Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Một phần của tài liệu Đào tạo nguồn nhân lực tại công ty TNHH lavie việt nam (Trang 47)

La Vie ra đời từ sự kết hợp giữa nguồn nguyên liệu khoáng sản của Việt Nam và công nghệ của Nestlé Water. Nước khoáng thiên nhiên La Vie được lấy lên từ nguồn nước khoáng sâu trong lòng đất, đã được chắt lọc qua nhiều tầng địa chất, giàu khoáng chất, hấp thu muối, các yếu tố vi lượng như Calcium, Magie, kalium, Sodium, Bicarbonate...

Với một quy trình sản xuất nghiêm ngặt trong suốt quá trình khai thác và bảo vệ thành phần đồng thời tuân theo các qui định chất lượng cùa tập đoàn Nestle

Waters đã kiêm tra sự ôn định và chât lượng của nước khoáng thiên nhiên không hê thay đổi so với nguồn nước

Nước khoáng thiên nhiên La Vie đáp ứng được những yêu cầu khắt khe về chất lượng và an toàn vệ sinh hiện nay. La Vie đà không ngừng đàu tư các công nghệ, trang thiết bị sản xuất tiên tiến nhất. Năm 2012, Công ty đã đầu tư 12 triệu USD cho việc mở rộng nhà máy tại Long An với hệ thống dây chuyền sản xuất hiện đại nhất châu Á hiện nay.

Hiện nay La Vie là một thành viên trong các nhãn hàng của Nestle Waters, tập đoàn nước uống đóng chai hàng đầu thế giới. Chính vì vậy mà sản phấm của La Vie cũng được sản xuất theo tiêu chuẩn cùa Việt Nam & Châu Âu.

3.1,3 Cơ cấu to chức

So’ đồ tổ chức :

Hình 3.1: Sơ đô bộ máy công ty

( Nguồn: Phòng hành chính nhân sự công ty TNHH Lavie )

Ban Giám đôc:

4- Tống Giám đốc: Là người đại diện trước pháp luật của công ty, điều hành toàn bộ hoạt động và chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên và trước pháp luật về mọi hoạt động kinh doanh của Công ty.

+ Phó Tống Giám đốc: Là thành viên Ban giám đốc chịu trách nhiệm điều hành từng mảng công việc theo sự phân công và ủy quyền của Tổng Giám đốc Công ty, thay mặt Công ty xử lý các công việc thuộc thẩm quyền đối với khách hàng và các đối tác.

- Các phòng ban chức năng:

+ Phòng tài chính - kế toán: đảm nhận công việc lập kế hoạch tài chính cùa Công ty, thực hiện công tác kế toán thống kê, đồng thời kiểm tra kiểm soát kinh tể tài chính ở Công ty. Phòng này chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Kế toán trưởng và do Phó Giám đốc tài chính quản lý.

+ Phòng cung ứng & tiếp vận : Thuộc quyền quản lý trực tiếp của Phó Tống Giám đốc . Phòng thực hiện lập kế hoạch mua sắm tài sản phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của từng phòng ban, thẩm định các dự án, làm cơ sở cho việc ra quyết định đầu tư.Phòng còn có nhiệm vụ điều phối vận chuyên toàn bộ hàng hóa từ công ty đến các kho và đến các Nhà phân phối

+ Phòng hệ thống: lắp ráp máy tính theo tiêu chuẩn của tập đoàn, trên cơ sở các thiết bị đã được nghiên cứu, tích hợp hệ thống vói quy mô, hiện đại. Chịu trách nhiệm đảm bảo sự ổn định vận hành máy móc và phần mềm của hệ thống quản lý của Công ty

+ Phòng bảo hành: Chịu sự chỉ đạo của Giám đôc nhà máy , thực hiện chức năng sửa chữa, bảo hành dây truyền máy móc thiết bị của Công ty. Đồng thời, phòng cũng thực hiện sửa chữa lẻ cho khách hàng có sử dụng máy nóng lạnh của Công ty + Phòng quản lý chất lượng: Chịu sự chỉ đạo của GĐ nhà máy và Phó Tổng Giám đốc, phòng chịu trách nhiệm với các sản phâm xuất ra thị trường phải đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng.

+ Phòng hành chính: Thực hiện các công việc hành chính, tiêp tân, phôi hợp với các bộ phận khác tố chức các sự kiện, thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, tạp vụ...

+ Phòng nhân sự: thực hiện công tác tổ chức về nhân sự, tham mưu cho ban lãnh đạo về việc đào tạo tuyển dụng nhân viên, sắp xếp luân chuyển nhân sự công ty. Xây dựng và quản lý các chính sách về nhân sự, chế độ lao động, tiền lương,...

+ Phòng kinh doanh: thực hiện nhiệm vụ xây dựng thương hiệu và hình ảnh Công ty, quảng bá các sản phẩm do Công ty phân phối, tìm hiểu nhu cầu của thị trường để phục vụ cho việc lập kế hoạch và thúc đẩy hoạt động kinh doanh, bán sản phẩm thông qua các kênh phân phối của công ty: kênh bán hàng trực tiếp, bán hàng qua hệ thống siêu thị, hệ thống nhà hàng, hệ thống trường học, hệ thông các công ty, văn phòng, các đại lý bán lẻ... với đội ngũ khoảng 200 giám sát và nhân viên bán hàng.

3.1.4 Hoạt động kinh doanh của Công ty

- Sản phẩm: Nước uống đóng chai nước khoáng thiên nhiên LaVie

- Hoạt động chính: Nhập khấu, xuất khẩu, thăm dò, khai thác, sản xuất và kinh doanh nước khóang thiên nhiên, các loại đồ uống khác và sản phấm thực phẩm.

- Do đặc thù là công ty đa quốc gia nên hoạt động kinh doanh của công ty được thực hiện theo mô hình : Văn phòng chính được đặt tại thành phố Hồ Chí Minh còn ở các miền , tỉnh sẽ thiết lập chi nhánh và các nhà phân phối để việc thực hiện công việc được thuận lợi. Vì thế các nhân sự sẽ tập chung chính tại văn phòng miền nam còn ở các chi nhánh chi có 1 bộ hoạt động cơ bản như một văn phòng nhỏ. Còn việc kinh doanh bán hàng chính sẽ sứ dụng kênh nhà phân phối như một công ty con ( Nhà phân phối sẽ phải có : cơ sở làm việc, phương tiện vận chuyển, kho bãi và các công cụ hỗ trợ khác để thực hiện công tác bán hàng cho công ty ) và nhân sự bán hàng cũng nằm rải rác theo các tỉnh chứ không nằm tại văn phòng chi nhánh. Vì vậy, đế thực hiện việc khảo sát thông tin sẽ phải tiến hành tại văn phòng chính miền nam và các tỉnh do nhân sự tập chung tại đây.

5.1.5 Đặc điểm về NNL

Quy mô NNL

Tính đên năm 2017 Công ty có khoảng 181 nhân sự và không ngùng tăng lên phù hợp với việc phát triến sản xuất kinh doanh. Năm 2017 tổng số lao động của Công ty là 181 người, năm 2018 là 218 người, tăng 37 người , năm 2019 tãng thêm 21 người, đến năm 2020 giảm đi 12 người

Bảng 3.1: Tổng số lao động Công ty TNHH Lavie từ năm 2017 - 2020

Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2020

Tổng số lao động (người) 181 208 239 227

% tăng trưởng so với nãm trước 12 16,9 12,9 -5,2

r

( Nguôn: Phòng HCNS công tỵ TNHH Lavie )

Số lượng biến động nhân sự qua các năm từ 2017 tới 2019 là khá đồng đều, nhưng từ 2019 đến 2020 thì sụt giám mạnh, điều này lí giải là vì do dịch cúm covid bùng phát dẫn đến công ty cũng phải cắt giảm bớt nhân sự để giảm bớt lãng phí và chi phí

Cơ cấu NNL

Do đặc thù cùa công ty nên cơ cấu về nhân sự của công ty được chia thành hai loại là : trực tiếp và gián tiếp. Do đặc thù của sản phẩm và phương thức kinh doanh nên cơ cấu lực lượng lao động trực tiếp với lực lượng lao động nam chiếm tỉ lệ khá cao trên 70% .

Bảng 3.2: Cơ cấu lao động gián tiếp , trực tiếp, giói tính tù’ 2017-2Ớ2Ớ

STT Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 I Tổng số lao động 181 208 239 227 1 Lao động trực tiếp 126 151 182 174

2 Lao động gián tiếp 55 57 57 53

II Giới tính

1 Nam 137 160 188 181

2 Nữ 44 48 51 46

r

( Nguôn: Phòng HCNS công tỵ TNHH Lavie )) Chat lượng nguồn nhân lực :

Do đặc thù vê sản phâm là nước khoáng nhẹ, rât có ích cho sức khỏe. Vì vậy đòi hỏi lực lượng tư vấn bán hàng phải có trình độ tri thức tư vấn nên lực lượng nhân viên có hoạc thức cao của công ty chiếm tỉ lệ khá cao.

Bảng 3.3: Chất lưọng nguồn nhân lực từ năm 2017 - 2020

STT Chỉ tiêu Xăm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 I Theo trình đô

1 Từ đa• i ho• c trở lên 110 169 201 191

2 Cao đẳng 22 19 18 18

3 Trung cấp 2 2 2 2

4 Sơ cấp 6 6 6 6

5 Lao động phổ thông 11 12 12 10

Độ tuổi lao động

( Nguôn: Phòng HCNS công ty TNHH Lavie )

Bảng 3.4: Độ tuổi lao động tù’ năm 2017-2020

Khoảng tuổi Số lượng Tỉ trọng

Trẻ tuổi (<39) 183 80%

Trung bình (39-49) 32 14%

Cao tuổi (>50) 12 6%

Độ tuổi BQ 32

Tổng cộng: 100

( Nguôn: Phòng HCNS công tỵ TNHH Lavie )

Như vậy, ta thấy độ tuổi lao động của công ty là khá trẻ, thể hiện tiềm năng phát triến của công ty rất lớn. Và đế có thể làm tăng thêm cơ hội thì việc nâng cao trình độ chuyên môn là rất cần thiết

3.1.6 Hoạt động sản xuất kinh doanh

Doanh số và lợi nhuận của công ty TNHH Lavie việt nam tăng đều đặn qua các năm và đều cao hơn các mức trung bình của các công ty kinh doanh nước khoáng thiên nhiên tại Việt Nam.

A

Bảng báo cáo kết quả kinh doanh trong 04 năm từ 2017 đến 2020.

Đon vị: triệu đông

Chỉ tiêu Năm

2017 2018 2019 2020

1. Doanh thu thuần về bán hàng

và cung cấp dịch vụ 2.559.218 3.199.023 3.582,906 3.224.615 5. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 153.553 223.932 268.718 180.578 6. Lơ• i nhuâ• n sau thuế 99.810 147.155 182.728 126405

Bảng 3.5: Kêt quá kinh doanh tù’ năm 2017- 2020

(Nguồn: Báo cáo phòng kế toán Lavỉe)

Bảng trên cho thấy tương ứng với quy mô sản xuất kinh doanh ta thấy doanh thu của Tổng Công ty từ 2017 - 2019 liên tục tăng với tốc độ trên 20%/năm. Tương ứng lợi nhuận cũng tăng trưởng tốt trong giai đoạn 2017-2019. Qua năm 2020 do ảnh hường của dịch bệnh nên doanh thu giảm đi 10%, đây cũng là con số mơ ước của các doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn này

3.2 Thực trạng công tác đào tạo tại công ty TNHH Lavie

3.2.1 Xác định nhu cầu đào tạo

3.2.1.1 Cơ sở xác định nhu cầu đào tạo

Đe xác định nhu cầu đào tạo của minh, hàng năm công ty đã dựa trên các căn cứ sau:

- Căn cứ và kế hoạch sản xuất, kinh doanh: dựa vào kế hoạch phát triển, doanh thu từng giai đoạn ngắn hạn và dài hạn để đánh giá các nhu cần thiết nâng cao chất

lượng NNL. Qua đó, công ty sẽ xác đinh nhu câu ĐTNNL và đưa ra kê hoạch đào tạo theo từng giai đoạn, thời điềm thích hợp.

- Căn cứ vào sự thay đổi máy móc, kỹ thuật, công nghệ: Khi có sự đầu tư đối mới trang thiết bị, máy móc, kỹ thuật,công nghệ, hay khi có sản phẩm mới ra mắt trên thị thường Công ty tiến hành đánh giá sự tác động, mức độ ảnh hưởng, từ đó xác định số lao động cần phải bổ túc về kiến thức, trình độ chuyên môn, kỹ năng càn thiết để thích ứng với sự đồi mới trên.

- Căn cứ vào tiêu chuẩn vị trí, chức danh công việc và kết quả đánh giá thực hiện công việc: tùng vị trí có tiêu chuẩn chức danh công việc có yêu cầu khác nhau về trình độ, kiến thức, kỹ năng, năng lực. Định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng hoặc hàng năm công ty tiến hành đánh giá kết quả thực hiện công việc của từng cán bộ, nhân viên, công nhân trong công ty. Lọc ra nhưng nhân viên, NLĐ có thành tích thấp, yếu kém, không đáp ứng yêu cầu công việc để tiến hành xem xét đưa vào diện đào tạo bất buộc.

- Càn cứ vào hồ sơ nhân viên: Trên cơ sở những dừ liệu hồ sơ lưu trữ tại phòng nhân sự, công ty sàng lọc ra những người đủ tiêu chuẩn phù hợp đáp ứng yêu cầu để bố trí đi đào tạo.

- Dựa vào đề nghị của từng phòng ban: Mỗi phòng bàn sẽ căn cứ vào tình hình của phòng ban đế lập danh sách và gửi lên phòng nhân sự để đánh giá và quyết định..

3.2.1.2 Nhu cầu đào tạo của công ty từ năm 2017 đến năm 2020

Nhu cầu đào tạo của công ty tăng hoặc giảm qua các năm do sự đòi hỏi của công việc, biến động về lao động và mục tiêu đào tạo cùa mồi năm. Với cách xác định nhu cầu đào tạo như trên ta có kết quả tổng họp nhu cầu đào tạo của Công ty như sau:

Chỉ tiêu 20 17 2018 2019 2020 Số lượng Nh u cầu Thư• c tế +/- Nhu cầu Thư• c tế +/- Nhu cầu Thư• c tế +/- Nhu cầu Thư• c tế +/- 67 67 0 70 70 0 48 48 0 46 38 8 45

_ _ X

Bảng 3.6: Nhu câu và thực tê nhân sự được củ’ đi đào tạo

( Nguồn: Phòng HCNS công ty TNHH Lavie )

Qua bảng trên ta nhận thấy công ty rất chú trọng cho việc đào tạo NNL và tạo điều kiện cho các cán bộ công nhân viên tham gia đào tạo. Chỉ mỗi năm 2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh nên công ty không tổ chức kịp 1 lớp huấn luyện cho các quản lý bán hàng.

3.2.1.3 Xác định mục tiêu đào tạo

Mục tiêu của công tác đào tạo tại công ty TNHH lavie không có nhiều thay đổi qua các năm, chủ yếu là : đào tạo nhân viên mới, nâng cao năng lực chuyên môn,

nghiệp vụ cho CBCNV trong công ty.

Ngoài ra đối với đối tượng khác nhau thì mục tiêu của công tác đào tạo cũng khác nhau . Dưới đây là bảng đối tượng được cử đi đào tạo

TT Đối tượng đào tạo Mu• c

tiêu

1 Nhân viên mới Đào tạo kiến thức cơ bản về sản phẩm, kĩ năng tư vấn bán hàng và Làm quen với môi trường làm việc mới...

2 Nhân viên cũ Đào tạo các kĩ năng quản lý chuyên môn 3 Cán bộ quản lý Nâng cao năng lực quản lý, các kĩ năng

quản trị điều hành...

4 Công nhân Đào tạo các kiến thức sản phẩm, quy trình sản phẩm, kĩ năng sử dụng máy móc và an toàn lao động

Bảng 3.7 : Đôi tượng nhân sự được cử đi đào tạo

( Nguôn: Phòng HCNS công tỵ TNHH Lavie )

Mục tiêu đào tạo là nội dung rất quan trọng, có tính chất định hướng cho công tác đào tạo của doanh nghiệp. Mục tiêu tổng quát của công ty là từng bước nâng cao tay nghề, kiến thức, kỹ năng thực hiện công việc của NLĐ, giúp NLĐ gắn bó hơn với doanh nghiệp, cập nhật những thông tin về công ty, từ đó mang lại kết quả sản xuất kinh doanh cao hơn,giảm sự giám sát với NLĐ và đào tạo được lực lượng lao động kế cận cho công ty.

Đối với nhân viên mới thì chương trình đào tạo nhằm trang bị những kiến thức cơ bản, nền tảng cho nhân viên mới tuyển dụng hoặc đào tạo theo quy định .Phổ biến các Quy chế, quy định cho nhân viên mới sau khi tuyển dụng. Hỗ trợ nhân viên nhanh chóng hòa nhập thích nghi với môi trường mới, khơi dậy niềm tự hào gắn bó với công ty

Đối với nhân viên cũ thì trang bị thêm những kiến thức kỹ năng còn thiếu trong quá trình làm việc, cung cấp thêm các kiến thức mới để nâng cao hiệu suất công việc, và tuỳ từng cá nhân và sự cống hiện của họ có thể đào tạo thành các cán bộ nguồn

Đối với cán bộ quản lý: đào tạo nâng cao kỹ nãng, năng lực quản lý, các kỹ năng quản trị điều hành đề tạo nên một đội ngũ cấp quản lý có tầm nhìn xa, luôn biết hoạch định tốt công việc, quản lý rủi ro, quản lý nhân sự, có khả năng thích nghi cao do phương thức kinh doanh có hiệu quả liên thục thay đổi theo từng thời kỳ.

Đối với công nhân và nhân viên nhà máy : cần được đào tạo các kiến thức về sản phẩm và các quy trình sản phẩm. Các nguyên tắc an toàn sản xuất và phòng chống hoả hoạn. 3.2.2. Lựa chọn đối tượnog đào tạo

Hàng năm trên cơ sở nội dung của các khóa học, các phòng ban sẽ bố trí số lượng người được cử đi học bằng cách gửi thông tin về phòng hành chính - nhân sự, đồng thời bố trí tạo điều kiện cho những người trong danh sách đi học.

- Đối với nhân viên mới : Tất cả các nhân viên mới đều phải tham dự đào tạo về văn hóa, sản phấm và kĩ năng chuyên môn cơ bản

Một phần của tài liệu Đào tạo nguồn nhân lực tại công ty TNHH lavie việt nam (Trang 47)