Một số yếu tố khác nguy cơ đến sự biến đổi HPV-DNA và tế bào học cổ tử cung

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự biến đổi HPV DNA và tế bào học cổ tử cung ở phụ nữ 18 – 69 tuổi nhiễm HPV tại thành phố cần thơ (Trang 98 - 101)

- Đối với nhóm phụ nữ không nhiễm HPV: chúng tôi chọn mẫu theo phương pháp bắt cặp được 140 phụ nữ từ danh sách hồi cứu năm 2013:

Xét nghiệm: HPV 1, PAP 1, VIA

3.3.3 Một số yếu tố khác nguy cơ đến sự biến đổi HPV-DNA và tế bào học cổ tử cung

cung

Bảng 3.43 Nguy cơ giữa thay đổi nghề và sự biến đổi Yếu tố Thay đổi nghề Không Tổng p Thay đổi nghề Không Tổng p

Nhận xét: việc thay đổi nghề nghiệp của phụ nữ trong thời gian 2013 - 2020 không có nguy cơ làm tăng sự biến đổi HPV-DNA và biến đổi tế bào học cổ tử cungtheo chiều hướng xấu với p > 0,05.

Phụ nữ có chồng/ bạn tình thay đổi nghề nghiệp trong thời gian 2013 - 2020 không có nguy cơ làm tăng sự biến đổi HPV-DNA và biến đổi tế bào học cổ tử cungtheo chiều hướng xấu với p > 0,05.

Chương 4 BÀN LUẬN

4.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Có sự tương đồng về đặc điểm chung ở 2 nhóm phụ nữ nhiễm và không nhiễm HPV trong nghiên cứu với sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. 4.1.1 Tuổi

Bảng 3.1 cho thấy 213 phụ nữ đưa vào nghiên cứu, có tuổi trung bình là 47,4

± 10,3 tuổi và nhóm tuổi từ 46 - 69 chiếm tỷ lệ cao nhất (60,6%). Kết quả này phù hợp với G. Bigras (2005) nghiên cứu trên 13.842 phụ nữ trong độ tuổi từ 17 - 93, cũng ghi nhận tỷ lệ phụ nữ ≥ 30 tuổi chiếm 96,4% so với 4,6% phụ nữ < 30 tuổi [43].

Trương Quang Vinh (2010) cũng cho kết quả tương tự, tuổi trung bình của phụ nữ nghiên cứu là 41,6 ± 8,5; nhỏ nhất là 20 tuổi, lớn nhất là 69 tuổi và nhóm tuổi từ 40 - 50 cũng chiếm tỷ lệ cao nhất, trong đó, nhóm tuổi 40 - 49 chiếm 45,4%; nhóm ≥ 50 tuổi chiếm 14,8% [27]. Trong khi đó, Hà Nguyên Phương Anh (2015) ghi nhận tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 29,7 ± 7,3 tuổi; nhóm tuổi có tỷ lệ mắc bệnh nhiều nhất là 20 - 29 (57,8%), tiếp theo là nhóm tuổi 30 - 39 (30,9%), nhóm tuổi ít nhất là 15 - 19 (1,7%) [1]. Do tác giả chọn đối tượng nghiên cứu nhỏ tuổi nhất là 16, lớn tuổi nhất là 57 nên tuổi trung bình thấp hơn của chúng tôi rất nhiều.

Nhìn chung, kết quả của chúng tôi cao hơn các tác giả khác. Do chúng tôi nghiên cứu trong thời gian kéo dài 5 năm (từ 2013 đến 2018) nên tuổi trung bình hiện tại của đối tượng nghiên cứu cao hơn. Mặt khác, sự khác biệt không chỉ giữa các khu vực nghiên cứu mà còn khác nhau giữa các quốc gia trong cùng khu vực như trong phân tích tổng hợp 194 nghiên cứu trên 1.016.719 phụ nữ ở 5 châu lục trên thế giới, tác giả ghi nhận tỷ lệ nhiễm HPV ở phụ nữ Châu Mỹ và Châu Phi chiếm tỷ lệ nhiều nhất là nhóm < 25 tuổi và sự phục hồi thường gặp ở nhóm > 45 tuổi; trong khi ở Trung Mỹ và Nam Mỹ nhóm tuổi chiếm tỷ lệ nhiều nhất > 40 tuổi còn ở Tây Phi là > 55 tuổi [47].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự biến đổi HPV DNA và tế bào học cổ tử cung ở phụ nữ 18 – 69 tuổi nhiễm HPV tại thành phố cần thơ (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(168 trang)
w