Nhiệt độ động cơ quá cao

Một phần của tài liệu Giáo trình sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống làm mát (Trang 107)

L ỜI NÓI ĐẦU

6.1.2. Nhiệt độ động cơ quá cao

Bản chất của hiện tƣợng này là:

- Hệ thống làm mát bình thƣờng nhƣng có hƣ hỏng của động cơ làm cho nhiệt động cơ truyền ra nƣớc lớn nhƣ (kích nổ, đánh lửa sớm…) sẽ gây quá tải cho hệ thống làm mát khiến nhiệt độ động cơ cao

- Hệ thống làm mát có sự cố do:

+ Trong thân máy và két nƣớc lắng nhiều cặn bẩn sẽ ngăn cản sự lƣu thông của nƣớc làm mát đồng thời ngăncản sự truyền nhiệt từ các chi tiết ra nƣớc làm mát.

+ Van hằng nhiệt bị kẹt không mở khi nhiệt độ cao sẽ ngăn cản sự tuần hoàn của nƣớc qua két nƣớc làm mát, do đó nhiệt độ của nƣớc làm mát cao, giảm hiệu quả làm mát. Nhiệt độ của nƣớc làm mát cao sẽ làm nƣớc hoá hơi dẫn đến tăng áp suất trong hệ thống và làm hƣ hỏng các đƣờng ống dẫn nƣớc, két nƣớc

+ Két nƣớc bị tắcbên trong hoặc bụi bẩn bên ngoài làm giảm khả năng làm mát của không khí

+ Bơm nƣớc bị hỏng hoặc đai dẫn động bị trƣợt làm năng suất bơm giảm, không cung cấp đủ lƣu lƣợng nƣớc cần thiết cho động cơ

+ Lắp ngƣợc cánh quạt, đấu ngƣợc nguồn điện đối với quạt điện 6.1.3. Nhiệt độ động cơ tăng chậm sau khi khởi động

104

- Van hằng nhiệt bị kẹt luôn mở hoặc nhiệt độ mở van thấp hơn quy định. Điều này làm cho nƣớc làm mát luôn tuần hoàn qua két nƣớc ngay cả khi nhiệt độ động cơ còn thấp. Trong trƣờng hợp này, động cơ phải thực hiện chế độ hâm nóng lâu hơn bình thƣờng, tăng sự mài mòn của các chi tiết, tăng sự hình thành cặn và phát sinh khí xả độc hại.

- Cảm biến nhiệt độ nƣớc bị hỏng luôn báo nhiệt độ cao nên quạt gió luôn hoạt động làm tăng hiệu quả truyền nhiệt ra không khí. Đối với các động cơ phun xăng điện tử, nhiệt độ nƣớc làm mát thấp có thể làm cho bộ điều khiển ECU không hoạt động theo vòng kín (điều chỉnh phản hồi) và có thể xác lập mã sự cố nên động cơ không làm việc bình thƣờng.

- Không có van hằng nhiệt: Van hằng nhiệt bị hỏng đã tháo bỏ không lắp van hằng nhiệt mới.

6.2. Kiểm tra hệ thống làm mát

6.2.1. Kiểm tra mức nƣớc làm mát

Mở nắp xe và kiểm tra mức nƣớc trong bình nƣớc phụ (bình giãn nở). Nếu mức nƣớc thấp hơn quy định phải bổ sung nƣớc có pha chất chống đông và chống lắng cặn. Mức nƣớc đúng theo quy định phải nằm ở khoảng giữa mức tối đa và tối thiểu

Một số xe không có bình nƣớc phụ thì phải tháo nắp két nƣớc để kiểm tra. Khi mở nắp két nƣớc, dùng tay ép nắp két nƣớc và quay từ từ để xả áp lực trong két nƣớc, sau đó mở nắp ra để kiểm tra lƣợng nƣớc làm mát. Mức nƣớc phải gần sát miệng đổ nƣớc

Chú ý: Không mở nắp két nƣớc khi nhiệt độ nƣớc còn cao để tránh bị bỏng do nƣớc có áp suất cao trong két nƣớc bắn ra.

6.2.2. Kiểm tra nồng độ chất chống đông

Hình 6.1: Dụng cụ kiểm tra trọng lƣợng riêng nƣớc làm mát (a). Tỷ trọng kế phao; (b). Tỷ trọng kế bi; (c). Tỷ trọng kế quang học

105

Dùng dụng cụ chuyên dùng là tỷ trọng kế để kiểm tra tỷ trọng hoặc trọng lƣợng riêng của nƣớc làm mát. Có ba loại tỷ trọng kế là:

- Tỷ trọng kế phao; - Tỷ trọng kế bi;

- Tỷ trọng kế quang học;

Chú ý: Chất chống đông là chất độc nên sau khi tiếp xúc với nƣớc làm mát cần phải rửa sạch tay để tránh bị nhiễm độc.

6.2.3. Kiểm tra van hằng nhiệt

Nội dung công việc Hình vẽ minh họa

- Quan sát van hằng nhiệt để tìm nhiệt độ mở của van

Chú ý:

Nhiệt độ dùng kiểm tra van hằng nhiệt là nhiệt độ được ghi ở trên mặt van

Hình 6.2: Ký hiệu trên van hằng nhiệt -Ngâm van hằng nhiệt vào nƣớc và từ từ

nâng nhiệt độ của nƣớc

-Kiểm tra nhiệt độ mở của van Tiêu chuẩn: 80 đến 840C

Nếu van không mở theo nhiệt độ tiêu chuẩn thì phải thay thế van hằng nhiệt (1). Nhiệt kế; (2). Van hằng nhiệt

Hình 6.3: Kiểm tra sự làm việc của van - Kiểm tra độ nâng van

Độ nâng van >8mm khi nhiệt độ là 950C Nếu độ nâng van không nhƣ tiêu chuẩn thì phải thay thế van

- Kiểm tra lò xo van: Lò xo phải căng khi van đóng hoàn toàn.

Hình 6.4: Kiểm tra độ nâng van 6.2.4. Kiểm tra ống dẫn

Các dạng hƣ hỏng của ống dẫn nƣớc nhƣ: nứt, phồng, móp, rách do sử dụng lâu ngày, do áp suất trong hệ thống quá caohoặc do khuyết tật khi chế tạo.

106

Khi kiểm tra, dùng tay bóp mạnh các ống cao su, các ống không đƣợc xẹp dễ dàng, không đƣợc nứt, vỡ hoặc bị phồng.

Các khớp nối phải đƣợc siết chặt, nếu không nƣớc sẽ bị rò rỉ hoặc không khí lọt vào hệ thống làm mát.

Hình 6.5: Các dạng hƣ hỏng của ống nƣớc làm mát 6.2.5. Kiểm tra sự rò rỉ khí xả vào hệ thống làm mát

Khí xả có thể lọt vào hệ thống làm mát khi đệm nắp máy bị hỏng. Khi khí xả lọt vào hệ thống làm mát sẽ rất nguy hiểm do các a xít mạnh có thể hình thành gây ăn mòn các chi tiết.

Để kiểm tra sự rò rỉ khí cháy vào hệ thống làm mát, ta dùng thiết bị phân tích khí xả: Mở nắp két nƣớc, cho động cơ hoạt động vài phút, đƣa đầu dò khí xả vào miệng đổ nƣớc không cho tiếp xúc với nƣớc làm mát. Thiết bị phân tích khí xả sẽ xác định có khí xả lọt vào hệ thống làm mát hay không

Hình 6.6: Kiểm tra kiểm tra sự lọt khí cháy vào hệ thống làm mát

1. Nắp két nƣớc; 2. Đầu cảm biến; 3. Máy phân tích khí thải

Nếu khí xả lọt vào hệ thống làm mát có thể gây ra những hƣ hỏng nghiêm trọng cho động cơ: nƣớc làm mát bị đẩy ra khỏi vùng bị rò làm khu vực này tăng nhiệt độ lên quá cao, khi tốc độ động cơ giảm nƣớc chảy ngƣợc về làm nhiệt độ giảm nhanh gây nứt áo nƣớc.

Có thể mở nắp két nƣớc phát hiện xem có váng bột màu vàng của rỉ hay váng dầu mỡ nổi lên hay không, nếu có phải hớt sạch váng sau đó cho động cơ làm việc và kiểm

107

tra lại, nếu váng dầu tiếp tục hình thành chứng tỏ có khả năng lọt khí cháy từ xy lanh hoặc dầu nhờn từ bộ làm mát dầu nhờn sang đƣờng nƣớc làm mát.

6.2.5. Kiểm tra sự rò rỉ của nƣớc làm mát trong hệ thống

Sự rò rỉ có thể xảy ra ở các vị trí lắp ghép, các đầu ống dẫn, các vị trí bị nứt, vỡ, thủng... khi đó nƣớc làm mát bị hao hụt

Để kiểm tra nƣớc làm mát bị rò rỉ, trƣớc hết phải quan sát toàn bộ bên ngoài hệ thống làm mát, ở những vị trí rò rỉ thƣờng có màu vàng hoặc xanh nhạt (màu của chất chống đông). Nếu cần thiết phải dùng thiết bị tạo ra áp suất trong hệ thống làm mát đẩy nƣớc ra các vị trí rò rỉ để dễ quan sát.

Nếu sự rò rỉ nhỏ hoặc rò rỉ bên trong thƣờng khó phát hiện, khi đó phải dùng thiết bị chuyên dùng nhƣ đèn cực tím để kiểm tra

6.2.6. Kiểm tra quạt gió

Nội dung công việc Hình vẽ minh họa

1. Kiểm tra sự làm việc của quạt gió ở nhiệt độ thấp (dƣới 830C)

- Bật khóa điện ở chế độ On

Hình 6.7: Bật khóa điện ở vị trí On - Lúc này quạt gió không làm việc

Nếu quạt gió làm việc thì hƣ hỏng có thể do rơ -le điều khiển quạt hoặc công tắc nhiệt độ nƣớc hoặc dây dẫn

Hình 6.8: Quạt gió không quay -Tháo giắc của công tắc nhiệt độ nƣớc

Chú ý:

- Phải cầm giắc để tháo công tắc, cầm dây sẽ làm đứt dây công tắc

- Nếu ECU điều khiển tốc độ quạt động cơ thì phải dùng máy chẩn đoán để kích

hoạt và kiểm tra sự làm việc của quạt Hình 6.9: Tháo giắc công tắc nhiệt độ nƣớc

108 - Lúc này quạt gió sẽ làm việc

Nếu quạt không làm việc, kiểm tra cầu chì, rơ-le, quạt và mạch điện giữa rơ –le và công tắc nhiệt độ nƣớc

Hình 6.10: Quạt gió quay - Kết nối lại giắc của công tắc nhiệt độ

Chú ý:

- Cắm đúng vấu định vị

- Phải cắm thật chắc chắn vì nếu cắm

lỏng sẻ có thể gây chập chờn khi quạt làm việc. Điều này sẽ phá hỏng động cơ

Hình 6.11: Cắm giắc công tắc điều khiển quạt

2. Kiểm tra sự làm việc của quạt ở nhiệt độ cao (trên 930C)

- Mở nắp két nƣớc

- Đặt nhiệt kế vào miệng két

- Khởi động động cơ, cho động cơ hoạt động đạt nhiệt độ đến 930C

Hình 6.12: Kiểm tra nhiệt độ két nƣớc - Kiểm tra sự làm việc của quạt gió

Nếu quạt không làm việc, hƣ hỏng có thể xảy ra tại quạt gió ở động cơ, công tắc nhiệt độ nƣớc hoặc dây dẫn

Hình 6.13: Quạt gió quay 3. Kiểm tra công tắc nhiệt độ nƣớc

- Sử dụng đồng hồ vạn năng kiểm tra sự thông mạch của công tắc nhƣ hình vẽ ở hai trạng thái. Công tắc còn tốt khi

Nhiệt độ nƣớc >930C. Không thông mạch Nhiệt độ nƣớc <830C. Thông mạch

109 6.2.7. Kiểm tra đai truyền động

Dây đai có thể bị hỏng do mòn, nứt, xƣớc, rách sau một thời gian làm việc. Khi đó dây đai có thể bị trƣợt, bị đứt làm bơm nƣớc không hoạt động hoặc giảm năng suất bơm gây cho động cơ bị quá nhiệt.

Thông thƣờng phải kiểm tra độ mòn và độ căng đai ít nhất 1lần/năm.

Hình 6.15: Các dạng hƣ hỏng của dây đai thang

-Kiểm tra các hƣ hỏng của dây đai thang bằng cách quấn dây đai vào ngón tay, quan sát phát hiện các vết mòn, nứt, xƣớc... của dây đai. Nếu có hiện tƣợng hƣ hỏng phải thay dây đai mới.

-Kiểm tra dây đai răng: Trƣớc hết phải đánh dấu chiều chuyển động của đai, sau đó quan sát để phát hiện các vết hƣ hỏng của đai. Nếu có bất kỳ dấu hiệu hƣ hỏng nào thì phải thay dây đai mới.

110

- Sử dụng dụng cụ chuyên dùng để kiểm tra độ căng đai, nếu không có thì dùng ngón tay ấn vào khoảng giữa hai pu-li với lực khoảng 1214kG, khi đó độ võng của đai khoảng 8 mm.

6.3. Bảo dƣỡng hệ thống làm mát

6.3.1. Xúc rửa hệ thống làm mát

Khi thấy nƣớc làm mát không đủ sạch và đến bảo dƣỡng cấp 2 cần tiến hành xúc rửa hệ thống làm mát. Có thể sử dụng một trong các phƣơng pháp xúc rửa sau:

6.3.1.1. Xúc rửa hệ thống làm mát bằng dòng nƣớc có áp suất cao

Trƣớc khi thực hiện xúc rửa tháo bỏ van hằng nhiệt ra khỏi thân máy. Dùng dòng nƣớc có áp suất 4 kg/cm2 cho đi ngƣợc chiều với dòng chảy tuần hoàn của nƣớc làm mát trong hệ thống. Xúc rửa hệ thống cho tới khi dòng nƣớc chảy ra từ động cơ sạch là đƣợc. Phƣơng pháp xúc rửa bằng dòng nƣớc có áp suất cao thƣờng đƣợc sử dụng ở các trạm xƣởng có bơm nƣớc.

6.3.1.2. Xúc rửa hệ thống làm mát bằng phƣơng pháp dòng tuần hoàn Đƣợc thực hiện theo trình tự sau:

- Cho động cơ làm việc đến khi nhiệt độ nƣớc làm mát đạt từ 70 đến 800C - Cho động cơ làm việc ở chế độ không tải.

- Mở van xả nƣớc, mở nắp két nƣớc, đổ nƣớc bổ xung liên tục, quan sát, khi thấy nƣớc xả ra sạch là đƣợc.

- Đóng van xả nƣớc và đổ đủ nƣớc, đóng nắp két nƣớc lại.

Phƣơng pháp xúc rửa hệ thống làm mát bằng dòng tuần hoàn đơn giản dễ thực hiện nên thƣờng đƣợc sử dụng rộng rãi.

6.3.1.3. Xúc rửa hệ thống làm bằng dung dịch hoá học

-Tuỳ theo kết cấu thân máy, nắp máy và vật liệu chế tạo chúng mà sử dụng các chất hoá học cho phù hợp.

-Pha chế dung dịch theo tỷ lệ qui định và đủ số lƣợng cho từng động cơ. -Xả hết nƣớc cũ trong hệ thống, rồi đóng các van xả lại.

-Đổ nƣớc có hoá chất vào hệ thống và ngâm một thời gian nhất định. 6.3.2. Thông khí hệ thống làm mát

Khi đổ nƣớc vào hệ thống làm mát sau khi bảo dƣỡng hoặc sửa chữa cần phải thông khí trong toàn bộ hệ thống để đảm bảo nƣớc làm mát vào đầy hệ thống.

Trƣớc hết cần biết dung tích của hệ thống làm mát, từ từ rót nƣớc làm mát vào hệ thống qua két nƣớc, nếu lƣợng nƣớc làm mát không đủ theo dung lƣợng quy định sẽ có không khí trong hệ thống (có thể do van hằng nhiệt đóng làm không khí không thoát ra đƣợc qua ống thông hơi).

Khi đó phải khởi động cho động cơ hoạt động đến khi van hằng nhiệt mở rồi bổ sung thêm nƣớc làm mát cho đủ mức quy định

111

Một số động cơ đặt két nƣớc thấp hơn nắp máy thƣờng có nút xả khí, khi đổ nƣớc làm mát cần mở nút đó ra trƣớc khi rót nƣớc vào két nƣớc.

Nếu không có nút xả khí thì phải kích cao đầu xe lên cho nắp két nƣớc cao hơn các phần khác của hệ thống làm mát, khi đó không khí sẽ thoát ra qua miệng két nƣớc.

Kiểm tra và thay thế nƣớc làm mát

1. Kiểm tra mức nƣớc làm mát trong bình nƣớc phụ

Mức nƣớc làm mát nên nằm giữa mức “Low” và “High”

Nếu mức nƣớc làm mát thấp, kiểm tra sự rò rỉ và bổ sung nƣớc làm mát đến mức “Full” Hình 6.17: Kiểm tra mức nƣớc làm mát trong bình nƣớc phụ 2.Kiểm tra chất lƣợng nƣớc làm mát - Tháo nắp két nƣớc Chú ý:

Không đƣợc tháo khi động cơ nhiệt độ còn cao, hơi nƣớc áp suất cao trong hệ thống sẽ gây bỏng

Hình 6.18: Tháo nắp két nƣớc - Chất lƣợng nƣớc làm mát phản ánh tình

trạng kỹ thuật của động cơ

- Nếu nƣớc làm mát bẩn thì phải thay thế - Nếu nƣớc làm mát có lẫn dầu thì gioăng

nắp máy bị hở, nắp máy bị cong vênh - Lắp lại nắp két nƣớc

Hình 6.19: Kiểm tra chất lƣợng dung dịch làm mát

3. Thay thế nƣớc làm mát - Tháo nắp két nƣớc

- Tháo bu-lông xả nƣớc trên động cơ và vít xả nƣớc trên két làm mát

(1) Vít xả nƣớc trên thân máy (2) Vít xả nƣớc trên két nƣớc

112 - Tra keo làm kín vào bu-lông xả nƣớc trên

thân máy

- Lắp bu-lông vào thân máy

Hình 6.21: Tra keo vào bu-lông xả - Bổ sung nƣớc làm mát từ từ

Chú ý: Nƣớc làm mát cần đƣợc pha trộn theo hƣớng dẫn của nhà sản xuất (hàm lƣợng ethylen-glycol nằm trong khoảng 50- 70% lƣợng nƣớc làm mát)

- Không sử dụng nƣớc làm mát gốc alcohol - Lƣợng nƣớc bổ sung theo tài liệu hƣớng

dẫn.Ví dụ: Toyota Corrola là 5,3 lít Hình 6.22: Bổ xung nƣớc làm mát - Lắp nắp két nƣớc

- Cho động chạy ấm máy để kiểm tra sự rò rỉ của hệ thống

- Kiểm tra mức nƣớc làm mát và bổ sung nếu cần

Hình 6.23: Lắp nắp két nƣớc

6.4. Bài tậpchẩn đoán và bảo dƣỡng hệ thống làm mát

- Chẩn đoán hệ thống làm mát. - Bảo dƣỡng hệ thống làm mát. - Sửa chữa hệ thống làm mát Câu hỏi ôn tập

1. Trình bày các hƣ hỏng thƣờng gặp của hệ thống làm mát 2. Trình bày phƣơng pháp kiểm tra hệ thống làm mát 3. Trình bày phƣơng pháp xúc rửa hệ thống làm mát

113

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Trần Văn Anh (2008), Nguyên lý động cơ đốt trong, Trƣờng ĐHSPKT Nam Định, Nam Định.

[2]. Nguyễn Mạnh Hùng (1998), Cấu tạo ôtô, Nhà xuất bảnGiao thông vận tải. [3]. Nguyễn Đức Phú - Trần Văn Tế (1995), Kết cấu và tính toán động cơ đốt trong, Nhà xuất bảnHà Nội

[4]. Trần Thế San- Đỗ Dũng (2001), Sửa chữa động cơ xăng, Nhà xuất bản Đà Nẵng.

[5]. Trần Thế San - Đỗ Dũng (2001), Sửa chữa động cơ Diezel, Nhà xuất bảnĐà Nẵng. [6]. GS - TS Nguyễn Tất Tiến (2000), Nguyên lý động cơ đốt trong, Nhà xuất bản Giáo dục. [7]. PGS - TS Phạm Minh Tuấn (2006), Động cơ đốt trong, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật

Một phần của tài liệu Giáo trình sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống làm mát (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)