Tình hình mua hàng của công ty theo các nhóm hàng chủ yếu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) QUẢN TRỊ MUA HÀNG tại CÔNG TY cổ PHẦN THƢƠNG mại và dƣợc PHẨM HƢNG VIỆT (Trang 47 - 50)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.1 Tình hình mua hàng của công ty theo các nhóm hàng chủ yếu

BẢNG 2.2 KẾT QUẢ MUA HÀNG THEO CÁC NHÓM HÀNG CHỦ YẾU

Đơn vị : 1000đ Chỉ tiêu 2018 2019 2020 2019/2018 2020/2019 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tỷ lệ (%) Nhóm Kháng Sinh 13,996,470 34.7 21,093,869 38.6 23,229,752 39.8 7,097,399 3.9 50.71 2,135,884 1.2 10.13 Nhóm Tiêu Hóa 7,744,444 19.2 10,984,113 20.1 13,190,764 22.6 3,239,669 0.9 41.83 2,206,651 2.5 20.09 Nhóm Thần Kinh 10,688,947 26.5 12,732,827 23.3 11,906,707 20.4 2,043,881 -3.2 19.12 (826,120) -2.9 -6.49 Nhóm Trẻ Em 4,557,928 11.3 5,191,496 9.5 4,377,466 7.5 633,568 -1.8 13.90 (814,030) -2 -15.68 Nhóm Nguyên liệu 3,347,859 8.3 4,645,023 8.5 5,661,523 9.7 1,297,164 0.2 38.75 1,016,500 1.2 21.88 Tổng 40,335,648 100 54,647,328 100 58,366,212 100 14,311,680 0 35.48 3,718,884 0 6.81 (Nguồn: Phòng TC-KT)

Với tƣ cách là một công ty thƣơng mại hoạt động trong ngành kinh doanh dƣợc phẩm ở Việt Nam, các mặt hàng thuốc của Hƣng Việt phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của ngƣời dân trên chính địa bàn hoạt động kinh doanh của mình. Căn cứ vào số liệu trong Bảng 2.2. Kết quả mua hàng theo các nhóm hàng chủ yếu, nhà quản trị sẽ có cái nhìn khách quan về tỷ trọng hàng bán; từ đó vạch ra chiến lƣợc kinh doanh hiệu quả dựa trên các hàng hóa có triển vọng.

Nhìn vào tƣơng quan ta thấy tổng giá trị hàng hóa mua vào của doanh nghiệp tăng dần theo từng năm, từ mức 40,335 triệu đồng trong năm 2018 đã nhảy vọt lên 58,366 triệu đồng trong năm 2020, mức tăng là hơn 18,000 triệu đồng. Đi sâu vào chi tiết hơn từng nhóm mặt hàng, ta thấy tỷ trọng và giá trị của nhóm hàng Kháng sinh và Tiêu hóa tăng liên tục theo các năm. Còn các nhóm hàng Thần kinh hay Trẻ em mức tăng giảm không đƣợc đều. Lí do bởi đây chƣa phải nhóm hàng thế mạnh của công ty.

Nhóm hàng Kháng sinh qua ba năm doanh số bán đều tăng và luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng 5 nhóm hàng của công ty. Năm 2019 tỷ trọng tăng 3.9% tƣơng ứng với tỷ lệ 50.71%. Sang năm 2020 tỷ trọng và tỷ lệ tăng lên đều thấp hơn so với năm 2019, tƣơng ứng 1.2% và 10.13%. Mặc dù mức tăng giảm đi song tỷ trọng nhóm hàng này vẫn chiếm gần 40% tổng sản lƣợng mua vào. Đây là nhóm hàng chiến lƣợc đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Nhìn chung khi mà cuộc sống của ngƣời dân đƣợc cải thiện thì lại phát sinh thêm nhiều các bệnh lí cần sử dụng kháng sinh, nhu cầu của ngƣời tiêu dùng với mặt hàng thuốc kháng sinh cũng từ đó mà tăng lên.

Các sản phẩm trong nhóm Tiêu hóa chiếm vị trí thứ hai trong tổng giá trị hàng mua vào. Đây chủ yếu là các mặt hàng thực phẩm chức năng, dễ mua dễ sử dụng, thân thiện với đại đa số ngƣời tiêu dùng ở các lứa tuổi khác nhau. Trong năm 2018, trị giá hàng mua vào của nhóm Tiêu hóa chỉ là 7,744 triệu

đồng; nhƣng đã tăng liền hai năm liên tiếp với tỷ lệ lớn, lần lƣợt là 41.83% trong năm 2019 và 20.09% trong năm 2020. Chính nhờ đặc tính dễ dùng, thân thiện với ngƣời sử dụng và việc buôn bán gặp ít khó khăn hơn mặt hàng có điều kiện ở nhóm kháng sinh hay thần kinh nên trong năm 2020, nhóm Tiêu hóa đã chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 là 22.6% trên tổng trị giá hàng mua vào. Ban giám đốc công ty nhìn thấy tiềm năng phát triển nên đã đầu tƣ thời gian nghiên cứu và tung ra thị trƣờng nhiều sản phẩm chất lƣợng cao, đạt nhiều giải thƣởng trong nƣớc nhƣ Hà Thủ Ô, Nacu Best, Tristop,...

Nhóm hàng Thần kinh chứng kiến sự tụt giảm trong tỷ trọng mua hàng của công ty. Từ năm 2018-2020, tỷ trọng nhóm này giảm từ 26.5% xuống còn 20.4%. Mặc dù trong năm 2019, trị giá hàng mua nhóm Thần kinh có tăng 2,043 triệu đồng so với 2018 tƣơng ứng tỷ lệ 19.12% nhƣng đến năm 2020 ngay lập tức tụt xuống còn 11,906 triệu đồng, tỷ lệ giảm 6.49%. Lí do là bởi sự ràng buộc trong các điều kiện kinh doanh của nhóm hàng này. Các sở ban ngành liên quan kiểm soát rất chặt khâu đầu vào cũng nhƣ đầu ra của nhóm hàng Thần kinh nên mặc dù nhu cầu của thị trƣờng là lớn song việc kinh doanh cũng bị ảnh hƣởng. Chƣa kể công ty gặp phải sự cạnh tranh rất lớn từ các đối thủ trên thị trƣờng,. Để cạnh tranh với những doanh nghiệp lớn đã có tên tuổi và thƣơng hiệu trên thị trƣờng nhƣ Traphaco, Dƣợc Hà Tây,... là vô cùng khó khăn.

Tƣơng tự nhƣ nhóm Tiêu hóa, các sản phẩm dành riêng cho trẻ em cũng là một thị trƣờng đầy tiềm năng khi mà đời sống ngƣời dân tăng cao, nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho con trẻ ngày một đắt đỏ. Nắm bắt đƣợc nhu cầu này, ban lãnh đạo công ty cũng cho nghiên cứu và tung ra thị trƣờng các sản phẩm mới cho trẻ em nhƣ Baby Drop tăng canxi cho trẻ, Siro BEGROW giúp trẻ ăn ngon và cao lớn mỗi ngày, hay sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe cho bé Bio Sacacilus lọt Top 100 sản phẩm tốt nhất cho trẻ em năm 2018,... Tuy

nhiên sản lƣợng hàng bán ra vẫn chƣa đƣợc nhƣ kì vọng nên dù giá trị mua vào năm 2019 tăng 633 triệu đồng tƣơng ứng tỷ lệ tăng 13.9% so với năm 2018 thì đến cuối năm 2020, con số này giảm 814 triệu tƣơng ứng tỷ lệ giảm 15.68%. Nguyên nhân vẫn là bởi sự cạnh tranh đến từ các đối thủ cũ và mới trên thị trƣờng. Không chỉ các doanh nghiệp trong ngành dƣợc phẩm trong nƣớc sản xuất và tiêu thụ, nhóm hàng cho trẻ em nhập khẩu từ các quốc gia phát triển còn đƣợc ƣa chuộng hơn. Chính vì thế thị phần của công ty trên thị trƣờng bị ảnh hƣởng rất nhiều.

Một giải pháp đƣợc công ty đƣa ra nhằm tăng giá trị cho sản phẩm Hƣng Việt để vừa cạnh tranh, vừa đảm bảo chất lƣợng sản phẩm đó là nhập khẩu các nguyên liệu chính làm thuốc rồi thuê gia công sản xuất và bán thành phẩm. Đây là lí do chính khiến cho trị giá nhập mua nhóm Nguyên liệu tăng trƣởng trong 3 năm liên tiếp. Mặc dù hầu nhƣ chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong các nhóm hàng, song tỷ lệ tăng trƣởng của nhóm hàng này tƣơng đối cao, tăng 38.75% trong năm 2019 tƣơng ứng 1,297 triệu đồng và tăng 21.88% tƣơng ứng 1,016 triệu đồng ở năm 2020. Các nguyên liệu chính đƣợc nhập khẩu chủ yếu nhƣ Silymarin, Nano Curcumin,...

Qua phân tích tình hình mua hàng theo các nhóm hàng chủ yếu của công ty cổ phần thƣơng mại và dƣợc phẩm Hƣng Việt, ta thấy có sự phân chia về lƣợng hàng nhập mua chứ không dàn trải ở tất cả các nhóm hàng. Điều này cho thấy công ty đang tập trung hóa phát triển các sản phẩm thế mạnh của mình, tránh đầu tƣ dàn trải. Có nhóm hàng tăng trƣởng đều song cũng có nhóm hàng do ảnh hƣởng bởi các yếu tố khác nhau bị biến động theo thời gian và có xu hƣớng giảm.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) QUẢN TRỊ MUA HÀNG tại CÔNG TY cổ PHẦN THƢƠNG mại và dƣợc PHẨM HƢNG VIỆT (Trang 47 - 50)