Tỷ lệ nhiễm HP

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự biến đổi HPV DNA và tế bào học cổ tử cung ở phụ nữ 18 – 69 tuổi nhiễm HPV tại thành phố cần thơ (Trang 101 - 104)

- Đối với nhóm phụ nữ không nhiễm HPV: chúng tôi chọn mẫu theo phương pháp bắt cặp được 140 phụ nữ từ danh sách hồi cứu năm 2013:

Xét nghiệm: HPV 1, PAP 1, VIA

4.2.1 Tỷ lệ nhiễm HP

Năm 2018, ghi nhận có 49 trường hợp nhiễm HPV chiếm 23% và 164 trường

hợp không nhiễm HPV chiếm 77%. Sau đó những phụ nữ này được thực hiện xét nghiệm HPV lại vào năm 2020, kết quả có 43 trường hợp nhiễm HPV chiếm 20,2%; không nhiễm 79,8% (Biểu đồ 3.1). Theo Nguyễn Vũ Quốc Huy (2018) tỷ lệ nhiễm HPV ở cộng đồng là 0,9 - 12%. Trong khi đó, tỷ lệ này ở bệnh viện là 55,4 - 74,3%

[17]. Theo thống kê mới nhất năm 2019 về tình hình nhiễm HPV tại Việt Nam ghi nhận tỷ lệ nhiễm HPV ở phụ nữ trong dân số dao động từ 2,5 - 10,2% [48]. Nhiễm HPV rất thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Hiện tại, trên thế giới có khoảng 630 triệu người nhiễm HPV, trong đó phụ nữ mắc nhiều hơn nam giới [56]. Theo

Bruni Laia (2010) ghi nhận tỷ lệ nhiễm HPV là 11,7%. Trong đó sự phân bố về tỷ lệ nhiễm khác nhau giữa các châu lục như Châu Phi cận Saharan 24%, Đông Âu 21,4%, Châu Mỹ Latinh và Caribê 16,1%; Đông Nam Á 14% là những khu vực có tỷ lệ nhiễm HPV cao nhất [47]. Có sự khác biệt đáng kể trong các ước tính, không chỉ giữa các khu vực mà còn giữa các quốc gia và giữa các nghiên cứu trong cùng khu vực. Theo báo cáo năm 2019, tỷ lệ nhiễm HPV khác nhau ở các vùng trên thế giới. Tỷ lệ nhiễm HPV chung trên thế giới ở phụ nữ có kết quả PAP bình thường là 3,8%; các nước Châu Phi 3,7%; Châu Mỹ 4,5%; Châu Á 3,4%; Châu Âu 3,8%; Châu Đại Dương 8,3% [49]. Nhìn chung tỷ lệ nhiễm HPV trong cộng đồng của chúng tôi cao hơn nhiều so với các tác giả do chúng tôi nghiên cứu trên 1/3 đối tượng đã được xác định nhiễm HPV và tiến hành theo dõi dọc trong khi các nghiên cứu chủ yếu là cắt ngang trên dân số chung.

4.2.2 Tỷ lệ biến đổi HPV-DNA

Năm 2018 có 24 phụ nữ có kết quả HPV-DNA chuyển từ âm tính sang dương tính chiếm 11,3%; 48 phụ nữ có kết quả HPV-DNA chuyển từ dương tính sang âm tính chiếm 22,5%; 116 phụ nữ vẫn giữ nguyên kết quả âm tính chiếm 54,5%; 25

trường hợp vẫn dương tính chiếm 11,7%. Năm 2020 có 20 phụ nữ có kết quả HPV-

DNA chuyển từ âm tính sang dương tính chiếm 9,4%; 50 phụ nữ có kết quả HPV-

DNA chuyển từ dương tính sang âm tính chiếm 23,5% (Bảng 3.10). Kết quả này cho thấy có sự giảm tỷ lệ biến đổi HPV-DNA theo chiều hướng xấu theo thời gian (11,3% xuống 9,4%) ở nhóm phụ nữ không nhiễm HPV, cũng như có sự tăng tỷ lệ biến đổi

HPV-DNA theo chiều hướng tốt theo thời gian ở nhóm phụ nữ nhiễm HPV (22,5% lên 23,5%). Như vậy có sự thoái triển tự nhiên của HPV theo thời gian. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu củaM. Chantal Umulisa (2018)khoảng 50 - 80% phụ nữ sẽ bị nhiễm HPV trong vòng 2 - 3 năm sau lần quan hệ tình dục đầu tiên, hầu hết

các trường hợp phụ nữ nhiễm HPV là thoáng qua, không triệu chứng và tự thuyên giảm, chỉ một số ít phụ nữ nhiễm HPV phát triển thành UTCTC khi có sự kết hợp của các đồng yếu tố [52].

Kết quả ghi nhận tỷ lệ biến đổi HPV-DNA theo chiều hướng xấu giai đoạn 2013 - 2018 là 17,1%; giai đoạn 2018 - 2020 và 2013 - 2020 lần lượt là 9,8% và14,3%. Tỷ lệ biến đổi HPV-DNA theo chiều hướng tốt giai đoạn 2013 - 2018, 2018 - 2020 và 2013 - 2020 lần lượt là 65,8%; 44,9% và 68,5%. Tỷ lệ không biến đổi HPV-DNA giai đoạn 2013 - 2018; 2018 - 2020 và 2013 - 2020 lần lượt là 66,2%; 82,2% và 67,1% (Bảng 3.7 - 3.9).

Tình trạng nhiễm HPV kéo dài là yếu tố nguy cơ dễ dẫn đến UTCTC và đặc biệt là những trường hợp mới nhiễm HPV. Trong số các phụ nữ nhiễm các loại HPV nguy cơ cao, khoảng 5 - 10% sẽ chuyển thành viêm nhiễm HPV kéo dài và vì vậy làm tăng nguy cơ xuất hiện các tổn thương tiền UTCTC. Nếu không được điều trị, các tổn thương tiền ung thư này sẽ tiến triển thành UTCTC xâm lấn [87]. HPV có thể sẽ tồn tại ở tế bào bị nhiễm trong một khoảng thời gian nhất định, hầu hết ở trạng thái tiềm tàng, nhưng cũng có thể gây ra triệu chứng hoặc bệnh. 70% phụ nữ nhiễm HPV sẽ khỏi sau 1 năm, 90% khỏi sau 2 năm và hầu hết các trường hợp sẽ lành tự nhiên, khoảng 5 - 10% phụ nữ nhiễm HPV mắc bệnh dai dẳng sẽ dễ phát triển thành tiền

UTCTC và ung thư xâm lấn sau đó [55]. Khả năng tiến triển của các tổn thương tiền ung thư phụ thuộc vào tình trạng nhiễm HPV và việc điều trị các tổn thương tiền ung

thư. Theo Rozendaal phụ nữ có kết quả PAP bất thường và nhiễm HPV type nguy cơ

cao sẽ có nguy cơ tiến triển thành CIN III gấp cao 116 lần so với nhóm có kết quả PAP bình thường và có nhiễm HPV type nguy cơ cao [114]. Phù hợp với chúng tôi khi kiểm định Mc. Nemar thì có sự khác biệt về số trường hợp nhiễm HPV theo thời gian với p < 0,05; thời gian càng dài thì tình trạng nhiễm HPV có sự thay đổi rõ rệt về tỷ lệ biến đổi theo chiều hướng xấu và tốt.

Khả năng đào thải virus trong nghiên cứu của chúng tôi tăng theo thời gian: từ 44,9% (2 năm) lên 65,8% (5 năm) và 68,5% (7 năm) nhưng thấp hơn so với các nghiên cứu. Theo Bộ Y tế (2016) trên 90% các tổn thương biến đổi ở CTC do HPV

gây ra sẽ tự thoái triển về bình thường sau một thời gian tương đối ngắn hoặc không tiến triển đến dạng nặng hơn [8]. Tương tự, Nguyễn Vũ Quốc Huy (2019) cho rằng trên 90% trường hợp nhiễm HPV sẽ đào thải virus trong vòng 2 năm, 10% các trường hợp vẫn còn tồn virus sau 3 năm và < 5% trường hợp tiến triển thành tổn thương CIN II+ trong 3 năm [18]. Sự khác biệt này có thể là do có nhiều yếu tố nguy cơ khác tác động vào như tuổi lớn, liệu pháp thay thế hormone, các nhiễm trùng sinh dục kèm theo, tình trạng suy giảm miễn dịch, phụ nữ đã sinh con cũng như tình trạng nhiễm nhiều type HPV và các biến thể của HPV đều liên quan đến sự tồn tại HPV dai dẳng hoặc giảm khả năng đào thải HPV [81], [106]. Mặt khác, trong nghiên cứu của chúng tôi 100% phụ nữ nhiễm các type HPV nguy cơ cao. Có thể các type HPV nguy cơ cao làm giảm khả năng đào thải hơn so với nhóm nguy cơ thấp. Sự đào thải virus nàykhông tạo ra miễn dịch bền vững, nếu có sự tái nhiễm hay người bệnh tiếp xúc với nguồn lây liên tục thì người bệnh vẫn có khả năng nhiễm virus có hoặc không biểu hiện lâm sàng [132]. Sự đào thải HPV tùy thuộc vào type HPV nhiễm và sự kết hợp của nhiễm HIV hay không. Nếu phụ nữ nhiễm các type HPV nguy cơ thấp và không có sự đồng nhiễm HIV thì khả năng đào thải gần như là hoàn toàn, nhưng nếu nhiễm HPV thuộc type nguy cơ cao thì khả năng đào thải khoảng 94%. Những trường hợp có nhiễm HIV kèm với nhiễm HPV type nguy cơ thấp thì khả năng đào thải khoảng 63%; ngược lại nhiễm các type nguy cơ cao thì khả năng đào thải giảm còn 58%. Nhiễm HPV 16 và 18 có tỷ lệ đào thải thấp hơn so với nhiễm HPV nguy cơ thấp [81].

Nghiên cứu của chúng tôi chỉ đánh giá trên các type HPV nguy cơ cao đồng thời ghi nhận HPV 16 chiếm tỷ lệ khá cao 19,1%; HPV 18 (12,8%). Trong khi các nghiên cứu thì đánh giá chung cho cả các type HPV nguy cơ cao và thấp. Đó cũng có thể là nguyên nhân làm cho tỷ lệ đào thải của chúng tôi thấp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự biến đổi HPV DNA và tế bào học cổ tử cung ở phụ nữ 18 – 69 tuổi nhiễm HPV tại thành phố cần thơ (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(168 trang)
w