề dệt nhuộm vái thồ cẩm thủ công truyền thống còn nhiều bất cập, chưa đầy đủ và đi sâu hỗ trợ nghề tiểu thù công nghiệp này dẫn tới nhiều cách nhận thức,

áp dụng tuyên truyền của từng nhóm đối tượng cán bộ quản lý đại phương tới nhận thức chung của người dân lao động trong quá trình sản xuất. Hạn chế trong công tác đi sâu, đi sát việc triển khai thực hiện các đề án, chính sách và đánh giá mức độ hợp lý việc phân bố các nguồn lực như đất đai, vốn, kỳ thuật công nghệ, chất lượng lao động...

Hai là, chât lượng nguôn lực lao động chưa cao vê cả sô lượng và chât lượng. Dựa trên số liệu khảo sát thực tế của tác giả năm 2019 có thể thấy, lực lượng lao động chính của nhóm ngành nghề dệt nhuộm vải thù công truyền thống 100% là nữ giới. Trong đó, độ tuổi lao động từ trung niên và người già (từ trên 35 tuổi) chiếm gần 70%, cùng với trình độ học vấn thấp hầu hết mới tốt nghiệp tiểu học hoặc trung học phổ thông. Qua đó, lực lượng lao động này cũng gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận thông tin, nhận thức về các chính sách ban hành, việc cải thiện và liên kết trong quy trình sản xuất giữa các hộ gia đình, hộ sản xuất còn thấp.

Ba là, khó khăn trong việc duy tri sán xuất, kết nối và tiếp thị sản phẩm tới thị trường trong giai đoạn công nghệ thông tin phát triền mạnh mẽ. Trong giai đoạn công nghệ thông tin bùng nổ, cuộc cách mạng công nghệ 4.0 mang tới nhiều sự tác động lớn trong quá trình sản xuất và lực lượng sản xuất mới ra đời là các công nghệ trí tuệ nhân tạo, robot nhân tạo làm việc tại các nhà xưởng đã thay thế, giảm tải lực lượng lao động so với trước đây. Sự kết nối giao thương toàn cầu, khoảng cách địa lý, thị trường buôn bán được xích lại gần nhau trên màn hình phẳng của máy tính. Đặc biệt, sự phát triển mạnh mẽ của các chợ thương mại điện tử, chuyển đổi các giao dịch gặp mặt truyền thống sang hình thức giao dịch, thanh khoản online.

Đối với bà con vùng sâu vùng xa, các khu vực dân tộc miền núi càng có nhiều hạn chế khó khăn trong năng lực tiếp cận, khả năng nắm bắt phân tích thông tin kịp thời với sự phát triển của thị trường, sẽ tạo ra nhiều rào cản cho người lao động sản xuất, duy trì ngành nghề dệt nhuộm vải thù công truyền thống.

Bon là, cơ sở hạ tầng sản xuất phục vụ cho phát triển làng nghề còn khá thô sơ, lạc hậu. Hiện tại, dựa trên khảo sát thực tiễn của tác giả năm 2019 khu vực sàn xuất, máy móc sản xuất của người lao động chủ yếu vẫn là các khung

cửi, cán bật bông, se sợi và các công cụ sản xuât thô sơ khác cho quy trình dệt vải chú yếu tự chế và gia công tại chồ. Tuy cũng có mang lại nhiều tiện lợi, nhanh chóng và phục vụ công tác sản xuất trong ngắn hạn, nhưng chính vì vậy mà sản phẩm được làm ra có nhiều khác biệt không đồng đều về chất

lượng, gây ra khó khăn khi sản xuất các đơn hàng lớn.

3.4.2.2. Những nguyên nhân của tồn tại, hạn chế

Những tồn tại, hạn chế của sự phát triển nghề dệt nhuộm vải thủ công truyền thống tại khu vực Tây Bắc tỉnh Thanh Hóa như sau:

Trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong việc thực thi, triển khai nhiệm vụ các chính sách, đề án, chương trình tới người dân. Việc chậm chễ trong quá trình ban hành, rà soát các văn bản chính sách pháp luật đế sửa đối, bổ sung. Nhiều địa phương các cấp xã, huyện chưa triển khai triệt để các chính sách hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn nói chung, nghề dệt nhuộm vải thủ công truyền thống nói riêng của Nhà nước và tỉnh ban hành như việc

khó khăn trong cho vay lãi xuất ưu đãi, cấp sử dụng đất đai và cho thuê đất, đào tạo cán bộ và chuyển giao kỹ thuật nghề, sản phẩm gặp khó khăn trong việc cạnh tranh ra mắt thị trường, khó khăn cạnh tranh với các sản phẩm thay thế, sản phẩm sản xuất công nghiệp giá rẻ...

Năng lực và nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, chính quyền địa phương trong công tác quản lý triển khai thực hiện chưa kịp thời đáp ứng với sự phát triển của ngành nghề tiểu thủ công nghiệp nói chung, và nghề dệt nhuộm vải thủ công nói riêng. Chức năng và vai trò của đôi ngũ cán bộ quản lý cấp chính quyền là tạo lập một môi trường thuận lợi, thúc đấy nghề dệt nhuộm vải thủ công truyền thống phát triển và giúp đỡ các làng nghề, các hộ gia đình tăng gia sản xuất tạo thu nhập nâng cao đời sống và phát triến kinh tế xã hội địa phương.

Công tác phối hợp thực hiện trong quản lý còn gặp nhiều khó khăn, hạn

chế, thiếu sự đồng bộ giữa thực thi và trách nhiệm đánh giá, giám sát, giải trình. Công tác tham mưu trong quản lý chính quyền còn nhiều chồng chéo. Và các cán cơ bộ làm công tác quăn lý, triển khai thực hiện đa số kiêm nghiệm nhiều vai trò, không có trình độ chuyên môn sâu về phát triển ngành nghề dệt nhuộm vải thủ công truyền thống.

Nhận thức của lực lượng lao động, cơ sở sản xuất trong sự phát triển nghề dệt nhuộm vải thổ cẩm thủ công truyền thống chưa được đầy đủ. Việc phân công lao động trong sản xuất, kết nối sản xuất manh mún lẻ tẻ giữa các hộ gia đình chưa tạo ra động lực sản xuất mạnh mẽ, bền vừng. Quy mô sản xuất rất nhở hẹp, thiếu sự đầu tư và chiến lược phát triển sản phẩm vài dệt nhuộm thủ công truyền thống.

Sự phát triển nhanh chóng của thị trường và bùng nổ công nghệ thông tin, trong khi cơ sở hạ tầng của địa phương và các trang thiết bị điện tử của người dân chưa đáp ứng kịp thời. Sự phát triển các trang mạng xã hội như Zalo, Instargram, Facebook; chợ điên thử thương mại như Lazada, Shopee, Tiki.. .với sự tham gia thị trường mua bán dễ dàng, thanh toán trực tuyến

nhanh chóng đã thay đổi rất nhiều tới cách thức tiêu dùng của người dân hiện nay.

CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG, GIÃI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHÈ

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NGHỀ DỆT NHUỘM VẢI THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG KHU VỰC TÂY BẮC TỈNH THANH HÓA (Trang 89 -89 )

×