Khi bánh xe đặt nghiêng trên bề mặt đ−ờng sẽ tạo nên lực ngang tác dụng lên đ−ờng. Giá trị lực ngang tùy thuộc vào kết cấu máy và đ−ợc cho bởi nhà sản xuất. Việc đặt nghiêng bánh xe phụ thuộc vào các thông số kết cấu của đòn dẫn động lái, góc nghiêng trục bánh xe và hệ thống treọ Thông số này ảnh h−ởng rất lớn đến khả năng quay vòng, ổn định chuyển động thẳng, lực đặt trên vành lái, vì vậy việc xác định lực ngang là một thông số chẩn đoán quan trọng.
Thiết bị đo lực ngang có tên gọi là thiết bị đo độ tr−ợt ngang tĩnh bánh xẹ Thiết bị đo độ tr−ợt ngang tĩnh có hai loại chính: một bàn tr−ợt và hai bàn tr−ợt. Sơ đồ nguyên lý của thiết bị một bàn tr−ợt mô tả trên hình 7.9.
92
Hình 7.9. Sơ đồ nguyên lý của thiết bị đo độ tr−ợt ngang
Thiết bị bao gồm: bàn tr−ợt ngang đặt bánh xe, bàn tr−ợt có thể di chuyển trên các con lăn trơn, nh−ng bị giữ lại nhờ gối điểm tựa mềm biến dạng bằng lò x o cân bằng. Lực ngang đặt trên bàn tr−ợt, do tải trọng thẳng đứng của bánh xe sinh ra, gây nên biến dạng lò xo và dịch chuyển bàn tr−ợt. Cảm biến đo chuyển vị của lò xo và chỉ thị trên đồng hồ giá trị tr−ợt ngang.
Thiết bị có hai bàn tr−ợt ngang cho phép đo với chỉ thị độc lập của từng bánh xe, do vậy có độ chính xác cao hơn.
Hình 7.10. Thiết bị đo độ tr−ợt ngang loại hai bàn tr−ợt
Thiết bị đo độ tr−ợt ngang bánh xe tĩnh chỉ thích hợp cho việc chẩn đoán khi máy còn mới, độ mòn các khâu khớp khác còn nhỏ. Nếu mòn hệ thống cầu dẫn h−ớng lớn, các loại thiết bị này cho số liệu đo không chính xác (không phản ảnh đúng trạng thái của góc đặt bánh xe).
Thiết bị đo độ tr−ợt ngang bánh xe động dùng thêm bộ gây rung điện khí nén hay thủy lực tạo nên lực động theo ph−ơng tr−ợt ngang có tính chất chu kỳ, nhằm đảm bảo độ nhạy của thiết bị.
Hình 7.11. Sơ đồ nguyên lý của thiết bị đo độ tr−ợt ngang động
Thiết bị đòi hỏi thêm cụm xử lý tín hiệu và cho ra thông số đo, sau khi đ) xử lý các số liệu ghi lại đ−ợc trong quá trình rung. Các bộ thiết bị đo động có khả năng thay thế thiết bị tĩnh nh−ng giá thành caọ
Trên một số thiết bị thử phanh có bố trí đồng thời với thiết bị đo độ tr−ợt ngang. Thiết bị này đòi hỏi quá trình đo phải tuân thủ theo quy định riêng. Chẳng
93
hạn khi đo độ tr−ợt ngang, bàn tr−ợt đ−ợc nâng lên, tách bánh xe khỏi tang trống của bệ đo phanh. Giá tr−ợt đ−ợc thay bằng con lăn có khả năng tr−ợt bên, đồng thời khi thử phanh con lăn đóng vai trò bộ đo tốc độ bánh xẹ Khi thử phanh con lăn làm việc nh− bộ đo tốc độ.
Ngày nay, các thiết bị này đ−ợc tách rời, nh−ng sử dụng chung hệ thống chỉ thị và bố trí trong cùng khu vực chẩn đoán.
*Chẩn đoán và điều chỉnh hộp tay lái (cơ cấu lái)