Trường hợp (0,33%), CIN II có 3 trường hợp (0,14%) và CI NI có 6 trường hợp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự biến đổi HPV DNA và tế bào học cổ tử cung ở phụ nữ 18 – 69 tuổi nhiễm HPV tại thành phố cần thơ (Trang 33 - 38)

(0,28%) [15].

Hoàng Thị Thanh Huyền (2014) cho rằng, sự thay đổi tế bào c t cung có liên quan cht ch vi tình trng nhim type HPV nguy cơ cao như: HPV 16, 39, 51, 52, 53 và 68 với p < 0,0001; OR = 21,6; KTC 95%: 2,9 - 162,3 [19].

Theo Nguyễn Thanh Bình (2015), nghiên cứu trên 1.109 phụ nữ ở tỉnh Bắc Ninh và 836 phụ nữ ở thành phố Cần Thơ được chẩn đoán tiền ung thư hoặc UTCTC kết quả cho thấy độ nhạy của PAP90,5% ở các trường hợp có mô bệnh học CIN I,

nhưng giảm xuống 88,9% ở CIN II và 83,3% ở CIN III. Tương ứng, độ đặc hiệu của

PAP là 77,1% ở CIN I, giảm xuống còn 75,2% ở CIN II và 74,7% ở CIN III. Giá trị tiên đoán dương của PAP là 16% ở CIN I, giảm xuống còn 6,7% ở CIN II và 4,2% ở CIN III. Giá trị tiên đoán âm của PAP là 99,4% ở CIN I, tăng lên 99,7% ở CIN II và

CIN III [5].

Phạm Văn Hán (2016) nghiên cứu trên 972 bệnh nhân ung thư tại bệnh viện K Trung ương đã phát hiện nhóm biến chủng European Asian HPV 16 với đột biến

E7 N29S. Sự xuất hiện biến chủng này được xác định có liên quan với sự phát triển của UTCTC ở các nước châu Á. Nghiên cứu cũng giải thích sự phát triển UTCTC

chính là do đột biến D25E/D25K trên motif của gen E6 - HPV 16, đã khiến HPV 16

thoát khỏi sự kiểm soát của hệ miễn dịch HLA-A2.1 [16]. Do đó, type HPV này tồn tại dai dẳng và gây tổn thương ác tính cho biểu mô CTC ở các đối tượng này.

Theo thống kê mới nhất của Trung tâm thông tin ICO/IARC vào ngày 12/6/2019, vềnh hình nhiễm HPV và ung thư CTC tại Việt Nam, ghi nhận tỷ lệ nhiễm HPV trong dân số phụ nữ Việt Nam có kết quả tế bào học cổ tử cung bình thường, dao động từ 2,5 - 10,2% [48].

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Phụ nữ cư trú tại thành phố Cần Thơ từ 12 tháng trở lên, độ tuổi từ 18 - 69 tuổi, đã có quan hệ tình dục.

2.1.2 Tiêu chuẩn chọn mẫu

Các phụ nữ được phân thành 2 nhóm: nhóm phụ nữ nhiễm HPV và nhóm phụ nữ không nhiễm HPV hồi cứu từ danh sách kết quả của đề tài nghiên cứu tại thành phố Cần Thơ vào năm 2013 [13].

Các phụ nữ ở 2 nhóm đều đồng ý tham gia nghiên cứu. 2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ

- Những phụ nữ có chống chỉ định làm xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung

(PAP), hoặc chống chỉ định sinh thiết cổ tử cung như có thụt rửa âm đạo, đặt thuốcâm đạo, giao hợp trong vòng 24 giờ qua, phụ nữ đang hành kinh, hiện có viêm nhiễm âm đạo, viêm cổ tử cung nặng.

- Nhng ph n có trong danh sách nhưng không liên lạc được do đã rời khi

địa phương, đi làm xa.

- Phụ nữ đang có thai hoặc nghi ngờ có thai.

- Những phụ nữ đã được chẩn đoán ung thư cổ tử cung.

- Những phụ nữ đã cắt tử cung toàn phần vì bệnh lý tại cổ tử cung hay do

nguyên nhân khác.

- Phụ nữ đang có bệnh cấp hoặc mãn tính kèm theo, đang nằm viện trong thời gian nghiên cứu.

2.1.4 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

-Địa điểm nghiên cứu: các trạm y tế phường/xã thuộc 9 quận/huyện thành phố Cần Thơ.

2.2 Phương pháp nghiên cứu2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu đoàn hệ, gồm 2 giai đoạn hồi cứu và tiến cứu:

- Đoàn hệ hồi cứu: từ năm 2013 đến năm 2018.

- Đoàn hệ tiến cứu: từ năm 2018 đến năm 2020. 2.2.2 Cỡ mẫu

Cỡ mẫu được tính theo công thức

n = +Z1 +Z1 − ( P1 P(1−P)+P (1 β Trong đó:

- n: số lượng phụ nữ trong mỗi nhóm nghiên cứu.

- α: Sai số loại I

- β: Sai số loại II

Với giả định lựa chọn trong nghiên cứu là: α = 0,01; β = 0,1 - Z : Hệ số tin cậy; Z1-α/2 = 2,58; Z1-β = 1,282

- P = 1/2 (P1 + P2)

Với: P1 và P2 là 2 tỷ lệ biến đổi kết quả HPV-DNA theo chiều hướng tốt

chiều hướng xấu đã có từ nghiên cứu trước.

+ Theo Nguyễn Vũ Quốc Huy [18]: khả năng tự đào thải HPV ở những phụ nữ đã nhiễm HPV trước đó là 90%. Do đó, tỷ lệ biến đổi HPV theo chiều hướng tốt là 90%, vậy chọn P1 = 0,9.

+ Theo Rebecca Siegel [112]: tỷ lệ phụ nữ có quan hệ tình dục nhiễm HPV trong cuộc đời là 50%. Do đó, tỷ lệ biến đổi HPV-DNA theo chiều hướng xấu là 50%, vậy chọn P2 = 0,5.

Áp dụng vào công thức: P = 1/2 (P1 + P2) = 0,7; P1 - P2 = 0,4 Cỡ mẫu tính được n = 35,7.

Như vậy, n tối thiểu cho mỗi nhóm là 72 phụ nữ. Tuy nhiên, do thiết kế

nghiên cứu đoàn hệ, chúng tôi chọn nhóm chứng theo tỷ lệ 1:2, nên ở nhóm phụ nữ không nhiễm HPV, số phụ nữ đưa vào nghiên cứu sẽ là 70 x 2 = 140 phụ nữ.

Thực tế, mẫu nghiên cứu đầu vào của chúng tôi có được là:

-Nhóm phụ nữ nhiễm HPV: 73 phụ nữ (là phụ nữ có kết quả HPV-DNA

dương tính hồi cứu từ danh sách các phụ nữ tham gia vào nghiên cứu năm 2013).

- Nhóm phụ nữ không nhiễm HPV: 140 phụ nữ (là phụ nữ có kết quả HPV-DNA âm tính hồi cứu từ danh sách các phụ nữ tham gia vào nghiên cứu năm 2013).

2.2.3 Phương pháp chọn mẫu

- Đối với nhóm phụ nữ nhiễm HPV

+ Chúng tôi áp dụng phương pháp chọn mẫu toàn bộ. Hồi cứu lại danh sách

phụ nữ nhiễm HPV từ nghiên cứu năm 2013, tổng số có 99 phụ nữ nhiễm HPV.

+ Sau khi rà soát địa chỉ nơi cư trú và thông tin liên lạc, chúng tôi chọn được 73/99 phụ nữ nhiễm HPV đưa vào nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự biến đổi HPV DNA và tế bào học cổ tử cung ở phụ nữ 18 – 69 tuổi nhiễm HPV tại thành phố cần thơ (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(168 trang)
w