Một số yếu tố nguy cơ biến đổi HPV-DNA và biến đổi tế bào học cổ tử cung ở phụ nữ thành phố Cần Thơ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự biến đổi HPV DNA và tế bào học cổ tử cung ở phụ nữ 18 – 69 tuổi nhiễm HPV tại thành phố cần thơ (Trang 46 - 48)

- Đối với nhóm phụ nữ không nhiễm HPV: chúng tôi chọn mẫu theo phương pháp bắt cặp được 140 phụ nữ từ danh sách hồi cứu năm 2013:

9) Ung thư tế bào biểu mô tuyến tại chỗ (AIS)

2.2.4.3 Một số yếu tố nguy cơ biến đổi HPV-DNA và biến đổi tế bào học cổ tử cung ở phụ nữ thành phố Cần Thơ

cung ở phụ nữ thành phố Cần Thơ

Trong nghiên cứu, chúng tôi tập trung khảo sát một số yếu tố nguy cơ đến sự biến đổi HPV-DNA theo chiều hướng xấu và biến đổi tế bào học cổ tử cung theo chiều hướng xấu.

Một số yếu tố nguy cơ được khảo sát gồm:

- Nhóm tuổi phụ nữ: phân thành hai nhóm: 18 - 45 tuổi và 46 - 69 tuổi.

- Nghề nghiệp phụ nữ: phân thành hai nhóm:

+ Lao động trí óc: gồm các phụ nữ là công nhân viên.

+ Lao động chân tay gồm các nhóm nghề còn lại: làm ruộng, buôn bán, công nhân,...

- Tuổi quan hệ tình dục lần đầu: phân thành hai nhóm: < 18 và ≥ 18 tuổi.

+ Có: gồm những trường hợp xa chồng vì công việc, ly dị, ly thân, góa.

+ Không: gồm những trường hợp đang sống cùng chồng, sống cùng bạn tình.

- Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục: chia thành hai nhóm: có và không (gồm

những trường hợp không sử dụng, hiếm khi, hoặc thỉnh thoảng mới có sử dụng).

- Hút thuốc lá (chủ động) hoặc tiếp xúc khói thuốc lá (thụ động): phân thành hai nhóm:

+ Có: phụ nữ có hút thuốc lá chủ động hoặc thụ động (sống chung nhà với người có hút thuốc lá) từ 1 đơn vị gói - năm trở lên, ghi nhận thời điểm bắt đầu hút (tính bằng năm) và tần suất hút thuốc lá hoặc tiếp xúc khói thuốc lá (số lần/ ngày hoặc số điếu/ ngày).

+ Không: là phụ nữ không có các tình trạng trên. - Uống rượu: phân thành hai nhóm:

+ Có: phụ nữ có thường xuyên uống rượu (> 300ml/ ngày và > 3 ngày/

tuần). Ghi nhận thời điểm bắt đầu uống đến hiện tại (tính bằng năm) và tần suất uống (số lần/ ngày).

+ Không: phụ nữ không có tình trạng trên.

- Mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục - STDs (trong tiền sử hoặc hiện tại): phân thành hai nhóm:

+ Có: gồm phụ nữ đã mắc các bệnh lậu, giang mai,.. được chẩn đoán bởi bác sĩ chuyên khoa (sản khoa hoặc da liễu).

+ Không: phụ nữ không mắc các bệnh trên

- Tiền sử viêm nhiễm sinh dục: phân thành hai nhóm:

+ Có: gồm những phụ nữ có viêm âm đạo, viêm cổ tử cung hoặc viêm phần phụ, áp xe phần phụ,... đã được chẩn đoán bởi bác sĩ chuyên khoa.

+ Không: phụ nữ không mắc bệnh.

-Tiền sử nạo hút thai hoặc phá thai: phân thành hai nhóm: có (phụ nữ có từ 1 lần nạo, hút, phá thai trở lên) và không (phụ nữ không có tình trạng này).

-Sử dụng thuốc tránh thai đường uống: là trường hợp sử dụng thuốc tránh thai dạng uống liên tục, ngoại trừ thời gian mang thai ở phụ nữ. Phân thành hai nhóm: có (ghi nhận thêm thời gian dùng thuốc ở những phụ nữ này) không (phụ nữ khôngsử dụng thuốc tránh thai dạng uống liên tục).

- Thay đổi kinh nguyệt: có 2 giá trị:

+ Có: gồm những phụ nữ thay đổi từ hành kinh sang tiền mãn kinh, mãn kinh, hoặc từ tiền mãn kinh sang mãn kinh.

+ Không: gồm những phụ nữ đang còn kinh bình thường hoặc đã mãn kinh

7 năm.

- Tiền sử rối loạn kinh nguyệt: phân thành hai nhóm:

+ Có: gồm những phụ nữ có rối loạn kinh nguyệt trong tiền sử, như

rong kinh, rong huyết hoặc ra huyết sau mãn kinh hoặc ra huyết sau giao hợp.

+ Không: phụ nữ không có các tình trạng này.

Các khảo sát bao gồm: nguy cơ giữa biến đổi HPV-DNA với các yếu tố; nguy cơ giữa biến đổi tế bào học CTC với các yếu tố; kiểm định nguy cơ, tính nguy cơ tương đối RR và khoảng tin cậy 95%.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự biến đổi HPV DNA và tế bào học cổ tử cung ở phụ nữ 18 – 69 tuổi nhiễm HPV tại thành phố cần thơ (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(168 trang)
w