Hút thuốc lá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự biến đổi HPV DNA và tế bào học cổ tử cung ở phụ nữ 18 – 69 tuổi nhiễm HPV tại thành phố cần thơ (Trang 29)

Hút thuốc lá được xem là một trong những yếu tố liên quan đến nhiễm HPV và UTCTC ở phụ nữ. Ở những phụ nữ hút thuốc lá có sự tích tụ nhiều nicotin trong chất nhầy CTC. Mặt khác, tình trạng đáp ứng miễn dịch ở người hút thuốc lá cũng bị kém hơn so với người không hút thuốc. Thuốc lá chứa một lượng lớn chất gây ung

thư hoặc các chất độc hại như nicotin, methylnitrosamino, pyridyl, butanone, benzopyren và carbon monoxide. Các chất này có thể gây hoạt hóa chất nitrosamin,

làm đứt gãy chuỗi DNA và làm giảm đáp ứng miễn dịch tại biểu mô CTC, đặc biệt

ức chế quá trình đáp ứng miễn dịch thông qua tế bào Th2, tạo điều kiện cho HPV có thể tồn tại dai dẳng trong lớp biểu mô CTC và gây biến đổi tế bào.

Ngoài ra, thuốc lá còn có vai trò thúc đẩy quá trình tiến triển dạng tiền ung thư, thông qua sự mất cân bằng giữa các cytokin của tế bào Th1 và Th2, bằng cách kích thích tổng hợp interleukin 10 và giảm nồng độ IFN-α, IFN-γ, đây là hai yếu tố hoạt tử u, có tác dụng tiêu diệt tế bào UTCTC [42], [71], [86].

Theo kết quả nghiên cứu của Gunnell, hút thuốc lá có tác dụng hiệp đồng với

HPV 16 trong sự tiến triển UTCTC, nguy cơ UTCTC của người nhiễm HPV 16 có hút thuốc lá cao gấp 27 lần so với người nhiễm HPV 16 không hút thuốc lá [71]. Tương tự, Ronald C. Eldridge (2017) cũng ghi nhận, phụ nữ hút thuốc làm tăng nguy cơ nhiễm HPV lên gấp 1,29 lần so với phụ nữ không hút thuốc lá với KTC 95%: 1,11

- 1,73 [113].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự biến đổi HPV DNA và tế bào học cổ tử cung ở phụ nữ 18 – 69 tuổi nhiễm HPV tại thành phố cần thơ (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(168 trang)
w