Dữ liệu sơ cấp

Một phần của tài liệu Đào tạo nguồn nhân lực bán hàng tại công ty điện tử samung việt nam khu vực phía bắc (Trang 46 - 50)

2.2.1.1. Nguồn dữ liệu

Dữ liệu sơ cấp trong luận văn này là những dữ liệu chưa có sẵn, liên quan đến công tác đào tạo nhân viên bán hàng trong doanh nghiệp. Bao gồm dữ liệu về phương pháp, nội dung đào tạo nhân viên bán hàng, dừ liệu liên quan đến quy trình đào tạo nhân viên bán hàng... Những dữ liệu này chưa được công bố trong các tài

liệu mà được tác giả thu thập thông qua phương pháp phỏng vân hoặc điêu tra khảo sát.

Trong phạm vi nghiên cứu này, dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua sử dụng điều tra khảo sát bảng hỏi đề thu thập dữ liệu và tiến hành phỏng vấn chuyên sâu.

2.2.I.2. Phuong pháp thu thập dữ liệu SO’ cấp + Phuong pháp phỏng vấn

Mục tiêu phỏng vấn: Hiểu rõ những nhân tố tác động đến công tác đào tạo

nhân viên bán hàng của Công ty Điện tử Samsung Việt Nam khu vực Phía Bắc. Những khó khăn mà công ty gặp khi áp dụng phương pháp, mô hình đào tạo cho nhân viên bán hàng. Hiểu rõ định hướng và các công cụ đào tạo đang sử dụng, các phương thức đào tạo mà Công ty Điện tử Samsung Việt Nam khu vực Phía Bắc đang triển khai.

Câu hỏi phóng vấn: Đối với cán bộ quản lý nhân viên bán hàng sử dụng 6 câu hỏi đóng hỏi về những yếu tố liên quan đến công tác đào tạo nhân viên bán hàng, như tầm quan trọng của việc đào tạo, công ty có đào tạo hướng dẫn nghiệp vụ, định hướng đề xuất đối tượng đào tạo... 1 câu hỏi mở để lấy ý kiến đóng góp để cải thiện công tác đào tạo nhân viên bán hàng được tốt và hiệu quả hơn. Đối với trưởng phòng đào tạo sử dụng 5 câu hỏi mở hỏi về định hướng, chiến lược để hoàn thiện công tác đào tạo được tốt hơn, những điểm hạn chế đang tồn tại, có chủ động tìm hiểu, đề xuất phương pháp đào tạo mới, có kế hoạch kết hợp với đơn vị bên ngoài hỗ trợ.

Phương pháp và thời gian phỏng vấn: Tác giả tiến hành phỏng vẩn trực tiếp

đồng chí trưởng phòng đào tạo và các cán bộ quản lý phụ trách hoạt động kinh doanh. Cuộc phỏng vấn được tiến hành tại địa điềm làm việc của đối tượng được phong vấn và trong khoảng thời gian sau giờ làm việc.

Đối tượng phỏng vấn: Cán bộ quản lý, phụ trách hoạt động kinh doanh (người quản lý đối tượng được đào tạo) và trưởng phòng đào tạo tại Công ty Điện tử Samsung Việt Nam khu vực Phía Bắc.

Kết quả phỏng vấn: Phỏng vấn cán bộ quản lý, phụ trách hoạt động kinh

doanh: 10 phiếu phát ra, 10 phiếu thu về (đạt 100%). Phong vấn trưởng phòng đào tạo: 1 phiếu phát ra, 1 phiếu thu về (đạt 100%).

+ Phưong pháp điêu tra khảo sát bảng hỏi

Tác giả tiến hành khảo sát để lấy ý kiến của nhân viên bán hàng và nhân viên phòng đào tạo tại Công ty Điện tử Samsung Việt Nam khu vực Phía Bắc về thực trạng công tác đào tạo nhân viên bán hàng để tìm hiểu những hạn chế mà công ty còn tồn tại làm giảm hiệu quả công việc và nhu cầu, nguyện vọng để có thế góp phần giúp nhân viên bán hàng làm việc tốt hơn.

Bước 1: Đối tượng khảo sát: nhân viên bán hàng và nhân viên phòng đào tạo tại Công ty Điện tử Samsung Việt Nam khu vực Phía Bắc.

Phương phảp lấy mẫu: Các mẫu điều tra được lựa chọn từ các mẫu gửi về của nhân viên bán hàng và nhân viên phòng đào tạo được khảo sát. Tác giả thực hiện khảo sát bằng cách: Đối với đội ngũ nhân viên bán hàng, tác giả gửi phiếu khảo sát thông qua đầu mối các quản lý nhờ triến khai trực tiếp Google Form tới các nhân viên. Đối với nhân viên phòng đào tạo, tác giả gửi Google Form.

Số lượng mẫu: Kích thước mẫu có liên quan trực tiếp và tỉ lệ thuận với độ tin

cậy của phương pháp thống kê. Trong phạm vi nghiên cún này, do điều kiện cho phép, tác giả thực hiện khảo sát với 94,6% đối tượng khảo sát. Khảo sát đối tượng nhân viên bán hàng: 350 phiếu phát ra, 330 phiếu thu về (đạt 94,28%). Khảo sát đối tượng nhân viên phòng đào tạo: 10 phiếu phát ra, 10 phiếu thu về (đạt 100%).

Bước 2: Xây dựng phiêu khảo sát

Cơ sở xây dựng câu hỏi: Những câu hỏi khảo sát được xây dựng dựa trên cơ

sở lý thuyết đào tạo nhân viên bán hàng ở chương 1.

Bảng 2.1. Mô tả bảng hỏi

Phần Nội dung Sô câu hỏir

I Thông tin chung 5

Xác đi• nh nhu cầu đào ta• o 5

Phương pháp đào tạo 4

II Xây dựng kế hoạch đào tạo 4

Triển khai đào ta• o 4

Đánh giá đào tạo 3

III Đóng góp ý kiến 1

(Nguôn: Tác giả đê suât) Cấu trúc bảng hỏi: Nội dung của bảng hỏi được chia làm 3 phần:

Phần I: Gồm 5 câu hỏi cơ bản về đối tượng khảo sát, gồm: Giới tính, vị trí công tác, học vấn, chuyên môn, thâm niên.

Phàn II: Gồm nhóm câu hỏi được đưa ra dưới dạng thang đo Likert 5 để đánh giá mức độ quan tâm của người làm công tác đào tạo và nhân viên bán hàng đối với nội dung của công tác đào tạo cụ thể là:

Xác định nhu cầu đào tạo: Gồm 5 câu hởi được đặt ra để đánh giá công tác xác định nhu cầu đào tạo của Công ty Điện tử Samsung Việt Nam khu vực Phía Bắc: khả năng xác định chính xác nội dung đào tạo, đối tượng đào tạo ...

Phương pháp đào tạo: Gồm 4 câu hỏi về phương pháp đào tạo mà Công ty Điện tử Samsung Việt Nam khu vực Phía Bắc đang tiến hành áp dụng, mỗi phương

pháp có ưu nhược điêm khác nhau, tác giả đưa ra câu hỏi đê thu thập ý kiên cảm nhận của nhân viên về phương pháp đang áp dụng.

Xây dựng kế hoạch đào tạo: Gồm 4 câu hỏi có mục đích để đánh giá tính phù hợp và khả thi của hoạt động xây dựng kế hoạch đào tạo tại Công ty Điện tử Samsung Việt Nam khu vực Phía Bắc.

Triển khai đào tạo: Gồm 4 câu hỏi này có nhiệm vụ tìm ra ưu điểm, hạn chế trong khâu tố chức đào tạo theo các nội dung và kế hoạch đào tạo đã đặt ra.

Đánh giá đào tạo: Gồm 3 câu hởi được xây dựng nhằm nhìn nhận lại công tác đào tạo đã triển khai, gồm cả việc đánh giá kết quả đào tạo của học viên cũng như đánh giá chính công tác đào tạo tại Công ty Điện tử Samsung Việt Nam khu vực Phía Bắc.

Phần III: Câu hỏi mở để khuyến khích người được hỏi tham gia đóng góp giải pháp nâng cao chất lượng công tác đào tạo nhân viên bán hàng tại Công ty Điện tử Samsung Việt Nam khu vực Phía Bắc.

Thang đo: Trong nghiên cứu này loại thang đo được lựa chọn sừ dụng là thang đo Likert. Vì lợi ích khá rõ ràng của thang điểm Liker là người được hỏi chỉ quan tâm đến một tính từ cho mồi hạng mục được hởi. Hơn nữa, người nghiên cứu có thế đưa ra nhiều vấn đề cho người được hỏi đánh giá mà chỉ cần dùng đến một mẫu bản hỏi câu hỏi duy nhất và đồng loạt.

Cụ thể, trong bản câu hỏi phục vụ cho đề tài này, tôi sử dụng thang điểm Likert với 5 mức: (5) - Hoàn toàn đồng ý; (4) - Đồng ý; (3) - Đồng ý một phần; (2) - Không đồng ý; (1) - Rất không đồng ý.

Một phần của tài liệu Đào tạo nguồn nhân lực bán hàng tại công ty điện tử samung việt nam khu vực phía bắc (Trang 46 - 50)