Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) QUẢN TRỊ MUA HÀNG tại CÔNG TY cổ PHẦN THƢƠNG mại và dƣợc PHẨM HƢNG VIỆT (Trang 96 - 103)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.5 Một số giải pháp khác

3.2.5.1 Hoàn thiện công tác quản trị nhân sự trong khâu mua hàng

Nhân sự phụ trách công tác mua hàng quá ít so với khối lƣợng công việc đặt ra khiến cho hiệu quả thực tế chƣa cao, chính bản thân ngƣời quản lí cấp trung vẫn phải trực tiếp hỗ trợ công việc, ảnh hƣởng không tốt đến tình hình

chung của doanh nghiệp. Muốn mở rộng và phát triển quy mô theo định hƣớng của ban lãnh đạo, doanh nghiệp cần tuyển dụng thêm nhân sự trong khâu mua hàng. Mục đích để giảm tải khối lƣợng công việc cũng nhƣ tiến hành chuyên môn hóa sâu hơn.

Ở mảng nhập khẩu hàng, nếu có thêm 1 nhân viên mua hàng nữa phụ trách, có thể phân chia công việc nhƣ một ngƣời phụ trách đàm phán, kí hợp đồng, tìm kiếm nhà cung cấp mới và theo dõi công nợ nhập khẩu. Trong khi đó ngƣời còn lại sẽ chỉ tập trung vào mảng giám sát hàng về kho, chi phí logistics, làm việc với forwarder giải quyết các phát sinh.

Đối với nghiệp vụ mua hàng trong nƣớc, để giảm thiểu chi phí lƣơng, nhà quản trị có thể tuyển dụng một nhân viên không yêu cầu kinh nghiệm hoặc thực tập sinh để phụ giúp các công việc nhỏ mà chỉ cần đào tạo qua cũng có thể làm đƣợc nhƣ soạn thảo hợp đồng dựa trên thông tin có sẵn, lên đơn hàng mua trình kí cấp trên, tra cứu thônh tin lịch sử mua hàng rồi tổng hợp lại cho nhân viên mua hàng tham khảo.

Cá nhân trƣởng phòng kinh doanh – là một nhà quản trị cấp trung và trực tiếp quản lí công việc mua hàng tại công ty, cần phải nâng cao năng lực quản trị của mình thay vì trực tiếp tham gia làm các công việc ở khâu mua hàng cùng cấp dƣới. Đây phải là vị trí kiểm soát, đôn đốc, giải quyết các phát sinh phức tạp trong quá trình mua hàng, để rồi đƣa ra các đánh giá, nhận xét hiệu quả làm việc của nhân viên, kịp thời nhắc nhở, hƣớng dẫn và kết nối nhân viên của mình phối hợp làm việc cùng các phòng ban khác. Nhà quản trị mua hàng chỉ xử lí các đầu việc lớn mà không cần đi sâu vào chi tiết, nắm đƣợc tình hình mua hàng để đƣa ra các kế hoạch kinh doanh phù hợp trong tƣơng lai.

3.2.5.2 Hoàn thiện công tác chuẩn bị chứng từ, giấy phép kinh doanh

Theo quy định hiện hành, cứ 5 năm doanh nghiệp dƣợc sẽ phải xin đăng kí Cục Dƣợc cấp lại giấy phép kinh doanh. Do đó nếu giấy phép kinh doanh hàng hóa vẫn còn thời hạn trên dƣới một năm, ban lãnh đạo công ty cần lên kế

hoạch đặt hàng dự trù dôi ra để dự phòng, tránh đứt hàng trong tình huống thủ tục xin cấp lại giấy phép bị chậm.

Mặt khác, các phƣơng án dự phòng về mua mới sản phẩm thay thế cũng nên đƣợc tính đến trong trƣờng hợp xấu nhất là thay đổi sản phẩm kinh doanh. Công ty cần đƣa ra chiến lƣợc cụ thể về sản phẩm thay thế từ mẫu mã, bao bì sao cho gần hoặc tƣơng đồng với sản phẩm cũ để khách hàng nhận diện dễ dàng. Đồng thời chất lƣợng sản phẩm thay thế mới cũng phải đƣợc đảm bảo.

Thƣờng xuyên cập nhật tin tức thị trƣờng, theo dõi các chính sách của Bộ ban ngành liên quan. Kịp thời ứng phó với các thay đổi trong quy định hiện hành về buôn bán thuốc, dƣợc phẩm, tá dƣợc. Đây là ngành kinh doanh có ảnh hƣởng lớn đến sức khỏe công đồng, vì vậy cần phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật đề ra cũng nhƣ tuân thủ nghiêm các quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm.

KẾT LUẬN

Nhìn chung, nền kinh tế thế giới đang ngày càng hội nhập hơn bao giờ hết, điều đó mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội song cũng đi kèm những thử thách cam go. Đối với ngành dƣợc phẩm nói riêng, sự xuất hiện càng nhiều hơn của các doanh nghiệp liên doanh, liên kết cả trong và ngoài nƣớc đòi hỏi sự sáng tạo, tƣ duy đổi mới không ngừng để thích nghi và hòa nhập tốt với sự biến động từng giờ. Công ty CP Thƣơng mại và Dƣợc phẩm Hƣng Việt không nằm ngoài điều đó; công tác quản trị mua hàng giữ một vai trò quan trọng, đóng góp to lớn vào công cuộc phát triển chung của công ty. Trong tƣơng lai không xa sẽ còn vô vàn khó khăn trắc trở, công ty cần sớm hoàn thiện công tác quản trị mua hàng nhằm tối đa hóa lợi ích mang lại, sẵn sàng ứng biến với các biến động xảy ra trên thị trƣờng bất cứ khi nào, từ đó đƣa tên tuổi dƣợc phẩm Hƣng Việt ra trƣờng quốc tế.

Đề tài “Quản trị mua hàng tại Công ty Cổ phần Thƣơng mại và Dƣợc phẩm Hƣng Việt ” bao gồm sự kết hợp từ các luận điểm lý luận và những phân tích dựa trên tình hình mua hàng thực tế tại doanh nghiệp. Cùng với đó các giải pháp đƣợc đƣa ra vừa áp dụng lý thuyết quản trị mua hàng vào thực tiễn ở công ty, hy vọng có thể đóng góp vào quá trình hoàn thiện công tác quản trị mua hàng để Hƣng Việt ngày càng vững mạnh, tạo ra nhiều giá trị cạnh tranh trên thị trƣờng, làm rạng danh thuốc Việt.

Bởi kiến thức và kinh nghiệm thực tế của học viên còn hạn chế nên trong luận văn học viên mới trình bày các lý luận cơ bản một cách tổng quan nhất. Ngoài ra các giải pháp đƣa ra vẫn còn hạn chế, cần đƣợc đóp góp để hoàn thiện hơn trƣớc một thị trƣờng kinh doanh biến động từng giờ từng phút. Do đó học viên rất mong nhận đƣợc sự thông cảm và đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo cùng toàn thể ban lãnh đạo công nhân viên tại Hƣng Việt để đề tài này mang tính thực tế và thuyết phục hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Công ty CP Thƣơng Mại và Dƣợc Phẩm Hƣng Việt, Báo cáo tài chính đã được kiểm toán giai đoạn 2016-2020.

2. Nguyễn Vạn An (2014). Hoàn thiện hoạt động quản trị chuỗi cung ứng ngành hàng nhựa bao bì của Công ty cổ phần sản xuất nhựa Duy Tân,

Luận văn thạc sĩ trƣờng Đại học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh.

3. Nguyễn Ngọc Bích (2008), Doanh Nhân Và Vấn Đề Quản Trị Doanh Nghiệp, Nhà Xuất Bản Trẻ.

4. Nguyễn Tấn Bình (2000). Phân tích hoạt động doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh

5. Nguyễn Văn Công (2005), Lập, đọc, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội.

6. Hoàng Thị Chuyên (2020). Ảnh hưởng của đánh giá trực tuyến đến quyết định mua hàng và các gợi ý đối với các doanh nghiệp, Tạp chí Kinh tế Châu Á Thái Bình Dƣơng Số: 564

7. Đặng Thị Việt Đức và Đinh Xuân Dũng (2020). Quản trị Tài chính Doanh nghiệp, NXB Thông tin và Truyền thông.

8. Nguyễn Minh Kiều (2006), Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

9. Nguyễn Thị Mỵ và công tác viên (2008). Phân tích hoạt động kinh doanh, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.

10. Lê Hồng Nhật (2018). Lý thuyết trò chơi và ứng dụng trong quản trị kinh doanh, NXB Thanh Niên.

11. Phan Quang Niệm (2002), Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Thống Kê, Hà Nội.

12. Nguyễn Năng Phúc (2007), Kế toán quản trị doanh nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội.

13. Đặng Thị Kim Thoa (2017), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự sẵn sàng mua hàng may mặc nội địa của người tiêu dùng Việt Nam ở các thành phố lớn, Luận văn tiến sĩ trƣờng Đại học Kinh Tế Quốc Dân.

14. Hà Thị Xuân Thu (2014), Công tác quản trị mua hàng tại Công ty Cổ phần Xây dựng, cơ khí, Thương mại và dịch vụ Lâm Phát Huy”, Luận văn thạc sĩ trƣờng Cao đẳng Thƣơng Mại.

15.Trịnh Đức Tuấn (2004), Bài giảng thống kế doanh nghiệp, Đại Học Nông Lâm, TP Hồ Chí Minh.

PHỤ LỤC 01

Công ty CP TM và DP Hƣng Việt BM-QĐ-01-01

THẺ KHO

Tên hàng: Silymax 70mg Hạn dùng : 05/07/2022 Nhà cung cấp : Yunnan Baiyao Đơn vị tính: Hộp

Số lô: 20210301 Quy cách : 100 hộp/kệ

Ngƣời theo dõi : Hoàng Đại Dƣơng Ngƣời kiểm soát: Đinh Quang Hòa

Ngày

nhập/ xuất Số CT Diễn giải

SL Nhập SL Xuất SL Tồn Ghi chú 28/05/2020 NK2105 Nhập kho 500 700

PHỤ LỤC 02

Công ty CP TM và DP Hƣng Việt Số : NK2105

PHIẾU NHẬP KHO

Ngày 28 tháng 05 năm 2020

Nhà cung cấp : Yunnan Baiyao Group CO.LTD

Địa chỉ : No3686 Yunan Baiyao Rd, Chenggong Dist, Yunnan, China Nội dung : Nhập MH Cty Yunnan theo HĐ số GTGM21412006 ngày 18/01/2020- Silymax 70mg – VAT05, NK0%, TKHQ 10404090643 STT Tên hàng Kho ĐVT Mã lô Số lƣợng Đơn giá Thành tiền 1 Silymax 70mg Thanh Trì Hộp 20210301 500 225,000 112,500,000 Cộng tiền hàng 112,500,000 Thuế nhập khẩu 0 Thuế GTGT 5,625,000 Tổng tiền 118,125,000

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) QUẢN TRỊ MUA HÀNG tại CÔNG TY cổ PHẦN THƢƠNG mại và dƣợc PHẨM HƢNG VIỆT (Trang 96 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)